Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 82 - 88)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản

3.3.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong

3.3.2.1. Tiềm lực tài chính

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá tiềm lực tài chính của doanh nghiệp, trước hết tiềm lực tài chính thể hiện khả năng huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn kinh doanh là nguồn lực cơ bản cấu thành tiềm lực tài chính doanh nghiệp. Yếu tố vốn cùng với hoạt động tài chính khác ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng bền vững của công ty. Tiềm lực tài chính được phản ánh thông qua lượng vốn mà công ty có thể huy động vào sản xuất kinh doanh, khả năng đầu tư, quản lý hiệu quả các nguồn vốn. Mở rộng thị trường cần đến một nguồn vốn lớn, trước hết là việc đầu tư mở rộng quy mô (mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, cơ sở hạ tầng) và các chi phí cho các hoạt động phát triển thị trường khác.

Dựa vào số liệu từ Báo cáo tài chính của Công ty, tác giả xây dựng nên biểu đồ 3.7 như sau:

Hình 3.7: Tăng trưởng doanh thu và Vốn CSH của TNG giai đoạn 2013 - 2015

(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở Báo cáo tài chính của Công ty)

Qua biểu đồ có thể thấy vốn chủ sở hữu của Công ty qua các năm đều tăng, năm 2013 vốn CSH là 212 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng lên 262 tỷ đồng (tăng 23,5%), đến năm 2015 vốn CSH đạt 428 tỷ đồng (tăng 63% so với năm 2014). Cùng với sự tăng trưởng của Vốn CSH, doanh thu cũng tăng cao qua các năm, năm 2013 doanh thu tiêu thụ đạt 1.186 tỷ đồng, đến năm 2015 doanh thu tăng lên 1.923 tỷ đồng. Với sự tăng trưởng đều đặn qua các năm của doanh thu tiêu thụ và vốn chủ sở hữu có thể đánh giá tiềm lực tài chính của Công ty là rất lớn.

Sau hơn 10 năm cổ phần hoá, Công ty cổ phần đầu tư thương mại TNG đã có sự thay đổi toàn diện, từ chỗ là một doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá, tiền vốn chỉ có 10 tỷ đồng và 1.000 lao động, đến nay TNG đã sở hữu số tài sản lên tới 1.613 tỷ đồng với hơn 9.000 lao động. So với năm 2014, năm 2015 TNG có vốn chủ sở hữu là 428 tỷ đồng (đạt 162%).

Hiện nhà đầu tư nước ngoài đang nắm 22% cổ phần của TNG. Mới đây, TNG đã đưa ra quyết định mở room 100% cho nhà đầu tư nước ngoài nhằm mục tiêu huy động vốn. TNG cũng đang xây dựng Trung tâm thiết kế thời trang TNG dự kiến đi vào hoạt động vào năm 2016. Trong tương lai gần, TNG dự kiến sẽ mở rộng quy mô nhà xưởng thêm 3 chi nhánh tại Định Hoá, Phú Lương và Võ Nhai. Được đánh giá là doanh nghiệp dệt may có tiềm năng phát triển lớn, hiện có rất nhiều nhà

đầu tư nước ngoài muốn mua thêm cổ phiếu của TNG. Ngoài mục đích huy động vốn để mở rộng sản xuất và thực hiện chiến lược tăng tốc cho vị thế của TNG, việc nhà đầu tư nước ngoài trở thành cổ đông của TNG sẽ giúp TNG phát triển về thời trang và quản trị tốt hơn.

3.3.2.2. Hoạt động marketing

Các sản phẩm của TNG chủ yếu xuất khẩu theo hình thức FOB (mua nguyên liệu – bán thành phẩm), CMT (gia công xuất khẩu), tỷ trọng doanh thu từ thị trường xuất khẩu chiếm hơn 90 % tổng doanh thu của Công ty. Khi quay về thị trường nội địa hoạt động marketing của Công ty chưa phát huy được hiệu quả. Thương hiệu “TNG fashion” tuy được các nhà nhập khẩu nước ngoài đánh giá cao song chưa quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, điều này chứng tỏ công tác quảng bá và phát triển thương hiệu chưa thực sự tốt. Công ty chưa có bộ phận chuyên trách độc lập để tiếp thị sản phẩm cũng như quảng bá thương hiệu tại thị trường nội địa. Sản phẩm của TNG chưa thật sự gần gũi với người tiêu dùng Việt Nam, mặc dù TNG đã tạo lập được hệ thống phân phối tại 25 tỉnh thành trong khu vực Miền Bắc với 42 đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm, tuy nhiên con số này vẫn còn rất thấp so với các tên tuổi lớn trong ngành dệt may. Thị trường miền Nam cũng được đánh giá là thị trường hấp dẫn với thu nhập bình quân đầu người cao hơn so với khu vực miền Bắc, chi tiêu dành cho may mặc cũng cao hơn hẳn, nhưng thương hiệu thời trang TNG chưa thực sự đến được với thị trường này. Để chiếm lĩnh và phát triển thị trường nội địa, Công ty cần thực hiện có hiệu quả hoạt động marketing, tạo dựng uy tín và thương hiệu của của mình trong lòng người tiêu dùng nội địa.

3.3.2.3. Thương hiệu và uy tín của công ty

Theo kết quả của cuộc điều tra khách hàng được tiến hành tháng 6/2016 thì hơn 90% khách hàng được hỏi đều biết đến thương hiệu thời trang TNG, sản phẩm TNG được đánh giá khá cao về chất lượng, kiểu dáng, thiết kế. Có thể nhận định rằng thương hiệu thời trang TNG đã có chỗ đứng nhất định trong lòng khách hàng nội địa.

Tại lễ trao giải “ Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may lần thứ VIII” diễn ra vào ngày 24/3/2014 do Bộ Công thương và Hiệp hội dệt may Việt Nam phối hợp tổ

chức, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG đã vinh dự được đứng trong top 10 các doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành may và nằm trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tính đến nay, cả nước có trên 6.000 doanh nghiệp dệt may, giải thưởng Doanh nghiệp tiêu biểu ngành dệt may là một trong những giải thưởng có uy tín, có sức lan toả lớn trong ngành dệt may, được tổ chức 3 năm một lần do Bộ Công Thương chủ trì và Hiệp hội dệt may Việt Nam thực hiện.

Bảng 3.9: Top 10 Doanh nghiệp tiêu biểu toàn diện ngành may Xếp hạng Tên doanh nghiệp Tên viết tắt Xếp hạng Tên doanh nghiệp Tên viết tắt

1 Tổng công ty CP may Việt Tiến VIETTIEN

2 Tổng công ty CP may Nhà Bè NBC

3 Công ty CP may 10 MAY 10

4 Công ty CP Đồng Tiến DOVITEC

5 Công ty CP - Tổng công ty may Đồng Nai DONAGAMEX

6 Công ty CP may Tiền Tiến TIVTEC

7 Công ty CP dệt may Hoà Thọ HOATHO

8 Công ty CP may Sông Hồng SONGHONG

9 Công ty CP quốc tế Phong Phú PPJ

10 Công ty CP đầu tư và thương mại TNG TNG

Qua bảng xếp hạng có thể thấy TNG cũng là một doanh nghiệp có tên tuổi lớn trong ngành dệt may. Mục tiêu lâu dài mà TNG hướng tới là bán hàng trực tiếp cho các nhà bán lẻ hàng đầu thế giới nhằm gia tăng lợi nhuận. Mặt khác, TNG cũng đang tận dụng thế mạnh khai thác và củng cố vị thế của mình đối với thị trường thời trang trong nước.

3.3.2.3. Quản trị nhân lực

Tổng số lao động của TNG tính đến ngày 31/12/2016 là 9.313 người, trong đó: Hợp đồng dài hạn: 8.313 người.

Bảng 3.10: Tình hình lao động của Công ty năm 2015

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Tổng số lao động 9.313 1. Theo giới tính - Nam 745 8 - Nữ 8.568 92 2. Theo trình độ - Đại học 720 8

- Trung cấp, Cao đẳng 496 6

- Bậc thợ 6.981 80

- Chưa qua đào tạo 597 6

(Nguồn: Tác giả tính toán tổng hợp trên cơ sở số liệu của Công ty)

Do đặc điểm của ngành may là ngành sử dụng nhiều lao động và tính chất công việc đòi hỏi sự khéo léo tỉ mẩn, phù hợp với nữ giới, do đó lao động nữ chiếm 92% trong cơ cấu lao động theo giới của Công ty.

Về cơ cấu lao động theo trình độ, công nhân đã qua đào tạo chiếm 94%, lao động phổ thông chưa qua đào tạo chỉ chiếm 6%. Điều này đòi hỏi Công ty phải áp dụng các chính sách phù hợp để vừa có thể thu hút và tạo động lực cho người lao động.

Do Công ty hoạt động trong lĩnh vực hàng dệt may nên độ tuổi lao động trung bình của Công ty là khá trẻ, đây là một điều kiện thuận lợi cho công ty vì tuổi trẻ rất năng động và sáng tạo, tạo ra được những bước đột phá mới. Tuy đã không ngừng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên trong công ty, nhưng hiện nay lượng cán bộ có trình độ cao vẫn còn hạn chế. Điều này đòi hỏi công ty phải có biện pháp thu hút, tuyển chọn nhưng cán bộ có năng lực về với công ty nhiều hơn nữa.

Chính sách đào tạo: Đối với người lao động mới và chưa biết nghề may công

nghiệp sẽ được Công ty ký hợp đồng đào tạo nghề. Năm 2015, Trung tâm Đào tạo TNG đã tiếp nhận khoảng 350 học viên, chiếm 4% lao động nhận mới vào Công ty, chi phí trung bình cho một học viên/tháng là 2.500.000 đồng. Đối với CBCNV,

Công ty hỗ trợ 100% tiền lương, tiền học phí đào tạo đối với cán bộ được cử đi học nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt, Công ty còn hỗ trợ tiền học phí với con của CBCNV đang học tại các trường đại học có nguyện vọng vào làm việc tại Công ty.

Chính sách lương thưởng: Công ty xây dựng hệ thống thang bảng lương và

ban hành các quy chế trả lương, trả thưởng rất linh hoạt theo tiền lương với năng suất, chất lượng và hiệu quả của từng người, khuyến khích được người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tạo đà nâng cao hiệu suất làm việc.

Công ty thực hiện chính sách công khai mức lương, theo đó lao động của công ty được xếp thành 7 cấp khác nhau, tiêu chí xếp hạng và mức lương của từng hạng được công khai để người lao động cùng theo dõi và phấn đấu.

Ngoài chế độ khen thưởng bằng tiền, Công ty còn khen thưởng dưới hình thức tham quan dã ngoại nước ngoài, bằng cổ phiếu để vừa động viên người lao động, vừa tạo ra sự gắn bó của người lao động với Công ty. Công ty tổ chức xe đưa đón CBCNV, bổ sung hoàn thiện cơ chế chính sách, lương, thưởng, phúc lợi cho người lao động theo quy định hiện hành. Xây dựng bộ tiêu chuẩn chức danh công việc, triển khai phần mềm quản lý công việc để rà soát nhân sự, từ đó nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Chú trọng xây dựng văn hoá doanh nghiệp nhằm tạo dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, thoải mái, từ đó nâng cao năng suất lao động.

Lao động của Công ty có cơ cấu theo giới tính tốt với lượng lao động trẻ, năng động phù hợp với ngành và lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn phù hợp với sự tỷ mỉ, khéo léo và cần cù, nhưng tỷ trọng lao động theo trình độ vẫn còn hạn chế cần thu hút thêm lượng lao động có trình độ và tay nghề hơn nữa.

Với những chính sách quản trị nhân lực hiệu quả, luôn đổi mới đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, mặc dù bị cạnh tranh lao động gay gắt do nhà máy Samsung và một số nhà máy phụ trợ có vốn đầu tư nước ngoài nhưng kết quả tuyển dụng lao động trong 3 năm liên tiếp đều vượt chỉ tiêu cả năm. Có những gia đình hai thế hệ đều mong muốn gắn bó lâu dài với TNG bởi sự ổn định trong thu nhập và chế độ đãi ngộ tốt, đem lại sự an tâm và tin tưởng cho người lao động.

3.3.2.4. Công tác nghiên cứu và phát triển

Theo đánh giá của người tiêu dùng, các sản phẩm của TNG cũng đã đáp ứng được yêu cầu của một bộ phận khách hàng nhất định, Doanh thu năm 2015 tăng 1,4 lần so với năm 2014, điều này cho thấy thương hiệu TNG đang dần được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận. Danh mục các sản phẩm của TNG cũng được mở rộng để đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng ở những phân khúc thị trường khác nhau. Tuy nhiên, mức độ hài lòng của khách hàng về kiểu dáng, mẫu mã, kích cỡ của sản phẩm còn chưa cao, giá bán của sản phẩm vẫn được đánh giá là cao so với những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Để đáp ứng tốt nhu cầu, thị hiếu ngày một thay đổi của người tiêu dùng trong nước, công ty cần làm tốt công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)