6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
2.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Tác giả sẽ sử dụng mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.
Trong nội dung của luận văn, mục tiêu của tác giả là xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại các các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM. Kết hợp các nhân tố của Choi và Mueller, của Nguyễn Thị Thu Hiền và kết quả khảo sát của chuyên gia, tác giả sẽ tổng hợp nhiều nhân tố liên quan đến chất lượng TTKT tại các đơn vị thuộc khu vực công và phân loại các nhân tố đó vào các nhóm nhân tố khác nhau và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến chất lượng TTKT trên BCTC tại các các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM. Qua việc đối chiếu những lợi ích của mô hình EFA và mục tiêu kiểm định tác giả xác định mô hình EFA là phù hợp nhất cho việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM, nên tác giả đã lựa chọn mô hình EFA để thực hiện kiểm định.
Tác giả lựa chọn 6 nhóm nhân tố tác động đến chất lượng TTKT tại các các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM gồm: Môi trường pháp lý, môi trường chính trị, môi trường kinh tế, môi trường văn hoá, môi trường giáo dục và môi trường kiểm soát. Từ các nhân tố trên, tác giả xây dựng phương trình hàm hồi quy như sau:
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất
Trong đó:
-CLTTKT :Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP. HCM
-MTPL:Môi trường pháp lý -MTCT:Môi trường chính trị -MTKT:Môi trường kinh tế -MTGD:Môi trường giáo dục -MTKS: Môi trường văn hoá - ε: Sai số
-β0: Hệ số của mô hình
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT của các Trường Đại học tự chủ Tài chính tại khu vực TP. HCM .
CLTTKT = β0 + β1MTPL + β2 MTCT + β3 MTKT + β4 MTGD + β5 MTVH+β6 MTKS+ε
Môi trường kinh tế
Chất lượng Thông tin
kế toán
Môi trường chính trị
Môi trường kiểm Môi trường văn hóa
Môi trường giáo dục Môi trường pháp lý
Ký hiệu nhân tố Mã hóa Tên Các tiêu thức Nguồn CLTTKT Chất lượng thông tin kế toán
CLTTKT1 Cung cấp thông tin cho người ra quyết định. Choi và Mueller
CLTTKT2 Đảm bảo tính minh bạch và sự tin cậy trong BCTC. Choi và Mueller
CLTTKT3 Chính sách kế toán hiện tại của đơn vị. Choi và Mueller
CLTTKT4 Cung cấp thông tin rõ ràng, dễ hiểu có thể so sánh
được Nguyễn Thị Thu Hiền
CLTTKT5 Chất lượng quyết định của nhà quản lý. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTPL
Môi trường pháp lý
MTPL1 Luật ngân sách và các chính sách quản lý tài chính. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTPL2 Chuẩn mực, chế độ kế toán của Nhà nước. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTPL3 Cơ quan ban hành chuẩn mực, chế độ kế toán công. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTPL4 Nhu cầu và mục tiêu lập báo cáo tài chính của đơn vị. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTCT
Môi trường
chính trị
MTCT1 Sự dân chủ. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTCT2 Giám sát của các đơn vị và cơ quan Nhà nước. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTCT3 Áp lực giải trình, cung cấp thông tin cho cơ quan cấp
trên Nguyễn Thị Thu Hiền
MTCT4 Sự thay đổi người quản lý của đơn vị . Xu & ctg
MTCT5 Sự hỗ trợ của cơ quan cấp trên Komala
MTKT
Môi trường kinh tế
MTKT1 Quy mô hoạt động của đơn vị. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKT2 Sự cạnh tranh giữ các đơn vị sự nghiệp. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKT3 Cấu trúc tài chính trong đơn vị. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKT4 Chính sách đãi ngộ của đơn vị đối với nhân viên. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKT5 Thu nhập, mức sống của CBNV. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTGD
Môi trường
giáo dục
MTGD1 Trình độ của nhân viên kế toán. Nguyễn Thị Thu Hiền,
MTGD2 Tiếp cận sự phát triển của kế toán trên thế giới Nguyễn Thị Thu Hiền
MTGD3 Tăng cường sử dụng đổi mới chất lượng công nghệ
MTGD4 Chính sách tuyên truyền. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTGD5 Chính sách tuyển dụng và đào tạo nhân viên. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTVH
Môi trường văn hóa
MTVH1 Chủ nghĩa cá nhân và tham nhũng. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTVH2 Sự cạnh tranh giữa các tổ chức trong đơn vị Nguyễn Thị Thu Hiền
MTVH3 Quan điểm của người quản lý Nguyễn Thị Thu Hiền
MTVH4 Đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc, quan điểm
thực hiện các quy định của Nhà nước Nguyễn Thị Thu Hiền,
MTKS
Môi trường
kiểm soát
MTKS1 Hệ thống kiểm soát nội bộ. Nguyễn Thị Thu Hiền,
MTKS2 Phân công quyền hạn và trách nhiệm. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKS3 Quy chế chi tiêu nội bộ. Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKS4 Sự kiểm soát chéo nhau của các đơn vị Nguyễn Thị Thu Hiền
MTKS5 Cơ chế hoạt động tài chính Nguyễn Thị Thu Hiền
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Thiết kế nghiên cứu.
3.1.1. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu này bao gồm 02 bước chính là (1) nghiên cứu sơ bộ (dùng phương pháp định tính) và (2) nghiên cứu chính thức (dùng phương pháp định lượng).
- Phương pháp nghiên cứu định tính:
+ Phương pháp tiếp cận hệ thống: Tiếp cận thực tế, tìm hiểu về công tác kế toán, quy trình lập, trình bày và công bố TTKT, tiếp cận hệ thống văn bản pháp lý về quản lý tài chính công, chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như nội dung, kết quả của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm đưa ra những cơ sở lý thuyết phù hợp với đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp tư duy: Tất cả các nhận định, đánh giá, phán đoán, phân tích, so sánh, kết luận, giải quyết vấn đề … trong nội dung luận văn đều dựa trên sự tư duy sâu sắc, suy nghĩ thấu đáo, cân nhắc vấn đề trên nhiều góc độ khác nhau của tác giả.
+ Phương pháp tổng hợp: Tất cả các vấn đề nghiên cứu ban đầu đều rất rời rạc trong tư duy tác giả, tác giả sử dụng phương pháp tổng hợp để kết nối, liên kết các kiến thức chuyên môn về thông tin kế toán, chất lượng TTKT, kế toán khu vực công áp dụng cho các đơn vị HCSN; về thống kê mô tả, thống kê phân tích và tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát để tìm ra các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các đơn vị nghiên cứu.
+ Phương pháp phân tích: Phân tích các văn bản pháp lý về Luật ngân sách, chế độ kế toán khu vực công, các quan điểm của các Hội đồng khác nhau về chất lượng TTKT, các công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc liên quan ít nhiều đến đề tài đang nghiên cứu, phân tích để đánh giá thực trạng công bố thông tin, phân tích số liệu thống kê, phân tích kết quả thống kê trên phần mềm SPSS để đưa ra những nhận xét, kết luận về vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp so sánh: Nghiên cứu các nội dung lý thuyết có liên quan, các công trình nghiên cứu có liên quan; nghiên cứu quy trình, các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng TTKT, mức độ công bố thông tin của các tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM. Từ cơ sở đó, tác giả tiến hành so sánh và rút ra được những nhân tố phù hợp nhất ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.
+ Điều tra khảo sát, lấy ý kiến chuyên gia: Việc điều tra, khảo sát và lấy ý kiến chuyên gia được thực hiện qua việc làm phiếu khảo sát để tìm hiểu, tổng hợp, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.
+ Thống kê mô tả: Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát rộng rãi cho tất cả các đối tượng đang làm việc, nghiên cứu liên quan đến kế toán khu vực công, đặc biệt là khu vực công có liên quan đến chất lượng TTKT, các vấn đề về tự chủ tài chính của các đơn vị nghiên cứu. Sau đó tiến hành thống kê kết quả khảo sát để xác định các nhân tố cũng như mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để phân tích, xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM. Cụ thể tác giả đã dùng phương pháp thống kê phân tích để kiểm định, chứng minh hoặc loại bỏ các giả thuyết nghiên cứu nhằm làm cơ sở đi đến những kết luận nhất định về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM.
3.1.2. Quy trình nghiên cứu. Bước 1: Xây dựng thang đo Bước 1: Xây dựng thang đo
Thang đo nháp được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, cùng với các đo lường của chúng đã được kiểm định trong các nghiên cứu trước đây.
Bước 2: Nghiên cứu định tính
Do sự khác biệt về loại hình doanh nghiệp, môi trường kinh tế, văn hoá thực tế tại từng nhóm đối tượng nghiên cứu, các thang đo sẽ được điều chỉnh và bổ sung qua một nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm. Thông qua kết quả nghiên cứu định tính này, thang đo nháp sẽ được điều chỉnh và sau đó sẽ được
dùng cho nghiên cứu định lượng.
Bước 3: Nghiên cứu định lượng
Thang đo chính thức sau khi đã hiệu chỉnh thang đo nháp sẽ dùng cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu này sẽ kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và giả thuyết. Các thang đo này được kiểm định trở lại bằng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach Alpha và phân tích yếu tố khám phá EFA. Tiếp theo, sau khi kiểm định thang đo, các biến quan sát còn lại sẽ sử dụng để kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng phương pháp phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính bội, cụ thể:
- Kiểm định thang đo: Tác giả dùng hệ số Cronbach Alpha để kiểm tra giá trị của các thang đo, theo Nunnally & Bernstein (1994)
Cronbach’s Alpha ≥ 0.60: Chấp nhận được nhưng không được đánh giá tốt Cronbach’s Alpha € [0.70 – 0.90]: Tốt
Cronbach’s Alpha > 0.90: Chấp nhận được nhưng cũng không đánh giá tốt Đồng thời theo Nunnally & Bernstein (1994):
Hình 3.1 : Quy trình nghiên cứu
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CƠ SỞ LÝTHUYẾT THANG ĐO NHÁP
THẢO LUẬN NHÓM
ĐIỀU CHỈNH
KHẢO SÁT n=225 THANG ĐO CHÍNH
Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ, kiểm tra hệ số anpha
ĐÁNH GIÁ THANG ĐO CRONBACH’S ALPHA
Loại các biến có trọng số nhân EFA
nhỏ, kiểm tra yếu tố và phương sai PHÂN TÍCH NHÂN TỐ EFA
Kiểm định mô hình và các giả thuyết
nghiên cứu TƯƠNG QUAN HỒI QUY
3.1.3. Thiết kế bảng câu hỏi.
Bảng câu hỏi là công cụ điều tra phổ biến nhất, được sử dụng để thu thập thông tin từ các đối tượng nghiên cứu, xin ý kiến từ các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu.
Các bước thiết kế bảng câu hỏi bao gồm:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu.
+ Bước 2: Xác định đối tượng khảo sát và mẫu khảo sát dự kiến. + Bước 3: Xác định các cách thức thu thập dữ liệu.
+ Bước 4: Xác định câu hỏi trong bảng câu hỏi.
+ Bước 5: Sắp xếp thứ tự các câu hỏi trong bảng câu hỏi. + Bước 6: Phỏng vấn thử và tham khảo kiến các chuyên gia. + Bước 7: Điều chỉnh lại bảng câu hỏi.
Tác giả sử dụng 28 câu hỏi để khảo sát 6 nhân tố tác động đến chất lượng TTKT tại các Trường Đại học tự chủ tài chính tại khu vực TP.HCM và 5 câu hỏi khảo sát để đánh giá chất lượng TTKT thực tế tại các Trường nghiên cứu.
3.2. Phương pháp phân tích dữ liệu. 3.2.1. Phương pháp chọn mẫu.
Theo Hair (2010), để sử dụng EFA, mẫu tối thiểu phải là 50, tốt nhất là 100 và tỷ lệ quan sát trên biến đo lường là 5:1, tốt nhất là 10:1. Trong khi đó theo Tabachnick& Fidell (2007) khi dùng MLR (Hồi quy bội), kích thước mẫu n nên được tính bằng công thức sau: n ≥ 50 +8p (p: số lượng biến độc lập).
Trong bảng khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT, tác giả xây dựng 6 biến độc lập nên kích thước mẫu hợp lý là lớn hơn 98 quan sát. Nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của đề tài, tác giả tiến hành điều tra 250 đối tượng, trong đó kết quả có 241 đối tượng phản hồi nhưng trong đó có 16 phiếu không hợp lệ, còn lại 225 phiếu đạt yêu cầu tác giả đưa vào phân tích.
3.2.2. Thu thập dữ liệu.
Một trong những yếu tố then chốt và quyết định đến thành công của nghiên cứu trong đề tài là việc lựa chọn và sử dụng số liệu để phân tích, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được sử dụng sao cho hợp lý nhất. Nguồn dữ liệu sử dụng cho bài nghiên cứu này được lấy các phiếu điều tra khảo sát thu thập từ các
đối tượng nghiên cứu cùng với ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, Ban giám hiệu trường, các trưởng đơn vị, các giảng viên và nhân viên kế toán tại các trường Đại học tự chủ tài chính trên khu vực TP.HCM.
Tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua điều tra khảo sát các đối tượng nghiên cứu thông qua:
- Phỏng vấn trực tiếp chuyên gia về đề tài nghiên cứu.
- Khảo sát trực tiếp: Tác giả đến cơ quan làm việc tại các đơn vị nghiên cứu, gửi phiếu khảo sát trực tiếp các đối tượng nghiên cứu.
- Khảo sát thông qua email: Tác giả thiết kế câu hỏi khảo sát trên Google driver và gửi trực tiếp qua email của các đối tượng nghiên cứu.
3.2.3. Xử lý và phân tích bảng dữ liệu.
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để xử lý dữ liệu, thực hiện các kiểm định và phân tích hồi quy trong mô hình phân tích nhân tố khám phá (EFA) để phân tích, xác định, phân nhóm, kiểm định và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chất lượng TTKT tại các trường Đại học tự chủ tài chính khu vực TP.HCM.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Mục đích của việc phân tích EFA là để loại bỏ nhân tố giả, đánh giá độ tin cậy đối với giá trị của các thang đo, khám phá (thang đo mới) và khẳng định (điều chỉnh thang đo đã có).
Để phân tích nhân tố khám phá tác giả phải thực hiện các kiểm định sau:
+ Thực hiện kiểm định KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) và Bartlerrs. Để sử dụng EFA, KMO phải lớn hơn (>) 0.5
Theo Kaiser (1974): KMO > 0.9: Rất tốt KMO > 0.8: Tốt KMO > 07: Được KMO > 06: Tạm được KMO > 05: Xấu
KMO < 05: Không thể chấp nhận được
+ Thực hiện kiểm định tương quan biến: Ma trận đơn vị có hệ số tương quan giữa các biến = 0. Nếu sig < 0.05, bác bỏ giả thuyết ban đầu các biến có quan hệ lẫn nhau.
+ Thực hiện kiểm định mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố tổng phương sai được giải thích (Total Variance Explained) và ma trận nhân tố xoay: Phương pháp trích PCA (principal component) cùng phép xoay vuông góc (varimmax) được tác giả sử dụng khi cần trích nhiều phương sai từ các biến đo lường với số lượng thành phần nhỏ nhất để phục vụ cho mục tiêu dự báo tiếp theo (Hair & các cộng sự, 2006). Mô hình chỉ hợp lý khi tổng phương sai trích (Total