Nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 121 - 124)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

4.3.2. Nâng cao hiệu quả của các công cụ quản lý rủi ro tín dụng

Thứ nhất, sử dụng kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng để

phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp phải đƣợc sử dụng để phân loại nợ và trích dự phòng theo quy định của NHNN. Theo đó, căn cứ vào kết quả XHTD, các khoản nợ của khách hàng thuộc đối tƣợng XHTD sẽ đƣợc phân loại vào các nhóm nợ tƣơng ứng.Trên cơ sở các nhóm nợ, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên thực hiện trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ tƣơng ứng theo quy định tại Quyết định số 493/QĐ- NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thống đốc NHNN.

Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng cuối cùng của khách hàng phải đảm bảo sự phù hợp với nhóm nợ rủi ro cao nhất của khách hàng tại các chi nhánh. Và nhƣ vậy, với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để phân loại nợ sẽ giúp cho Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên xác định chính xác tỷ lệ nợ xấu tại mỗi thời điểm, hỗ trợ việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng nhƣ đánh giá khách hàng vay vốn một cách thống nhất.

Ngoài ra, các kết quả chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp phải đƣợc lƣu giữ khoa học và định kỳ đánh giá tính hiệu quả cũng nhƣ các vƣớng mắc và những điểm không phù hợp khi áp dụng vào thực tế. Từ đó, đề xuất những điểm phù hợp hơn về quy trình cũng nhƣ hệ thống các chỉ tiêu làm cơ sở cho bộ phận

có chức năng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên xây dựng đƣợc hệ thống và xếp hạng tín dụng phù hợp và mang tính chuẩn mực.

Thứ hai, trong khi Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái

Nguyên chƣa xây dựng đƣợc mô hình định lƣợng để xác định mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng nhƣ xác định GHTD tƣơng ứng với mức độ rủi ro, cán bộ tín dụng cần phải áp dụng các kỹ thuật phân tích tổng hợp tình hình doanh nghiệp: phân tích định tính, phân tích chỉ số tài chính, phân tích dòng tiền... nhằm đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp để xây dựng GHTD cho phù hợp. Mặt khác cần chủ động tìm thông tin về khách hàng bằng mọi phƣơng tiện để xây dựng GHTD cho khách hàng đúng tiến độ, đảm bảo kế hoạch tín dụng của ngân hàng.

Thứ ba, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên cần xây

dựng đƣợc hệ thống nhận diện, đo lƣờng, cảnh báo rủi ro và đề xuất các giải pháp giám sát từ xa giúp CBTD có thể nhận diện sớm các rủi ro và xây dựng biện pháp phòng tránh. Có thể tổng kết các dấu hiệu nhƣ sau:

* Các dấu hiệu liên quan đến giao dịch với ngân hàng

- Doanh nghiệp trì hoãn việc nộp báo cáo tài chính hoặc có dấu hiệu suy giảm khả năng thanh toán tiền gốc, lãi.

- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không tiêu thụ đƣợc hàng, không thu đƣợc tiền hàng nhƣ dự tính hoặc chây ỳ không muốn trả nợ.

- Khách hàng đề nghị điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc cơ cấu lại thời gian trả nợ với những lý do thiếu thuyết phục mang tính khách quan hay việc hạ bậc trong xếp hạng khách hàng là những dấu hiệu đáng lƣu ý.

- TSBĐ không đủ tiêu chuẩn, giá trị TSBĐ bị giảm sút so với định giá khi cho vay.

* Các dấu hiệu liên quan đến hoạt động của khách hàng

hiện thông qua các chỉ số lãi trên tài sản của ngƣời vay (ROA), lãi trên vốn cổ phần (ROE) hay thu nhập trƣớc trả lãi và thuế (EBIT).

- Sự thay đổi thƣờng xuyên về tổ chức của Ban lãnh đạo doanh nghiệp; xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn của Ban lãnh đạo, tranh chấp trong quá trình quản lý.

- Các dấu hiệu về sự khó khăn của khách hàng trong việc tiêu thụ sản phẩm, phát triển sản phẩm, thay đổi về chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nƣớc, hàng hóa ngoại nhập tràn lan với tính năng mới, giá cả hợp lý...

Việc nhận diện đƣợc các dấu hiệu rủi ro nhƣ trên không phải dễ dàng trong thực tế. Nếu ngân hàng phát hiện ra đƣợc nhiều, chính xác dấu hiệu cảnh báo về rủi ro tín dụng thì đó chính là hƣớng để ngân hàng có các biện pháp thích hợp và kịp thời ngăn chặn không để rủi ro xảy ra.

Thứ tƣ, nâng cao chất lƣợng thẩm định dự án, phƣơng án vay vốn

Thẩm định khách hàng cũng nhƣ nhu cầu vốn của khách hàng chính xác góp phần hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Hiệu quả của thẩm định phụ thuộc rất nhiều vào năng lực của CBTD và chất lƣợng của hệ thống thông tin. Để nâng cao chất lƣợng thẩm định, cần bố trí những cán bộ có trình độ, kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, thƣờng xuyên tổ chức các buổi thảo luận và khoá học về thẩm định dự án để cập nhật thông tin, cách thức thẩm định dự án.

Khi thẩm định dự án thuộc các lĩnh vực khác nhau, CBTD cần tham khảo và tìm hiểu các thông tin về các dự án cùng lĩnh vực đầu tƣ để đƣa ra các nhận định chính xác cũng nhƣ tìm hiểu lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật của dự án, phƣơng án xin vay vốn của khách hàng. Đối với những dự án vay vốn lớn, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên có thể xem xét thuê tổ chức tƣ vấn độc lập, có tƣ cách pháp nhân, có năng lực, uy tín để thẩm định, xác nhận trƣớc khi chấp thuận cho vay. Việc này có thể tăng chi phí cho ngân hàng nhƣng đảm bảo an toàn khi ngân hàng quyết định cho vay bởi CBTD của ngân hàng tuy có kinh nghiệm nhƣng chƣa toàn diện nên việc chấp nhận hoặc từ chối cho vay có thể chƣa chính xác.

Trong quá trình thẩm định, CBTD cần lƣu ý thẩm định uy tín, khả năng tài chính của khách hàng, giúp ngân hàng đánh giá đúng thực trạng tài chính trƣớc khi có quyết định đầu tƣ. Trên thực tế, CBTD thƣờng thẩm định khả năng tài chính của khách hàng thông qua báo cáo tài chính, tuy nhiên không phải báo cáo tài chính nào cũng trung thực, một số khách hàng chủ ý cung cấp các báo cáo tài chính với thông tin sai lệch. Điều này đòi hỏi CBTD phải có kỹ năng để nhận biết những thông tin nào là chính xác hay không chính xác để có thể đƣa ra những nhận định của mình.

Thẩm định dự án đồng thời cũng là tƣ vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn vay làm sao cho đồng vốn vay phát huy hiệu quả nhất. Nhƣ vậy CBTD không chỉ thẩm định trƣớc khi cho vay mà còn phải thẩm định cả sau khi cho vay, rút kinh nghiệm khi thẩm định những dự án mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)