Kênh không cấp (kênh tiêu thụ trực tiếp): Gồm các nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Phương thức bán là bán tại công ty, bán lưu động.
Kênh một cấp: Bao gồm một người trung gian. Trên các thị trường người tiêu
dùng người trung gian này thường là người bán lẻ. Còn trên thị trường hàng tư liệu sản xuất thì người trung gian là người đại lý tiêu thụ hay người môi giới.
Kênh hai cấp: Bao gồm hai người trung gian. Trên thị trường thì những người này thường là người bán sỉ và người bán lẻ.
Kênh ba cấp: Gồm ba nhà trung gian.
Đối với kênh tiêu thụ trực tiếp do trực tiếp quan hệ với người tiêu dùng và thị trường nên dễ nắm bắt được thị hiếu, tình hình tiêu thụ hàng hoá từ đó dễ tạo uy tín với khách hàng. Phương thức phân phối trực tiếp diễn ra chậm, công tác thanh toán phức tạp, doanh nghiệp là người chịu rủi ro.
Đối với kênh tiêu thụ gián tiếp thì việc phân phối diễn ra nhanh chóng, công tác thanh toán đơn giản. Nếu xảy ra rủi ro thì sau khi giao hàng các tổ chức trung gian phải chịu trách nhiệm. Mặc dù vậy ở kênh gián tiếp này công ty không quan hệ trực tiếp với thị trường, với người tiêu dùng nên rất khó kiểm tra đánh giá phản hồi từ phía khách hàng.
Trên thực tế doanh nghiệp thường sử dụng cả kênh tiêu thụ trực tiếp và kênh tiêu thụ gián tiếp. Doanh nghiệp vừa bán sản phẩm của mình cho trung gian vừa mở cửa hàng bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng phát huy được ưu điểm của cả hai phương thức trên. Khi xây dựng kênh phân phối doanh nghiệp cần tính đến: Đặc điểm thị trường, sản phẩm; đặc tính kỹ thuật của sản phẩm và đặc điểm của đối thủ cạnh tranh.
- Chính sách giao tiếp khuyếch trương:
Đây cũng là một trong những chính sách quan trọng về tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi khi có một sản phẩm mới ra đời, doanh nghiệp cần phải có một chính sách khuyếch trương quảng cáo cho sản phẩm một cách có hiệu quả để sản phẩm có thể đến được nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng. Một sản phẩm có thể tiêu thụ một cách có hiệu quả là sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng cảm giác quen thuộc và sẽ nghĩ ngay đến sản phẩm đó khi có nhu cầu sử dụng. Chính sách
giao tiếp khuyếch trương sản phẩm chính là các chính sách về giới thiệu, quảng cáo và tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng. Do vậy, khi bất kì một sản phẩm mới nào bắt đầu được tung ra thị trường thì ngoài việc xây dựng các chính sách về giá, chính sách phân phối, chính sách về sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác và tồn tại trên thị trường thì các nhà quản trị cũng cần phải xây dựng một chính sách giao tiếp khuyếch trương, tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm đến được với người tiêu dùng.
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp
1.2.1. Môi trường bên ngoài doanh nghiệp
- Môi trường kinh tế: Tác động đến cả cung và cầu về hàng hóa dịch vụ, ảnh
hưởng tới quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Có rất nhiều yếu tố nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức tiêu thụ sản phẩm. Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mở rộng hoạt động của công ty và ngược lại.
- Môi trường chính trị pháp luật: Các yếu tố chính trị và pháp luật tạo ra
khuôn khổ pháp lý của môi trường để công ty hoạt động, tác động tới công ty theo các hướng khác nhau. Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho công ty. Sự ổn định về chính trị, sự nhất quán về quan điểm chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn các nhà đầu tư và sự phát triển ổn định của công ty.
- Môi trường khoa học công nghệ: Đây là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng và
trực tiếp tới kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Trong thời buổi khoa học công nghệ phát triển từng ngày, từng giờ mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ thay thế các công nghệ ra đời trước đó không nhiều thì ít. Khoa học công nghệ phát triển cho phép các công ty đẩy mạnh năng suất, cải tiến sản phẩm và luôn cho phép ra đời những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu thị trường. Nó làm thay đổi cả phương thức kinh doanh của công ty, ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường. Những công ty sở hữu nền công nghệ cao luôn tạo được vị thế và chỗ đứng cho mình trên thị trường.
ảnh hưởng đến thái độ tiêu dùng. Mỗi cá nhân trong một quốc gia có các quyết định tiêu dùng riêng không giống nhau và đương nhiên là các nước có bản sắc văn hóa khác nhau thì quyết định tiêu dùng cũng sẽ khác nhau.
- Môi trường ngành: Bao gồm nhiều công ty có thể đưa ra các sản phẩm và
dịch vụ giống nhau hoặc tương tự nhau có thể thay thế cho nhau. Chúng ta phải phân tích và phán đoán các thế lực cạnh tranh trong môi trường ngành để xác định các cơ hội và đe dọa đối với công ty. Phân tích môi trường ngành ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dựa vào mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael H Porter.
Mỗi lực lượng trong số 5 lực lượng cạnh tranh càng yếu th´ì công ty càng có cơ hội về giá cả, sản phẩm nhằm thu được lợi nhuận và vị trí trên thương trường cao hơn, mạnh mẽ hơn và ngược lại.