Kết quả phân tích SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 88 - 90)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản

3.3.3. Kết quả phân tích SWOT

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

- Là một trong những công ty có năng lực sản xuất may lớn nhất miền Bắc. - Thiết lập được mối quan hệ lâu dài với một số nhãn hiệu nổi tiếng thế giới như Mango, C&A, Columbia, Levi’s, GAP, Decathlon..

- Bước dầu dần xây dựng chuỗi cung ứng để chủ động được nguồn nguyên liệu và được hưởng lợi về thuế suất khi Việt Nam ra nhập TTP và các hiệp định tự do thương mại.

- Về nhân lực, lao động tại địa phương hầu hết là lao động phổ thông, nguồn dồi dào.

- Với kết quả kinh doanh tốt trong các năm qua, các ngân hàng đã tài trợ rất tốt cho công ty khi vay vốn sản xuất kinh doanh.

- Tỷ lệ phụ thuộc nguồn nguyên phụ liệu vào thị trường nước ngoài còn khá cao (60%). - Nhân lực có trình độ chưa đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất. - Nợ doanh nghiệp đang ở mức cao, vốn lưu động âm và khả năng thanh toán nợ còn yếu.

- Năng lực tiếp thị còn hạn chế, chưa xây dựng được thương hiệu mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.

- Chưa có chiến lược đào tạo bài bản nguồn nhân lực dệt may chất lượng cao và đội ngũ thiết kế có khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

- Khâu thiết kế sản phẩm của công ty chưa mạnh, chưa đóng góp nhiều giá trị gia tăng vào sản phẩm.

Cơ hội (O) - Thị trường nội địa với dân số 91,5 triệu dân và mức sống ngày càng được nâng cao là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt xu hướng sử dụng các sản phẩm made-in- Việt Nam ngày càng được ưa chuộng.

- Các nhà máy sản xuất của TNG vẫn chưa hoạt động hết công suất.

- Chính phủ có những biện pháp ưu tiên khuyến khích đầu tư vào ngành dệt may như ưu đãi thuế nhập khẩu cho các nguyên liệu thô, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp…

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào dệt may Việt Nam (FDI) liên tục tăng, đặc biệt trong giai đoạn gần đây khi kì vọng về TTP và FTA EU - Việt Nam tăng lên. Các doanh nghiệp FDI thường có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao sẽ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam.

S-O: Là chiến lược kết hợp điểm mạnh bên

trong với cơ hội từ môi trường bên ngoài. Chiến lược có tên gọi

là chiến lược khai thác khả năng tiềm tàng. W-O: Là chiến lược khắc phục điểm yếu bên

trong bằng cách tận dụng cơ hội do môi trường bên ngoài đem lại. Chiến lược đó có tên gọi là chiến lược sản

phẩm.

Thách thức (T)

- Xuất phát điểm của các công ty dệt may Việt Nam còn thấp, công nghiệp phụ trợ chưa thực sự phát triển, nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu, tỷ lệ gia công cao do đó giá trị gia tăng thấp, đây là thách thức lớn nhất khi hội nhập kinh tế toàn cầu.

- Mặc dù chính sách của chính phủ khuyến khích đầu tư vào ngành công nghiệp phụ trợ nhưng các địa phương có xu hướng không thu hút đầu tư vào các ngành dệt nhuộm vì vấn đề môi trường. - Các doanh nghiệp FDI tạo ra sự cạnh tranh đáng kể với các doanh nghiệp trong nước về đơn hàng, nguyên liệu đầu vào, lao động …

- Cạnh tranh thu hút nhân lực trong vùng bởi dự án nhà máy Samsung tại Thái Nguyên.

S-T: Là chiến lược nhằm phát huy điểm mạnh để đối phó với các nguy cơ từ môi trường bên

ngoài. Chiến lược có tên gọi

là chiến lược giá thấp. W-T: Là chiến lược khắc phục điểm yếu bên trong và nguy cơ từ bên

ngoài, được gọi là chiến lược tập trung vào các yếu tố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển thị trường tiêu thụ nội địa sản phẩm hàng may mặc tại công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG​ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)