Môi trường bên trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 31 - 32)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Môi trường bên trong doanh nghiệp

Tất cả các công ty đều có thế mạnh và điểm yếu trong những bộ phận chức năng của nó, sẽ không có một công ty nào đều mạnh hoặc yếu như nhau trên tất cả các lĩnh vực, nó là cơ sở cho việc hoạnh định mục tiêu và chiến lược. Đánh giá môi trường nội bộ là việc rà soát lại các mặt của công ty, mối quan hệ giữa các bộ phận, chỉ ra những điểm mạnh, cũng như những điểm yếu mà công ty còn mắc phải. Có rất nhiều yếu tố nội tại ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của công ty, tuy nhiên chúng ta chỉ xem xét một vài các nhân tố tác động mạnh mẽ nhất như:

- Tiềm lực tài chính: Vốn kinh doanh là nguồn lực cơ bản cấu thành tiềm năng

công ty. Yếu tố vốn cùng với hoạt động tài chính khác ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng bền vững của công ty.Tiềm lực tài chính được phản ánh thông qua lượng vốn mà công ty có thể huy động vào sản xuất kinh doanh, khả năng đầu tư, quản lý hiệu quả các nguồn vốn. Mở rộng thị trường cần đến một nguồn vốn lớn, trước hết là việc đầu tư mở rộng quy mô (mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng) và các chi phí cho các hoạt động phát triển thị trường khác.

- Hoạt động marketing: Nhân tố này cung cấp cho công ty cái nhìn về tính

phong phú về lĩnh vực mà công ty đang hoạt động, đưa ra các quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm: các chính sách giá, sản phẩm, hệ thống phân phối và xúc tiến thương mại. Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố này có vai trò vô cùng quan trọng với sự tồn tại và phát triển của công ty.

- Thương hiệu và uy tín của công ty: Thương hiệu và uy tín của công ty là nguồn lực vô hình, đòi hỏi quá trình tích lũy lâu dài và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau trong công ty. Mỗi công ty đều kỳ vọng và nỗ lực để gây dựng thương hiệu hàng hóa nổi tiếng trên thị trường vì nó thể hiện sức mạnh, vị thế của công ty trên thị trường ngành.

Đây là một trong các yếu tố tác động trực tiếp tới quyết định mua của người tiêu dùng khi họ so sánh với các đối thủ cạnh tranh của công ty và lợi ích họ thu được khi mua sản phẩm đó.

- Quản trị nhân lực: Nguồn nhân lực là nhân tố làm chủ của quá trình sản

xuất và kinh doanh vì thế chất lượng nguồn lực chiếm một vị trí vô cùng quan trọng bao gồm: Số lượng, chất lượng và cơ cấu lao động, công tác đào tạo bồi dưỡng lao động, hệ thống chính sách đãi ngộ, bộ máy quản lý doanh nghiệp chuyên nghiệp…

- Công tác nghiên cứu và phát triển: Hoạt động này tác động trực tiếp tới sự

sáng tạo và làm nên sự khác biệt của công ty so với các đối thủ về sản phẩm, thông tin, về chính sách giá, phân phối, xúc tiến…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)