Bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 37)

5. Kết cấu luận văn

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

Có thể thấy xu thế toàn cầu hóa thương mại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã đặt ngành dệt may Việt Nam trước những áp lực và thách thức to lớn. Vì vậy, để có thể tồn tại và cạnh tranh được trên chính sân nhà thì ngay từ bây giờ Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG phải nỗi lực rất nhiều. Và từ những kinh nghiệm của Tổng công ty cổ phần may Việt Tiến và Công ty May 10 sẽ là bài học quý báu cho Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, đây đều là các công ty có bề dày kinh nghiệm cũng như nắm bắt và theo đuổi thị trường nội địa từ sớm nên chúng ta không thể rập khuôn máy móc theo những gì họ đã làm mà phải vận dụng linh hoạt và có chọn lọc để phù hợp với điều kiện và khả năng của TNG, thích nghi với môi trường dệt may đầy cạnh tranh trên chính sân nhà. Những kinh nghiệm quý báu đó là:

- Tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường nội địa, chú trọng xây dựng và phát triển thương hiệu cho sản phẩm của mình là con đường mà các các doanh nghiệp trong nước đã thực hiện rất thành công. Để làm được điều này, cần có một chiến lược dài hạn trên cơ sở kết hợp hài hoà các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm, hoạt động marketing, không ngừng nâng cao chất lượng khâu thiết kế, tạo ra những sản phẩm bắt kịp xu hướng thời trang của các kinh đô thời trang thế giới nhằm tạo ra sức hút cho sản phẩm trong giai đoạn tới, từng bước tạo dựng tên tuổi trên thị trường nội địa, vươn xa hơn nữa là thị trường khu vực và thị trường quốc tế.

- Tích cực nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin về tập quán, thói quen tiêu dùng trong nước, hệ thống phân phối các sản phẩm may mặc của các công ty thành công trên thị trường nội địa, tính chất, nhu cầu về hàng dệt may, đối thủ cạnh tranh, phương thức cạnh tranh, kịp thời nắm bắt xu hướng thời trang, thói quen tiêu dùng để từ đó lập kế hoạch sản xuất loại sản phẩm gì, số lượng bao nhiêu, năng

động trong việc đổi mới mẫu mã sản phẩm, đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường nội địa.

- Mở rộng hệ thống kênh phân phối, tăng mức độ bao phủ thị trường kết hợp với quảng bá, giới thiệu sản phẩm cũng như thương hiệu với người tiêu dùng trong nước. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp dệt may trong nước cho thấy kênh phân phối có vai trò quyết định đến phát triển thị trường, nhất là đối với thị trường nội địa. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và mạng Internet, hành vi người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phương thức mua hàng trực tiếp qua mạng đã được biết đến và sử dụng khá phổ biến nhưng một bộ phận lớn người tiêu dùng vẫn có thói quen mua sắm trực tiếp, tâm lý được thử và lựa chọn trực tiếp sản phẩm ảnh hưởng lớn tới quyết định mua. Bởi vậy, mở rộng hệ thống kênh phân phối, dễ dàng cho khách hàng tiếp cận và trải niệm sản phẩm, tăng mức độ bao phủ thị trường trên toàn thị trường nội địa sẽ giúp sản phẩm của Công ty nhanh chóng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam, từ đó gia tăng doanh số, lợi nhuận, thị phần của Công ty tại thị trường nội địa.

- Nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và sự đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Thực tế cho thấy các sản phẩm may mặc có xuất xứ Trung Quốc với giá rất rẻ đã chiếm lĩnh 60 % thị trường may mặc của Việt Nam trong thời gian qua, tuy nhiên người Việt Nam với thu nhập và đời sống ngày một được cải thiện thì giá rẻ không còn là chiến lược cạnh tranh hiệu quả nữa, thay vào đó khách hàng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng và sự an toàn khi sử dụng sản phẩm. Bởi vậy không ngừng đổi mới, tăng cường trang thiết bị công nghệ tiên tiến, nhanh chóng sản xuất được những sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã đa dạng, phong phú để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước là vấn đề sống còn quyết định đến chất lượng và giá thành sản phẩm đối với các công ty dệt may Việt Nam hiện nay, để ngành dệt may phát huy tối đa vai trò là một ngành công nghiệp mũi nhọn. Để thực hiện được giải pháp này thì cần phải thu hút vốn đầu tư, tranh thủ các nguồn tài trợ để đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới trang thiết bị, dây truyền sản xuất tiên tiến hiện đại để có thế đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.

Để chiếm lĩnh được thị trường trong nước thì cạnh tranh về giá không phải là một giải pháp tối ưu trong giai đoạn hiện nay mà yếu tố chất lượng, sự đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau cùng với những thiết kế bắt kịp xu hướng thời trang thế giới là yếu tố then chốt quyết định đến sức mua của người tiêu dùng trong nước và trên thế giới. Đặc tính của sản phẩm may mặc chính là có vòng đời ngắn, mang tính thời trang và chịu chi phối bởi các yếu tố văn hoá, phong tục tập quán, tôn giáo, khí hậu, giới tính, tuổi tác nên trong thời gian tới việc thiết kế các sản phẩm may mặc cần mang tính thời trang, khai thác bản sắc văn hoá dân tộc để tạo nên phong cách riêng, nhãn hiệu riêng góp phần nâng cao sức cạnh tranh trên chính thị trường nội địa và thị trường quốc tế.

- Nâng cao năng lực đội ngũ thiết kế. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang thiếu nhân lực cho khâu thiết kế mà để có được các sản phẩm thời trang mang thương hiệu và phong cách hiện đại, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam thì cần có chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút và đào tạo đội ngũ thiết kế, lựa chọn và cử đi đào tạo nước ngoài để có được các mẫu thiết kế đẹp, hợp thời trang mang thương hiệu TNG. Ngoài tập trung khai thác và chiếm lĩnh thị trường trong nước thì TNG cũng cần chú trọng và đến các thị trường nước ngoài, từng bước giảm phương thức bán hàng gia công, thay vào đó tạo dựng cho mình một thương hiệu “Made in Việt Nam” có thể đứng vững trên thị trường quốc tế. Về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp phải trở thành phương thức xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghiệp may mặc Việt Nam trong đó có TNG.

- Tăng tỷ lệ nội địa hoá của sản phẩm dệt may. Để sản phẩm dệt may của Việt Nam có thể cạnh tranh trên chính sân nhà thì việc tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm dệt may là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong giai đoạn này. Đối với Công ty Cổ phần đầu tư và Thương Mại TNG, việc tăng tỷ lệ nội địa hoá sẽ giúp Công ty chủ động nguồn nguyên liệu, ít chịu sự biến động về giá cả của nguyên liệu ngoại nhập, đồng thời giảm được chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó giúp Công ty dành lại thị trường từ tay các thương hiệu ngoại nhập như Thái Lan, Trung Quốc …Để làm được điều đó, Việt Nam cần phải xây dựng chiến lược tập trung và phát triển vùng sản xuất nguyên phụ liệu nhằm

đảm bảo cung cấp cho ngành dệt may nguồn nguyên phụ liệu ổn định và chất lượng. “Dệt mà không mạnh thì may mãi mãi chỉ đi làm thuê”. Để làm được điều đó ngoài sự nỗ lực cổ gắng của chính các doanh nghiệp dệt may trong nước thì cần có sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ. Sự chủ động nguồn nguyên liệu sẽ giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong đó có TNG giành lại thị trường từ tay các thương hiệu ngoại nhập như Thái Lan, Trung Quốc …

Ngành dệt may có được thành quả như ngày nay có một phần hỗ trợ, quan tâm rất lớn của Nhà nước dưới nhiều hình thức như chính sách ưu đãi về thuế VAT như miễn thuế VAT đối với nguyên phụ liệu, hóa chất, thuốc nhuộm, chất trợ nhập khẩu... trong một thời gian nhất định, chính sách tỉ giá hối đoái, chính sách tín dụng và hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc chúng ta tham gia vào các tổ chức kinh tế thế giới và khu vực thì sự hỗ trợ này phải linh hoạt, khéo léo để tránh chúng ta bị rơi vào các vụ kiện "bán phá giá”. Việc chúng ta ra nhập WTO cũng tạo rất nhiều cơ hội như có thể phát huy “nội lực” về lao động, tài nguyên thiên nhiên; tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, vốn của các nước phát triển để nâng cao hiệu quả kinh tế, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó thì Việt Nam trở thành thành viên của WTO sẽ phải chấp nhận một sân chơi bình đẳng, không được sử dụng bất kỳ một hàng rào thuế quan và phi thuế quan nào để bảo hộ sản xuất trong nước, đặc biệt, ngành dệt may sẽ phải đối mặt với hàng ngoại nhập với nhiều ưu thế về chất lượng, giá cả. Bởi vậy, để có thể tồn tại và nâng cao được vị thế của dệt may Việt Nam trên thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG nói riêng cần phải tích luỹ cho mình những kinh nghiệm cần thiết, vận dụng nó một cách sáng tạo để có thể giành được ưu thế trên chính sân nhà trước khi bước những bước lớn hơn ra thị trường thế giới.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng phát triển thị trường nội địa sản phẩm hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG?

- Những giải pháp thích hợp nào cần áp dụng để phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

a) Dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ

những công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan:

- Các sách báo, công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu từ các phòng chuyên môn của công ty, các báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình tiêu thụ, báo cáo tài chính qua các năm.

- Các tài liệu từ Tổng Cục thống kê Việt Nam

- Thu thập thông tin từ sách, báo, mạng Internet, trang web có các bài viết về sản phẩm may mặc và tình hình tiêu thụ sản phẩm may mặc của các công ty may mặc khác trên thị trường.

b) Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng cách điều tra trực tiếp người tiêu

dùng, các đại lý bán hàng của công ty bằng danh mục các câu hỏi trong bảng hỏi đã được chuẩn bị trước.

Để đảm bảo tính khách quan trong việc nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập số liệu sơ cấp bằng cách điều tra phỏng vấn trực tiếp khách hàng của TNG để đánh giá về sản phẩm của công ty. Theo Slovin (1984), cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

n = N/(1+Ne2) Trong đó: n: cỡ mẫu

N: số quan sát tổng thể

Theo số liệu thu thập từ bộ phận kinh doanh của Công ty, số thẻ khách hàng cá nhân tại thời điểm nghiên cứu là 9.436 thẻ và số cửa hàng, đại lý của TNG trên toàn hệ thống phân phối là 42. Với công thức tính toán cỡ mẫu như trên ta có:

- Tổng số mẫu điều tra:

+384 khách hàng là người sử dụng sản phẩm may mặc +38 Đại lý bán hàng của công ty

- Nội dung điều tra:

+ Với khách hàng sử dụng sản phẩm may mặc: Thu thập thông tin về khách hàng, chủng loại sản phẩm may mặc thường sử dụng, số lượng sản phẩm mua bình quân mỗi lần mua, các ý kiến đánh giá về sản phẩm…

+ Với các đại lý và cửa hàng giới thiệu sản phẩm: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng hỏi đã được chuẩn bị trước nhằm thu thập thông tin liên quan đến số năm kinh doanh, tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm, chủng loại sản phẩm, giá bán, chính sách khuyến mãi của công ty đối với các đại lý…

2.2.2. Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Các tài liệu sau khi thu thập được chọn lọc, tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích. Các công cụ, kỹ thuật phân tích được xử lý trên Excel, kết hợp phương pháp mô tả để phản ánh thực trạng…

2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích số liệu dựa vào các chỉ tiêu số tuyệt đối (sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ,…), số tương đối (cơ cấu chủng loại sản phẩm, tốc độ tăng thị phần,…), dãy số biến động theo thời gian (số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ qua các năm,…) kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua các giai đoạn từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học về thực trạng tiêu thụ sản phẩm và phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG.

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT được hình thành bằng cách phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố của môi trường kinh doanh theo hai hướng cơ hội (O) và nguy cơ (T), tức

là liệt kê các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài công ty ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và phát triển theo cột các yếu tố nội bộ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty theo hướng điểm mạnh (S) và điểm yếu (W).

Qua ma trận SWOT có thể xác định được vị thế sản phẩm của công ty. Sản phẩm của công ty đang có những tiềm năng phát triển nào, những cơ hội và lợi thế cạnh tranh nào có thể tận dụng được. Hay công ty đang có những nguy cơ, đe doạ nào từ thị trường. Mục tiêu là sau từ ma trận SWOT đã xây dựng sẽ tìm ra được các giải pháp phù hợp với công ty. Tiến hành xây dựng giải pháp theo những nội dung sau:

Môi trường bên trong doanh nghiệp Môi trường

bên ngoài doanh nghiệp

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) Giải pháp kết hợp SO Giải pháp kết hợp WO

Thách thức (T) Giải pháp kết hợp ST Giải pháp kết hợp WT + Giải pháp SO (giải pháp phát triển): Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng.

+ Giải pháp WO: Các mặt yếu nhiều hơn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”.

+ Giải pháp ST: Là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài, được gọi là giải pháp “chống chọi”.

+ Giải pháp WT (giải pháp phòng thủ): Công ty còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài bằng một kế hoạch phòng thủ nhằm ngăn không cho các điểm yếu của công ty làm cho nó trở nên dễ bị tổn thương bởi các nguy cơ đến từ bên ngoài.

2.3. Các chỉ tiêu đánh giá về phát triển thị trường

Có nhiều chỉ tiêu đánh giá khả năng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty nhưng trong luận văn này giới hạn ở hai chỉ tiêu định lượng là phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 37)