Thị Histogram của phần dư đã chuẩn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 95 - 137)

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục số 4.20

Với độ lệch chuẩn Std. Dev = 0,987. Điều này có nghĩa là giả thuyết phân phối chuẩn của phần dư không bị vi phạm.

4.6 Bàn luận kết quả nghiên cứu

Từ kết quả nghiên cứu trên, sau đây là một số bàn luận về kết quả nghiên cứu:

Nhận xét tổng quan:

So với nghiên cứu của Choi và Muler và Nguyễn Thị Thu Hiền thì kết quả nghiên cứu của tác giả có cùng 5 nhân tố tác động và một nhân tố tác giả khám phá thêm cũng có tác động. Điều này cho thấy mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận.

Nhận xét chi tiết:

+ Đối với nhân tố môi trường pháp lý: Ảnh hưởng mạnh nhất với Beta = 0,378, còn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hiền thì môi trường pháp lý ảnh hưởng thấp nhất với hệ số Beta = 0,114 đối với cải cách kế toán khu vực công, điều này chứng tỏ tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại TP.HCM các chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên

BCTC.

+ Đối với nhân tố môi trường chính trị: Ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.249 cùng với Nguyễn Thị Thu Hiền nhân môi trường chính trị ảnh hưởng thứ hai cho thấy môi trường chính trị tác động mạnh đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM.

+ Đối với nhân tố môi trường kinh tế: Ảnh hưởng thứ ba với hệ số Beta = 0.221, cùng với Nguyễn Thị Thu Hiền nhân môi trường kinh tế ảnh hưởng thứ hai chứng tỏ môi trường kinh tế tác động mạnh đến chất lượng TTKT, cần cường đầu tư và phát triển quy mô cơ sở vật chất, mở rộng các cơ sở đào tạo, liên kết…của các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM, nâng cao thu nhập và mức sống cho cán bộ, giảng viên tại các đơn vị này.

+ Đối với nhân tố môi trường kiểm soát: Điểm mới của đề tài, nhân tố khám phá có ảnh hưởng mạnh thứ tư với hệ số Beta = 0.151, chứng tỏ hệ thống kiếm soát nội bộ tác động mạnh đến chất lượng TTKT cũng như sự giám sát kiểm soát của cơ quan cấp trên.

+ Đối với nhân tố môi trường giáo dục: Ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0,149, điều này chứng tỏ trình độ của các chuyên gia, chuyên viên kế toán tại các các Trường Đại học tự chủ tài chính tại TP.HCM sẽ tác động đến việc nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị này.

+ Đối với nhân tố môi trường văn hóa: Ảnh hưởng thứ sáu với hệ số Beta = 0.106, điều này chứng tỏ chủ nghĩa cá nhân và sự tham nhũng của những người quản lý, sự điều hành, sử dụng tài chính công sẽ làm giảm chất lượng TTKT. Do đó cần có các biện pháp hạn chế lợi ích nhóm tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM, cần thiết lập các hệ thống kiểm soát để nâng cao chất lượng TTKT tại tại các đơn vị này.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Chương 4, tác giả trình bày kết quả kiểm định các thang đo thành phần các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt được độ tin cậy qua kiểm định Cronbach Alpha và EFA. Kết quả chạy hồi quy cho thấy 6 nhân tố đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Điều này chứng tỏ mô hình lý thuyết đề ra là phù hợp với thực tế hiện nay cũng như các giả thuyết trong mô hình lý thuyết đều được chấp nhận. Chương cuối cùng sẽ tóm tắt toàn bộ nghiên cứu, những hàm ý cũng như những hạn chế của nghiên cứu này và đề nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Từ kết quả nghiên cứu được trình bày ở chương 4, chương 5 sẽ trình bày các kết luận về tác động của các nhân tố đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Từ đó, tác giả đề xuất một số ý kiến để nâng cao chất lượng TTKT của các trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, cuối cùng là các hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.

5.1. Kết luận.

Qua việc nghiên cứu các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tác giả xác định việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM là cần thiết cho các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM. Để thực hiện việc nghiên cứu tác giả đã xác định khung lý thuyết bao gồm hệ thống các văn bản pháp lý về quản lý tài chính công, chế độ kế toán khu vực công, IPSASs, các quan điểm về chất lượng TTKT, các quan điểm về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT từ các đề tài nghiên cứu khác. Tác giả đã sử dụng các phương pháp tiếp cận hệ thống, tư duy, phân tích tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia, thống kê mô tả, thống kê phân tích (sử dụng mô hình EFA) để nghiên cứu luận văn.

Công cụ hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích EFA được dùng để kiểm định thang đo trong nghiên cứu định lượng chính thức với cỡ mẫu n= 225, tác giả đã xây dựng được 33 biến quan sát cho 7 thang đo. Các thang đo này được đưa vào khảo sát trong nghiên cứu định lượng chính thức.

Kết quả có tất cả 28 biến quan sát được gom vào 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, đó là:

(1) Môi trường pháp lý, (2) Môi trường chính trị, (3) Môi trường văn hoá, (4) Môi trường kinh tế, (5) Môi trường giáo dục,

(6) Môi trường kiểm soát.

Bảng 5.1 – Tổng hợp kết quả nghiên cứu

STT Ký hiệu Tên nhân tố Chỉ số

Beta Hướng tác động

1 MTPL Môi trường pháp lý 0,378 Tác động mạnh 1 2 MTCT Môi trường chính trị 0,249 Tác động mạnh thứ 2 3 MTKT Môi trường kinh tế 0,221 Tác động mạnh thứ 3 4 MTGD Môi trường giáo dục 0,149 Tác động mạnh thứ 5 5 MTVH Môi trường văn hóa 0,106 Tác động mạnh thứ 6 6 MTKS Môi trường kiểm soát 0,151 Tác động mạnh thứ 4 Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 nhân tố mà tác giả đã đề xuất gồm: Môi trường pháp lý, Môi trường chính trị, Môi trường văn hoá, Môi trường kinh tế và Môi trường giáo dục, Môi trường kiểm soát đều ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM.

Với phương trình hồi quy:

CLTTKT = -2,711 + 0,378 * MTPL + 0,249* MTCT + 0.221 * MTKT + 0,149 * MTGD + 0.106 * MTVH + 0,151 * MTKS

Kết quả nghiên cứu của luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM ” đã xây dựng được mô hình đánh giá chất lượng TTKT cũng như các nhân tố ảnh chất lượng thông tin kế toán của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM, từ đó giúp các đơn vị này nhìn nhận được tầm quan trọng của chất lượng TTKT trình bày trên BCTC, thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT và từ đó sẽ có những biện pháp ngăn ngừa, hướng tác động tích cực vào các nhân tố này nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại đơn vị.

Vị trí quan trọng của các nhân tố

Bảng 5.1 – Bảng vị trí quan trọng kết quả nghiên cứu

Tên nhân tố Số tuyệt đối

(β) Số tương đối (%) Vị trí

Môi trường pháp lý 0,378 30,1% 1

Môi trường chính trị 0,249 19,9% 2

Môi trường kinh tế 0,221 17,6% 3

Môi trường kiểm soát 0,151 12,04% 4

Môi trường giáo dục 0,149 11,9% 5

Môi trường văn hóa 0,106 8,5% 6

Tổng 100%

Tuy nhiên, để chất lượng TTKT tại các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM nói riêng cung cấp thông tin hữu ích thì cần lập hội đồng biên soạn chế độ kế toán cho các đơn vị tự chủ độc lập hơn với cơ quan sử dụng nguồn lực công, cải cách Luật Ngân sách Nhà nước, …tăng cường giám sát của Quốc hội về chế độ kế toán khu vực công, nâng cao trình độ chuyên gia, chuyên viên kế toán tại các đơn vị sự nghiệp, tăng cường vai trò công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, kiểm toán độc lập, kiểm toán Nhà nước.

5.2. Kiến nghị nâng cao chất lượng TTKT.

Các giải pháp được xây dựng dựa trên việc nghiên cứu xác định các nhân tố tác động đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM. Tác giả chỉ nghiên cứu đề xuất các giải pháp liên quan đến các nhân tố được xác định có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực TP.HCM nhằm nâng cao chất lượng TTKT tại các đơn vị này.

5.2.1. Hoàn thiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường

cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đặc biệt tự chủ tài chính. Xây dựng bộ quy chế ứng xử, phối hợp công việc giữa các tổ chức trong trường (Hội đồng trường, Ban Giám Hiệu, Các tổ chức chính trị - xã hội…).

- Thực hiện cơ chế tự chủ là tất yếu của giáo dục đại học Việt Nam, tuy nhiên để thực hiện cần có một lộ trình, một sự chuẩn bị kỹ về pháp lý và sự quyết tâm cao của các ban ngành, đặt biệt cán bộ lãnh đạo tại các trường.

5.2.2. Hoàn thiện nhân tố môi trường pháp lý:

Kết quả khảo sát cũng cho thấy môi trường pháp lý có tác động mạnh nhất đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học Tự chủ Tài chính tại khu vực Tp.HCM (Beta= 0,378 ). Như vậy cần phải hoàn thiện môi trường pháp lý để nâng cao chất lượng thông tin kế toán, muốn vậy cần:

Hoàn thiện luật ngân sách và các văn bản pháp luật liên quan:

- Nhân tố quyết định đến việc có thể cải cách chế độ kế toán lĩnh vực công để kế toán khu vực công nói chung và đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính nói riêng có thể tạo ra báo cáo tài chính cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp với các quy định, yêu cầu của tổ chức quốc tế là việc cải cách về chính sách quản lý ngân sách và tài chính. Như vậy, cần có những đánh giá theo hướng cải cách để đưa ra và thực hiện những nội dung cần sửa đổi theo hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước và các quy định cụ thể về quản lý tài chính. Đây là công việc cần có sự nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước trong cải cách tài chính công và là việc phải làm đầu tiên trong việc cải cách chế độ kế toán lĩnh vực công.

- Cần sửa đổi hệ thống pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản có liên quan theo hướng tăng cường tính tự chủ linh hoạt về sử dụng vốn cho các đơn vị công, tăng cường kiểm soát chặt chẽ của chính quyền trung ương. Cần rà soát, bổ sung và điều chỉnh các văn bản pháp quy từ Nhà nước đến cơ sở sao cho quyền tự chủ - tự do học thuật và trách nhiệm giải trình được quy định rõ ràng tỷ mỷ để các quyền này nhanh chóng được triển khai và phát huy hiệu quả.

- Chuẩn mực, chế độ, chính sách kế toán khu vực công sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng thông tin trên BCTC tại Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM do đó Bộ tài chính cần ban hành chuẩn mực kế toán công và sửa đổi chế

độ, chính sách cho phù hợp chuẩn mực kế toán quốc tế trong xu hướng vừa qua chế độ kế toán doanh nghiệp đã có sửa đổi bằng thông tư 200 thay thế quyết định số 15 thì chế độ kế toán hành chính sự nghiệp cũng nên nhanh chóng thay đổi kịp thời trong xu thế hội nhập. Việc áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế được xem là xu hướng tất yếu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Điều này sẽ mang lại sự minh bạch hơn trong chế độ kế toán công thông qua quá trình ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế theo đúng bản chất phát sinh hơn là thông qua hình thức giao dịch vì nó được ghi nhận theo cơ sở dồn tích, qua đó có thể lập được toàn bộ báo cáo tài chính như các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân hiện nay.

- Chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM phụ thuộc vào cơ quan ban hành các chế độ, chính sách, quy định trong lĩnh vực kế toán khu vực công đặc biệt là đối với các đơn vị được tự chủ tài chính. Do đó các cơ quan ban hành nên thường xuyên triển khai hỗ trợ hướng dẫn và đôn đốc kiểm tra giúp đỡ các đơn vị Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM nhằm tăng cường chất lượng TTKT.

- Chuẩn mực, chế độ kế toán xác định mục tiêu BCTC càng rõ ràng thì thông tin cung cấp trên BCTC càng hữu ích. Mục tiêu BCTC phục vụ cho đối tượng nào là chủ yếu? Từ đó có thể xem xét ban hành trong thời gian tới các văn bản về việc thiết lập thông tin giữa các cấp đơn vị dự toán và việc công bố thông tin cho phù hợp hơn.

5.2.3. Hoàn thiện nhân tố môi trường chính trị:

- Chất lượng thông tin trên kế toán khu vực công nói chung và tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM nói riêng không chỉ phụ thuộc vào môi trường pháp lý mà còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường chính trị. Với Beta = 0,249 cho thấy môi trường chính trị tác động mạnh đến chất lượng TTKT tại các các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM.

- Tính tự chủ cao sẽ tạo ra áp lực giải trình về tình hình sử dụng, quản lý các nguồn lực tài chính và áp lực sử dụng thông tin BCTC để ra quyết định sẽ làm tăng tính hữu ích của TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP. HCM. Cần ban hành các quy định đánh giá trách nhiệm gắn liền với việc công bố thông tin về

tình hình sử dụng nguồn lực tài chính thông qua báo cáo tài chính công khai nhằm tăng tính dân chủ và tăng chất lượng thông tin kế toán.

- Khuynh hướng giám sát tình hình quản lý, sử dụng tài chính của các cơ quan giám sát càng chặt chẽ, quyết liệt thì chất lượng TTKT càng cao do đó các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác giám sát tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM để càng minh bạch thông tin kế toán nhằm tăng cường chất lượng thông tin kế toán.

- Các cơ quan chức năng cấp TW cần ban hành các văn bản bắt buộc kiểm toán độc lập báo cáo tài chính để tạo áp lực mạnh mẽ từ các cơ quan giám sát tài chính về việc bắt buộc các đơn vị tự chủ tài chính phải cung cấp thông tin BCTC đã được kiểm toán độc lập sẽ giúp nâng cao chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại TP.HCM.

- Chất lượng TTKT phụ thuộc vào quyền lực của đối tượng sử dụng thông tin. Quyền lực của công chúng càng cao thì TTKT càng trung thực, hữu ích. Do đó càng nâng cao trách nhiệm công bố thông tin kế toán thông qua BCTC để các đối tượng dễ dàng truy cập sử dụng nhằm nâng cao chất lượng thông tin kế toán.

- Tăng cường sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên đối với các đơn vị Tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán của các trường đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP HCM​ (Trang 95 - 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)