Mục tiêu, phương hướng và dự báo nhu cầu phát triển của Công ty Cổ phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 93 - 95)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Mục tiêu, phương hướng và dự báo nhu cầu phát triển của Công ty Cổ phần

Đầu tư và Thương mại TNG

4.1.1. Mục tiêu phát triển

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG với chiến lược kinh doanh vươn ra thế giới, đón đầu các hiệp định thương mại song phương và đa phương và Việt Nam đã và sẽ kí kết cũng đang từng bước chuẩn bị cho mình những tiền đề vững chắc để tiến những bước tiến quan trọng trên các thị trường chính của mình. Với mục tiêu trong 10 năm tới sẽ bán 100% các sản phẩm bằng chính thương hiệu của mình là TNG. Để thực hiện được mục tiêu đó, Công ty đặt ra các mục tiêu cụ thể sau:

- Tập trung phát triển ngành nghề cốt lõi dệt - may. Nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm chính. Nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến tốc độ giao hàng, quản lý chi phí sản xuất, đào tạo và phát triển lực lượng nhân sự kế thừa.

- Mở rộng sản xuất kinh doanh bằng cách xây dựng các chi nhánh nhà xưởng mới nhằm tăng hiệu quả hoạt động của Công ty.

- Nằm trong Top các công ty minh bạch trên sàn chứng khoán HNX.

- TNG phấn đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam bán lẻ sản phẩm mang thương hiệu TNG - VIETNAMESEBRANCH - MADE IN VIỆT NAM. trong lĩnh vực dệt may thay cho việc sản xuất các thương hiệu lớn trên thế giới trước hết là phủ khắp thị trường Việt Nam, sau đó là thị trường ASEAN, châu Á, tiến tới là các thị trường quen thuộc xuất khẩu là EU và Bắc Mỹ.

4.1.2. Phương hướng phát triển

Để thực hiện được mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới Công ty cần từng bước đầu tư kinh doanh thêm các ngành sản xuất kinh doanh mới, may mặc vẫn giữ vai trò chủ đạo. Trước hết để phục vụ trực tiếp cho hàng may mặc là giặt, bao bì, in, thêu.

Công ty xác định thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chính, từng bước tăng dần tỷ lệ doanh thu hàng nội địa lên 10 - 15% từ nay đến hết 2016. Cần thiết phải cân bằng giữa các thị trường, tránh phụ thuộc quá nhiều vào thị trường nước Mỹ, tiếp cận và khai thác thị trường Nhật Bản.

Liên tục phát triển sản xuất theo cả chiểu rộng và chiều sâu, phát huy tối đa công suất thiết kế để nâng cao năng suất lao động. Công ty cũng thường xuyên bổ sung, đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ mới. Công ty sẽ tập trung vào năng lực sản xuất may và dệt, nắm bắt một cách tốt nhất các cơ hội từ hiệp định TTP và VN - EU FTA.

Mở rộng sản xuất kinh doanh bằng việc đầu tư mở rộng các nhà máy sản xuất hàng may mặc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Hệ thống nhà máy TNG Đại Từ đã đi vào hoạt động. Trong chiến lược phát triển 2015 - 2020, TNG sẽ đầu tư xây dựng mới những cái tên như: TNG Phú Lương, TNG Võ Nhai với tổng số vốn lên tới 1.460 tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.

Định hướng phát triển ngành may là chủ lực, mở rộng sang các lĩnh vực phù hợp với chiến lược phát triển toàn diện của ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Việc tăng cường đầu tư được xác định trên cơ sở nhận định về tiềm năng, lợi thế của Việt Nam trên thị trường dệt may thế giới và mục tiêu chiến lược của Dệt may Việt Nam giai đoạn tới. Bên cạnh đó, cũng như các đơn vị trong ngành, Công ty luôn ý thức được sức nặng của thị trường nội địa với hơn 92 triệu dân,cơ cấu dân số trẻ, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn.

4.1.3. Dự báo nhu cầu phát triển

Thị trường nội địa với hơn 92 triệu dân là một thị trường đầy tiềm năng mà các nhà phân phối nước ngoài cũng đang muốn chiếm lĩnh. Theo nghiên cứu của Tạp chí Dệt may và Thời trang Việt Nam, hiện nay với thu nhập bình quân đầu người gần 50 triệu đồng/ năm, và tỷ lệ chi dùng cho mua sắm quần áo là 14% thì mỗi năm lượng tiền mà người dân Việt Nam chi cho quần áo là 630 nghìn tỷ đồng, tương đương với gần 3 tỷ đô la Mỹ. Thị trường xuất khẩu vẫn là thị trường chủ đạo của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói chung, Tuy nhiên coi trọng thị trường nội địa chính là yếu tố

để đẩy mạnh xuất khẩu, bởi nếu xây dựng được thương hiệu mạnh trong nước thì Công ty mới có thương hiệu riêng của mình, có giá trị thiết kế, gia tăng đáng kể giá trị gia tăng.

Nghiên cứu thị trường may mặc nội địa cho thấy, đây chính là thời điểm thuận lợi để phát triển thị trường tiêu thụ trong nước bởi nếu trước đây người tiêu dùng Việt Nam chuộng sử dụng hàng may sẵn có xuất xứ từ Trung Quốc thì hiện nay họ lại có xu hướng lựa chọn các mặt hàng của Việt Nam. Như vậy nhu cầu thị trường nội địa là rất lớn với nhiều điều kiện thuận lợi. Phát triển thị trường nội địa là một giải pháp thực tế trong hiện tại và cả tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)