Cơ cấu nợ xấu theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 84 - 144)

b. Nợ xấu theo chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)

Theo tiêu chuẩn IFRS, tổng dƣ nợ để phân loại nợ không bao gồm các khoản vay mà Ngân hàng không phải chịu rủi ro, do đó không phải trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể, không bao gồm các khoản cho vay sau:

- Cho vay chỉ định và theo kế hoạch của Nhà nƣớc: bao gồm các khoản cho vay đƣợc tài trợ từ nguồn vốn vay NHNN và vốn ủy thác từ Bộ Tài chính

- Cho vay ODA bao gồm các khoản cho vay đƣợc tài trợ bởi các nguồn vốn ủy thác từ các chƣơng trình phát triển chính thức thông qua Bộ Tài chính. Ngân hàng chỉ đóng vai trò là đại diện quản lý những nguồn vốn này. Theo đó, Ngân hàng không chịu bất kỳ rủi ro nào liên quan đến khoản cho vay này theo nhƣ các điều khoản đã đƣợc quy định trong bản thỏa thuận với nhà tài trợ ODA và Bộ Tài chính.

- Nợ khoanh: Là những khoản nợ xấu nhƣng đƣợc khoanh lại theo hƣớng dẫn của Chính Phủ. Trong thời gian khoanh nợ, thông thƣờng từ 3 đến 5 năm, Ngân hàng sẽ không tính lãi. Mặt khác, NHNN sẽ cấp cho Ngân hàng nguồn vốn vay không chịu lãi suất để bù đắp nguồn vốn bị ứ đọng do ảnh

hƣởng của những khoản nợ khoanh. Chính sách kế toán của Ngân hàng là không trích lập dự phòng rủi ro cho những khoản nợ này.

Tổng dƣ nợ (không bao gồm nợ khoanh, nợ cho vay chỉ định và theo KHNN, nợ cho vay ODA) đƣợc phân loại thành 5 nhóm, trong đó nợ xấu bao gồm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn. Theo kết quả phân loại theo IFRS, tổng nợ xấu của Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên tại 31/12/2013 là 22.689 triệu đồng. Kết quả này chênh lệch nhỏ hơn kết qua phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN (26.436 triệu đồng) cho thấy Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tiến dần tới theo chuẩn mực của kiểm toán quốc tế.

3.3.4. Kết quả xử lý nợ xấu tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên Thái Nguyên

Kết quả cho thấy dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản/tổng dƣ nợ tăng liên tục qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2012 là 71%, năm 2013 là 78%, năm 2014 là 83%. Tỷ lệ này trong hai năm 2013 và 2014 đã vƣợt quá tỷ lệ tối thiểu mà thông lệ quốc tế quy định (75%). Tuy vấn đề xử lý TSĐB còn gặp nhiều khó khăn phức tạp nhƣng việc nâng cao tỷ lệ cho vay có TSĐB là hƣớng đi đúng đắn góp phần nâng cao chất lƣợng danh mục cho vay của Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên và là nguồn dự phòng tốt để xử lý một khi xảy ra rủi ro.

- Kết quả xử lý nợ xấu tồn đọng theo Quyết định 149/2001/QĐ - TTg

Bảng 3.16: Kết quả xử lý nợ xấu tồn đọng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2013- 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nợ thƣơng mại Nợ chỉ định, KHNN

Tổng số đã xử lý Tuyệt đối %

Tổng số nợ đã xử lý 2.213 356 2.569 100

Thu nợ 578 40 618 24,05

Bản khai thác, cho thuê TSĐB 213 8 221 8,6

Giảm nợ, đánh giá lại nợ 189 9 198 7,7

Xử lý nợ nhóm 2 100 187 287 11,2

Xử lý bằng quỹ DPRR 768 112 880 34,25

Đƣợc chính phủ xử lý riêng 0 0 0 0

(Nguồn báo cáo thường niên Agribank-Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2013-2014 và Báo cáo tổng kết năm 2013,2014)

- Kết quả xử lý nợ thông qua thu hồi trực tiếp, thông qua phát mãi tài sản đảm bảo vay nợ vay

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã thực hiện rà soát, xây dựng phƣơng án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mại tài sản đảm bảo đƣợc ƣu tiên đặt lên hàng đầu

Trong năm 2014, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã tự thu hồi đƣợc 2.587 triệu đồng nợ xấu (trong đó, thu trực tiếp từ nguồn thu của khách hàng là 2.109 triệu đồng, thu từ việc phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay là 478 triệu đồng).

- Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro:

Với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng. Trong thời gian qua, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm.

Trong những năm qua nhằm làm sạch bảng cân đối tài sản, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý nợ khác, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng đối với các khoản nợ đúng đối tƣợng, đủ điều kiện theo quy định của Nhà nƣớc. Tính đến thời điểm 31/12/2013, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã sử dụng 1.026 triệu đồng để xử lý rủi ro tín dụng.

Bảng 3.17: Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro năm 2013 -2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu thƣơng mại 950 768 Nợ xấu chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nƣớc 76 112

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 - 2014)

- Kết quả xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ

Trong các biện pháp xử lý nợ, cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ Ngân hàng là một trong những biện pháp đƣợc Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên áp dụng nhằm xử lý các khoản nợ xấu.

Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành, chặt chẽ về các điều kiện khi thực hiện cơ cấu, đảm bảo mục tiêu thu hồi đƣợc nợ theo thời hạn đã cơ cấu và gắn cơ cấu nợ với miễn giảm lãi. Tổng dƣ nợ đƣợc Hội sở chính chấp thuận cho cơ cấu năm 2012 là 2.078 triệu đồng (trong đó, nợ thƣơng mại là 1.850 triệu đồng, nợ cho vay chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nƣớc là 228 triệu đồng).

Thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các khách hàng có khả năng thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ đƣợc cơ cấu, cải thiện đƣợc nhóm nợ xấu (khi thực hiện trả nợ theo thời hạn đƣợc cơ cấu theo một thời gian nhất định theo quy định, một khoản nợ xấu nhóm 3 có thể đƣợc chuyển lên nhóm 2) dẫn đến nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm, khả năng thu hồi nợ đƣợc cải thiện.

- Kết quả thu nợ hạch toán ngoại bảng

Theo quy định của NHNN, số nợ xấu sau khi đƣợc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngọa bảng các Ngân hàng phải tiếp tục theo dõi, đôn đốc, áp dụng các biện pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ. Các khoản nợ hạch toán ngoại bảng tận thu đƣợc, Ngân hàng đƣợc hạch toán vào thu nhập bất thƣờng.

Trong những năm qua, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã cố gắng nỗ lực, quyết tâm thu hồi nợ ngoại bảng để góp phần tăng thu nhập của Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, giảm thiểu

và khắc phục bớt tổn thất trong rủi ro tín dụng. Kết quả thu nợ ngoại bảng thời gian qua nhƣ sau: Năm 2013 thu đƣợc 258 triệu đồng, năm 2014 thu đƣợc 325 triệu đồng.

3.4. Đánh giá công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên Huyện Phú Bình Thái Nguyên

3.4.1. Những kết quả đạt được về việc thực hiện quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên

Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã áp dụng một số công cụ quản lý rủi ro có hiệu quả nhƣ chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng trên cơ sở đánh giá tổng hợp các yếu tố định tính và định lƣợng về khách hàng; phối hợp giữa các phòng nghiệp vụ trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng; thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc. Cụ thể:

Tích cực xử lý nợ quá hạn và nợ có dấu hiệu rủi ro

Xử lý nợ quá hạn, nợ có dấu hiệu rủi ro đƣợc Ban lãnh đạo đặc biệt chú trọng. Định kỳ, chi nhánh phải báo cáo tình hình cụ thể của từng khoản nợ quá hạn lên Ban giám đốc, tình hình thực hiện kế hoạch thu hồi nợ để Ban giám đốc nắm bắt kịp thời, phối hợp cùng các phòng, cán bộ liên quan xử lý.

- Thực hiện việc đánh giá lại TSĐB thường xuyên và liên tục: Định kỳ cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra thực tế tình hình TSĐB, định giá lại để phù hợp với chính sách Ngân hàng và thị trƣờng.

- Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng đảm bảo mức tăng trƣởng tín dụng không vƣợt quá 20%, không cho vay và hạn chế cho vay một số lĩnh vực theo quy định của thông tƣ 13.

- Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong luật các tổ chức tín dụng và trong các quyết định của Ngân hàng Nhà nước: Các trƣờng hợp cấm Ngân hàng không đƣợc tài trợ, tổng dƣ nợ cho vay đối với một

khách hàng không vƣợt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dƣ nợ cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không vƣợt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng, tổng dƣ nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không vƣợt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Cơ cấu tín dụng có sự chuyển biến tích cực:

+ Cơ cấu tín dụng theo loại hình khách hàng chuyển dịch theo hƣớng giảm dần, tỷ trọng cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp Nhà nƣớc, tăng tỷ trọng cho vay đối với các thành kinh tế ngoài quốc doanh.

+ Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn; tăng tỷ trọng cho vay thƣơng mại.

+ Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung chi nhánh có thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dƣ nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Hệ thống đánh giá và kiểm soát rủi ro theo thông lệ quốc tế bước đầu được áp dụng: Một số công cụ QLRRTD cơ bản đã và đang đƣợc triển khai khá nề nếp nhƣ: Hệ thống chấm điểm và phân loại rủi ro đối với khách hàng , xác định giới hạn tín dụng tối đa cho từng khách hàng, hệ thống văn bản quản lý RRTD khá đồng bộ... Đặc biệt, mô hình đổi mới hoạt động tín dụng theo hƣớng phát huy tối đa từng chức năng trong cho vay (Quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro, quản lý nợ) đã đƣợc áp dụng thí điểm và sẽ triển khai rộng trong thời gian sắp đến là những lợi thế mạnh của Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên trong cuộc cạnh tranh sắp tới.

- Các biện pháp dự phòng để xử lý nợ xấu được tăng cường: Gồm trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro, tăng tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo.

- Chất lượng cán bộ tín dụng được nâng cao: Trong 3 năm gần đây, Hội nghị chuyên đề tín dụng và hội nghị tập huấn tín dụng đã liên tục đƣợc tổ chức. Nội dung chính của hội nghị là cung cấp các kiến thức và thông tin mới về quản trị rủi ro, tập huấn về phƣơng pháp thẩm định và quản lý nợ vay mới. Ngoài ra ban lãnh đạo Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, ban lãnh đạo

Agribank- Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên đều rất quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, mở thêm các lớp học nghiệp vụ chuyên sâu nhƣ cho vay đầu tƣ dự án, phân tích tài chính doanh nghiệp, quản lý quan hệ khách hàng...Chính vì vậy, trình độ của cán bộ tín dụng đƣợc nâng cao thêm một bƣớc.

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại rủi ro tín dụng tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên Huyện Phú Bình Thái Nguyên

Mặc dù hoạt động tín dụng của Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên có những thành tựu vƣợt bậc trong những năm qua nhƣng có thể nói hoạt động tín dụng chƣa trở thành thế mạnh của Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, chƣa tƣơng xứng với tiềm lực về nguồn vốn của mình trên thƣơng trƣờng, cụ thể:

Tỷ lệ nợ xấu vẫn ở mức cao

Bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên.

Chưa có bộ phận chuyên trách quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên. Do vậy làm giảm chất lượng tín dụng

Mô hình đánh giá rủi ro

Các mô hình đánh giá rủi ro còn nặng về cảm tính, thiếu các công cụ đo lƣờng rủi ro hiệu quả: Mô hình chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ hời gian qua đã bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt là khi áp dụng đối với các khách hàng là doanh nghiệp nhỏ có tính chất hoạt động nhƣ những công ty gia đình thì việc đánh giá các chỉ tiêu tài chính, quản lý gặp rất nhiều khó khăn do các báo cáo tài chính không đƣợc kiểm toán độc lập, hệ thống thông tin, chuẩn mực kế toán chƣa thực sự đủ độ tin cậy. Đó là chƣa kể đến việc rất nhiều doanh nghiệp có hai hoặc nhiều hệ thống sổ sách kế toán.

Thông tin khách hàng

Thông tin luôn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của Ngân hàng và là công cụ quan trọng nhất để kiểm soát RRTD, nhƣng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro của Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên chƣa đầy đủ và hoạt động không hiệu quả. Các thông tin liên quan

đến tài sản đảm bảo, liên quan đến nợ ngoại bảng chƣa đƣợc khai thác nhiều từ hệ thống. Chƣa có các thông tin cảnh báo sớm hoặc phát hiện giúp chi nhánh có biện pháp chủ động phòng ngừa rủi ro. Vì vậy, hạn chế nhất định đến hiệu quả QLRRTD.

Việc quản lý, lưu hồ sơ tín dụng chưa đầy đủ và thiếu chuyên nghiệp

Tại Chi nhánh và các phòng giao dịch, công tác lƣu trữ hồ sơ còn chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Nhiều hồ sơ còn thiếu văn bản, giấy tờ liên quan. Việc sắp xếp hồ sơ chƣa khoa học, lộn xộn... gây khó khăn trong công tác tìm kiếm và kiểm soát sau. Hồ sơ còn đang dƣ nợ và đã đƣợc tất toán chƣa phân chia rõ ràng.

Chưa có sự gắn kết khách hàng và cán bộ tín dụng hợp lý

Với số lƣợng nhân viên còn hạn chế, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên vẫn chƣa thể quan tâm, chăm sóc chu đáo đến tất cả khách hàng, mà chỉ quan tâm đến một số khách hàng thƣờng xuyên giao dịch với Ngân hàng. Hoạt động tín dụng cần có sự gắn kết giữa cán bộ tín dụng và khách hàng, đòi hỏi cán bộ phụ trách phải nắm bắt đƣợc thƣờng xuyên tình hình của khách hàng, phải trở thành bạn của khách hàng để lắng nghe kịp thời những khó khăn vƣớng mắc trong hoạt động sử dụng vốn vay. Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên có chế độ luân chuyển cán bộ liên tục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 84 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)