Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu
2.2.1.1. Trong nghiên cứu định tính
- Tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên:
+ Tổng thể là tập hợp các hồ sơ tín dụng (HSTD) phát sinh và có dƣ nợ từ trong 3 năm liên tiếp từ 2012 đến 2014.
* Trong các hồ sơ trên, chọn ra các hồ sơ tín dụng từng năm theo các tiêu chí sau:
* Phân theo đối tƣợng cho vay * Phân theo loại vay
* Phân theo khu vực thành thị và nông thôn (tƣơng ứng với bốn vùng). * Phân theo tính chất nợ
- Điều tra trực tiếp tại hộ vay
Trên cơ sở hồ sơ tín dụng của hộ sản xuất nông nghiệp đã chọn ra để phân tích tại Ngân hàng, chúng tôi lọc ra những khách hàng phân theo các tiêu chí nhƣ trên (đối tƣợng vay vốn vẫn là tiêu chí chính), đồng thời phân theo đặc trƣng bốn vùng trong hai khu vực thành thị và nông thôn của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên. Chủ yếu là những khách hàng có nợ quá hạn và còn dƣ nợ.
2.2.1.2. Nghiên cứu định lượng
Với đặc thù ở phần nghiên cứu này, chúng tôi chọn toàn bộ hồ sơ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên để tổng hợp số liệu, xử lý và tính toán.
2.2.2. Thu thập tài liệu
2.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp
Liệt kê các thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hóa theo nội dung và địa điểm dự kiện thu thập.
- Liên hệ với cơ quan cung cấp thông tin. - Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
- Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua quan sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại. Các nghiên cứu gần đây có liên quan và đƣợc tiến hành bởi các tập thể, cá nhân,…
+ Các loại sách và bài giảng: Hoạt động Ngân hàng thƣơng mại, quản trị rủi ro tín dụng, Tín dụng Ngân hàng… + Các bài báo từ các tạp chí có liên quan tới đề tài
+ Các tài liệu từ các website + Các luận văn, báo cáo liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Thƣ viện ĐH Kinh tế và quản trị Kinh doanh Thái Nguyên.
Thƣ viện, internet, thông tin trên website.
Giáo trình của Học viện Tài chính và giáo trình của đại học Kinh tế quốc dân - Hà nội.
- Tình hình nhân sự Số liệu về tình hình chung của Ngân hàng chi nhánh và các đơn vị nghiên cứu điểm, quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
+ Số nhân sự làm việc tại chi nhánh và trình độ chung về nhân sự của chi nhánh.
+ Báo cáo kết quả SXKD của Ngân hàng qua các năm. + Tình hình thực hiện quản lý rủi ro tín dụng: hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng.
+ Chính sách phát triển của Ngân hàng chi nhánh thời gian tới và chính sách quản lý rủi ro tín dụng nói riêng.
- Phòng hành chính nhân sự
Báo cáo tài chính Ngân hàng - Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm.
Báo cáo kế hoạch phát triển kinh doanh và tín dụng của Ngân hàng.
+ Tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên: Thu thập thông tin trên hồ sơ khách hàng, hồ sơ tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên qua các năm.
+ Các thông tin điều tra trực tiếp tại hộ vay.
Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi tiến hành điều tra, phỏng vấn các cán bộ, khách hàng của Ngân hàng chi nhánh nhƣ sau:
- Điều tra 10 cán bộ là nhân viên của Ngân hàng chi nhánh.
- Điều tra 90 khách hàng là ngƣời có quan hệ và có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng (Theo mẫu điều tra chuẩn bị sẵn ở phần phụ lục).
Trong đó, cụ thể mẫu điều tra nhƣ sau:
Bảng 2.1: Thống kê mẫu điều tra khách hàng
Phân loại Tổng số Đối tƣợng vay Ngắn hạn Trung và dài hạn - Cá thể 10 8 2 + Vay tiêu dùng 8 8
+ Vay đầu tƣ giáo dục 2 2
- Đơn vị kinh doanh và sản xuất 80 50 30
+ DN vừa và nhỏ 50 30 20
+ Hộ kinh doanh 30 20 10
(Chọn mẫu của tác giả)
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu
- Phƣơng pháp kế thừa tƣ liệu:
+ Phƣơng pháp kế thừa tƣ liệu đƣợc áp dụng để thu thập những thông tin tƣ liệu về sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp, nông thôn, các tài liệu về chính sách nông nghiệp, chính sách và quy định về tín dụng Ngân hàng, vấn đề rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng…Đƣợc lấy từ sách tham khảo, tạp chí chuyên ngành, báo cáo khoa học và của các cơ quan chuyên môn nhƣ Agribank, Ngân hàng Nhà Nƣớc Việt Nam, NHNN chi nhánh tỉnh Thái Nguyên…
- Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn theo bảng câu hỏi:
Chúng tôi đã sử dụng bảng câu hỏi để tiến hành phỏng vấn 90 khách hàng vay tại 08 xã, phƣờng thuộc 4 vùng trong huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên tƣơng ứng theo hồ sơ vay vốn. Những khách hàng đƣợc phỏng vấn là các khách hàng có đối tƣợng vay vốn khác nhau, quy mô và khả năng sản xuất khác nhau.
- Phƣơng pháp đánh giá nhanh có tham dự (PRA):
Phƣơng pháp PRA mà đề tài đã thực hiện chính là việc thảo luận với những nhóm ngƣời dân, cán bộ thôn, cán bộ Ngân hàng, cán bộ xã và cấp huyện để xác định những khó khăn trong quá trình vay vốn, sử dụng và hoàn trả vốn tín dụng Ngân hàng, để từ đó xác định nguyên nhân rủi ro tín dụng, từ đó đề ra những giải pháp khắc phục.
- Phƣơng pháp chuyên gia
Phƣơng pháp chuyên gia mà đề tài đã sử dụng thể hiện qua sự dựa vào kinh nghiệm, hiểu biết rộng của các chuyên gia để kiểm tra mức chính xác, đánh giá và nâng cao tính đúng đắn của các nguồn thông tin thu thập đƣợc.
2.2.4. Xử lý số liệu
Tài liệu sau khi thu thập, chúng tôi kiểm tra lại, nếu phát hiện sai sót, thiếu tính chính xác trong khi ghi chép, tổng hợp, chúng tôi bổ sung những thông tin còn thiếu, sau đó lọc và tổng hợp lại, tính toán cho phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Hầu hết xử lý bằng chƣơng trình Excel trên máy vi tính, riêng trong tổng hợp, phân loại, thống kê và lọc số liệu ban đầu theo các tiêu chí để phù hợp với hƣớng nghiên cứu từ hồ sơ tín dụng Ngân hàng.
2.2.5. Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả
Là phƣơng pháp mô tả toàn bộ sự vật và hiện tƣợng trên cơ sở các số liệu đã tính toán. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện thông qua việc sử dụng số bình quân, tần suất, số tối đa và số tối thiểu.
+ Phương pháp so sánh
Bao gồm so sánh tƣơng đối và so sánh tuyệt đối để đánh giá động thái phát triển của sự vật, hiện tƣợng theo thời gian và không gian. Việc so sánh đƣợc tiến hành theo nguyên tắc đồng nhất về thời gian hoặc đối tƣợng so sánh. Sau đó tìm ra quy luật chung của hiện tƣợng nghiên cứu.
- Kết hợp một số phƣơng pháp khác nhƣ: phƣơng pháp đồ thị, phƣơng pháp số.