Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 41)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ

những công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan:

- Các sách báo, công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu từ các phòng chuyên môn của công ty, các báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình tiêu thụ, báo cáo tài chính qua các năm.

- Các tài liệu từ Tổng Cục thống kê Việt Nam

- Thu thập thông tin từ sách, báo, mạng Internet, trang web có các bài viết về sản phẩm may mặc và tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc của các công ty may mặc khác trên thị trường.

b) Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách điều tra trực tiếp người tiêu

dùng, các đại lý bán hàng của công ty bằng danh mục các câu hỏi trong bảng hỏi đã được chuẩn bị trước.

Để đảm bảo tính khách quan trong việc nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng của TNG để đánh giá về sản phẩm của công ty. Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1+Ne2) Trong đó: n: cỡ mẫu

N: số quan sát tổng thể

Theo số liệu thu thập từ bộ phận kinh doanh của Công ty, số thẻ khách hàng cá nhân tại thời điểm nghiên cứu là 9.436 thẻ và số cửa hàng, đại lý của TNG trên toàn hệ thống phân phối là 42. Với công thức tính toán cỡ mẫu như trên ta có:

- Tổng số mẫu điều tra:

+384 khách hàng là người sử dụng sản phẩm may mặc +38 Đại lý bán hàng của công ty

- Nội dung điều tra:

+ Với khách hàng sử dụng sản phẩm may mặc: Thu thập thông tin về khách hàng, chủng loại sản phẩm may mặc thường sử dụng, số lượng sản phẩm mua bình quân mỗi lần mua, các ý kiến đánh giá về sản phẩm…

+ Với các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm thu thập thông tin liên quan đến số năm kinh doanh, tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm, chủng loại sản phẩm, giá bán, chính sách khuyến mãi của công ty đối với các đại lý…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ánh thực trạng…

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích số liệu dựa vào các chỉ tiêu số tuyệt đối (sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ,…), số tương đối (cơ cấu chủng loại sản phẩm, tốc độ tăng thị phần,…), dãy số biến động theo thời gian (số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ qua các năm,…) kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua các giai đoạn từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT được hình thành bằng cách phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố của môi trường kinh doanh theo hai hướng cơ hội (O) và nguy cơ (T), tức

là liệt kê các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển theo cột các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty theo hướng điểm mạnh (S) và điểm yếu (W).

Qua ma trận SWOT có thể xác định được vị thế sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty đang có những tiềm năng phát triển nào, những cơ hội và lợi thế cạnh tranh nào có thể tận dụng được. Hay công ty đang có những nguy cơ, đe doạ nào từ thị trường. Mục tiêu là sau từ ma trận SWOT đã xây dựng sẽ tìm ra được các giải pháp phù hợp với công ty. Tiến hành xây dựng giải pháp theo những nội dung sau:

Môi trường bên trong doanh nghiệp Môi trường

bên ngoài doanh nghiệp

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) Giải pháp kết hợp SO Giải pháp kết hợp WO

Thách thức (T) Giải pháp kết hợp ST Giải pháp kết hợp WT + Giải pháp SO (giải pháp phát triển): Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng.

+ Giải pháp WO: Các mặt yếu nhiều hơn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”.

+ Giải pháp ST: Là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài, được gọi là giải pháp “chống chọi”.

+ Giải pháp WT (giải pháp phòng thủ): Công ty còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài bằng một kế hoạch phòng thủ nhằm ngăn không cho các điểm yếu của công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương bởi các nguy cơ đến từ bên ngoài.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển thị trường

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty nhưng trong luận văn này giới hạn ở hai chỉ tiêu định lượng là phát triển thị trường theo chiều rộng và phát triển thị trường theo chiều sâu.

2.3.1. Chỉ tiêu phát triển thị trường theo chiều rộng

- Số lượng thị trường:

Mỗi công ty luôn mong muốn tìm được thị trường mới để tăng khối lượng hang hoá tiêu thụ và tăng doanh số bán hàng. Công ty cần phải tìm những thị trường

mới mà nhu cầu của những thị trường đó có thể đáp ứng được bằng những sản phẩm hiện có của công ty.

Công thức:

Số lượng thị

trường tăng thêm =

Số lượng thị trường kỳ phân tích -

Số lượng thị

trường kỳ gốc [2.1]

- Tốc độ tăng trưởng thị trường:

Tốc độ tăng trưởng thị trường = Số lượng thị trường kỳ phân tích - Số lượng thị trường kỳ gốc x 100 [2.2] Số lượng thị trường kỳ gốc

- Xu hướng tăng trưởng thị trường:

Tốc độ tăng trưởng định gốc của thị trường = Số lượng thị trường kỳ i - Số lượng thị trường kỳ gốc x 100 [2.3] Số lượng thị trường kỳ gốc

- Nhịp điệu tăng trưởng thị trường:

Tốc độ tăng trưởng liên hoàn

của thị trường = Số lượng thị trường kỳ (i+1) - Số lượng thị trường kỳ i x 100 [2.4] Số lượng thị trường kỳ i

2.3.2. Chỉ tiêu phát triển thị trường theo chiều sâu

Thị phần của công ty là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Phát triển thị trường trên góc độ tăng thị phần nghĩa là dùng nhiều biện pháp để lôi kéo thêm khách hàng.

Các công thức

- Tỷ trọng thị phần của doanh nghiệp:

Tỷ trọng thị phần của doanh nghiệp =

Doanh số tiêu thụ của công ty

x 100 [2.5] Doanh số tiêu thụ của thị trường

- Tỷ trọng thị phần tương đối của doanh nghiệp:

Tỷ trọng thị phần tương đối của doanh nghiệp =

Mức doanh thu tiêu thụ của công ty

x 100 [2.6] Mức doanh thu tiêu thụ của đối

thủ cạnh tranh

Như vậy chỉ tiêu nghiên cứu phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty: - Tìm được những thị trường mới để tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu tiêu thụ.

- Mở rộng thị trường tức là doanh nghiệp cố gắng mở rộng phạm vi thị trường, tìm kiếm thêm những thị trường mới.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ NỘI ĐỊA SẢN PHẨM HÀNG MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ

VÀ THƯƠNG MẠI TNG

3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG, tiền thân là Xí nghiệp May Bắc Thái, được thành lập ngày 22/11/1979 theo Quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái (nay là tỉnh Thái Nguyên), với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02/1/1980, với 02 chuyền sản xuất. Sản phẩm của Xí nghiệp là quần áo trẻ em, bảo hộ lao động theo chỉ tiêu kế hoạch của UBND tỉnh. Từ ngày 01/01/2003 công ty được cổ phần hóa có vốn điều lệ 100% là của các cổ đông. Đến ngày 22/11/2007, cổ phiếu của công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, với số lượng là 5,430 triệu cổ phiếu. Qua 36 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG đã trải qua 3 lần đổi tên từ Công ty may Bắc Thái đến Công ty May xuất khẩu Thái Nguyên và hiện là Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. TNG hiện là một Công ty cổ phần trong ngành dệt may có quy mô lớn nhất Miền Bắc nước ta. Công ty đã giải quyết việc làm cho hơn 9.000 lao động, đặc biệt là lao động nữ, góp phần không nhỏ vào phát triển Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế của khu vực trung du miền núi phía Bắc. Giai đoạn 1979 - 1983, thực hiện Hiệp định giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức (cũ) ký ngày 08/02/1977, Chính phủ Cộng hoà dân chủ Đức viện trợ cho Việt Nam 61 xưởng nhỏ trong đó có xưởng may, tỉnh Bắc Thái, nay là tỉnh Thái Nguyên được phân công một xưởng may. Ngày 22/11/1979, Xí nghiệp may Bắc Thái được thành lập theo quyết định số 488/QĐ-UB của UBND tỉnh Bắc Thái, với số vốn ban đầu là 659,4 nghìn đồng. Xí nghiệp đi vào hoạt động ngày 02 tháng 1 năm 1980.Xí nghiệp là doanh nghiệp hoạt động độc lập, có tư cách pháp nhân trước pháp luật Nhà nước. Sản phẩm đầu tiên là quần áo bảo hộ lao động, quần áo nội thương, sản xuất theo chỉ tiêu kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Ngày 07/05/1981, tại Quyết định số 124/QĐ -

UB của Uỷ ban nhân dân tỉnh đã sáp nhập Trạm May mặc gia công của Ty Thương nghiệp vào xí nghiệp.

Năm 1987, Nhà nước thay đổi cơ chế quản lý kinh tế từ cơ chế quản lý tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường. Các doanh nghiệp không còn được bao cấp chi phí đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra nữa mà phải chịu chi phí đầu vào và tìm thị trường đầu ra để tiêu thụ sản phẩm của mình. Bởi vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng được sự quan tâm của các cấp, bộ, ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo của Sở Công nghiệp và sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Xí nghiệp nên đã dần tìm ra thị trường đầu ra cho Xí nghiệp. Với mục tiêu là bán cái mà thị trường cần chứ không phải cái mà mình có, Xí nghiệp đã tự nghiên cứu mẫu mã thời trang, đổi mới công nghệ, củng cố tổ chức sản xuất, tạo ra sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước. Năm 1992, Xí nghiệp đầu tư 2.733 triệu đồng để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước EU và Đông Âu, bắt đầu từ việc may quần áo bảo hộ lao động xuất khẩu sang thị trường các nước Mỹ, Đông Âu. Sản phẩm của Xí nghiệp bước đầu được khách hàng chấp nhận. Đây là bước ngoặt đúng đắn của Xí nghiệp, kể từ đó hoạt động của Xí nghiệp được duy trì và dần ổn định. Sự cố gắng của tập thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Xí nghiệp dã được các cấp, các ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh ghi nhận bằng việc tặng cờ thưởng luân lưu giai đoạn 1986 - 1990.

Năm 1997, thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, Xí nghiệp đổi tên thành Công ty may Thái Nguyên theo quyết định số 576/QĐ - UB ngày 04/04/1997 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Để nâng cao công tác quản lý, huy động vốn nhàn dỗi của cán bộ công nhân viên và trong tầng lớp dân cư, đồng thời gắn liền trách nhiệm người lao động với tài sản do mình làm ra, Công ty đã từng bước tiến hành cổ phần hoá từng bộ phận của Công ty và tiến hành cổ phần hoá hoàn toàn vào ngày 01 tháng 01 năm 2003. Công ty chính thức trở thành Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Thái Nguyên theo giấy phép kinh doanh số 1703000036 do Sở kế hoạch đầu tư tỉnh Thái Nguyên cấp 02/01/2003.

Đến ngày 28/08/2007, để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh Đại hội đồng Cổ đông bằng xin ý kiến đã biểu quyết bằng văn bản quyết định đổi tên Công ty thành Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG. Năm 2008 được Tập đoàn dệt may Việt nam tặng cờ thi đua. Năm 2009 được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng II. Năm 2014, công ty được vinh dự đón nhận cờ danh hiệu đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua do chính phủ trao tặng. Hiện Công ty là doanh nghiệp may mặc lớn nhất miền Bắc, với năng lực sản xuất gồm 11 nhà máy may, 2 nhà máy phụ trợ, hơn 9.000 lao động. Sự lớn mạnh không ngừng của Công ty trong ngành dệt may là do tầm nhìn chiến lược của Hội đồng quản trị, kịp thời ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã để phù hợp với nhu cầu thị trường.

Trải qua một quá trình phấn đấu kiên trì, Công ty đã tự khẳng định, đứng vững và phát triển. Ý chí quyết tâm cao của toàn thể CBCNV và Ban lãnh đạo Công ty đã được đáp lại bằng những thành quả sau:

Năm 1998: Bằng khen của Thủ trướng Chính phủ về “Đã có nhiều thành tích trong công tác sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.

Năm 2000: Chính thức trở thành thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Huân chương Lao động hạng ba số 75 KT/CT của Chủ tịch nước trao tặng

Năm 2001: Chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO - 9001.

Năm 2004: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Thương mại tại Quyết định số 1229/2004/QĐ -BTM về “Đạt thành tích xuất khẩu xuất sắc trong năm 2003”

Năm 2005: Bằng khen số 0360/PTM - TĐKT của Chủ tịch phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam về “Những thành tích trong sản xuất kinh doanh và đóng góp tích cực vào sự phát triển cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam năm 2004”; Bằng khen số 324/QĐ - VP của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về “Thành tích trong phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh năm 2004”; Giải “Nhà cung cấp tốt

nhất trong năm” do Công ty The Childrens Place Hoa Kỳ trao tặng tại Thượng Hải, Trung Quốc; Giải “Doanh nghiệp uy tín - Chất lượng 2005” do tòa soạn Thông tin Quảng cáo ảnh Thương mại - Bộ Thương Mại trao tặng.

Năm 2007: Giải “Cúp vàng Văn hóa doanh nhân Việt Nam 2007”. Giải “Danh hiệu nhà quản lý giỏi lần 2 - 2007”; Giải “Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may Việt Nam - 2007/ Doanh nghiệp có hiệu quả SXKD tốt ”; Phòng thương mại và công nghiệp Việt nam “trao tặng giải danh hiệu doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007”.

3.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức kinh doanh

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG bao gồm ba cấp quản lý đó là: Quản lý cấp cao, quản lý cấp trung gian và quản lý cấp cơ sở.

Quản lý cấp cao nhất của Công ty là: Đại hội đồng cổ đông đây là cơ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)