Thị phần doanh thu nội địa của TNG so với toàn thị trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 60 - 62)

Năm TNG (tỷ đồng) Toàn thị trường (tỷ đồng) Tỷ trọng TNG/ Toàn thị trường (%) 2013 83,78 72.051 0,116 2014 114,29 77.210 0,148 2015 160,51 85.140 0,189

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu của Tổng Cục thống kê)

Qua bảng 3.4 có thể thấy doanh thu tiêu thụ nội địa của TNG so với doanh thu toàn thị trường còn ở mức thấp, tuy nhiên con số này cũng có sự tăng trưởng đáng kể, so với năm 2013, năm 2014 doanh thu tiêu thụ tại thị trường nội địa tăng lên 30,51 tỷ đồng (tăng 36%), tỷ trọng doanh thu của TNG so với toàn ngành cũng tăng 0,032%. Đến năm 2015, doanh thu tiêu thụ nội địa đạt 160,51 tỷ đồng, so với năm 2014 tăng 46,22 tỷ đồng (tăng 40,4%), tỷ trọng doanh thu so với toàn ngành cũng tăng 0,041%. Sự tăng trưởng cả về doanh thu và thị phần cho thấy thương hiệu thời trang TNG đang được thị trường trong nước đón nhận.

Hình 3.3: Xu hướng tăng trưởng doanh thu nội địa của TNG giai đoạn 2011 - 2015

Qua biểu đồ xu hướng tăng trưởng doanh thu nội địa của TNG có thể thấy doanh thu tiêu thụ nội địa có xu hướng tăng trưởng rất nhanh chóng. Năm 2011 doanh thu tiêu thụ nội địa đạt 53,34 tỷ đồng, năm 2012, doanh thu tiêu thụ nội địa là 61,25 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu đạt 14,8%; Năm 2013 con số này đạt 83,78 tỷ đồng, tăng 36,8%, 2014 doanh thu tăng 36,4% đạt 114,29 tỷ đồng đến năm 2015 doanh thu tiêu thụ là 160,51 tỷ đồng, tăng lên 40.4%. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu như vậy có thể dự báo doanh thu từ thị trường nội địa sẽ tiếp tục tăng trưởng cao trong giai đoạn tiếp theo. Như vậy, khả năng mở rộng và phát triển thị trường đối với thương hiệu thời trang TNG là rất lớn, tuy nhiên có thể tận dụng những ưu thế của Công ty để khai thác tối đa nhu cầu thị trường phụ thuộc vào chiến lược và hiệu quả của việc thực hiện chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ nội địa mà Công ty đã theo đuổi trong thời gian qua.

Hiện nay, ngoài các đối thủ cạnh tranh nước ngoài chiếm khoảng 30 % thị phần toàn thị trường, rất nhiều doanh nghiệp tên tuổi trong nước cũng đã xây dựng cho mình chiến lược và sự đầu tư có hệ thống để chiếm lĩnh thị trường nội địa đầy tiềm năng này. Tổng số doanh nghiệp dệt may của cả nước hiện nay là 6.000 doanh nghiệp trong đó doanh nghiệp may chiếm 70 % (khoảng 4.200 doanh nghiệp). Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh tại thị trường nội địa của TNG chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có tên tuổi, và đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, đó là Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến, Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè và Công ty cổ phần may 10. Với lợi thế về quy mô, hệ thống phân phối rộng khắp, thương hiệu đã có vị trí trong lòng người tiêu dùng Việt Nam, những đối thủ cạnh tranh này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của chiến lược phát triển thị trường nội địa của Công ty. Vận dụng linh hoạt những bài học từ các đối thủ cạnh tranh đồng thời phát huy những lợi thế mà Công ty đang có sẽ giúp Công ty thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra, xây dựng TNG trở thành thương hiệu mạnh tại thị trường trong nước, từng bước thực hiện mục tiêu đưa sản phẩm do chính Công ty thiết kế và sản xuất ra thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 60 - 62)