Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 56 - 60)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Các chỉ tiêu phản ánh công tác quản lý rủi ro tín dụng

Hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng đƣợc thể hiện qua các chỉ tiêu bao gồm chỉ tiêu định tính và định lƣợng. Trong bất kỳ một hoạt động nào, yếu tố hiệu quả là yếu tố quan trọng nhất. Hiệu quả chính là sự so sánh giữa kết quả đạt đƣợc của một hoạt động với các chuẩn mực. Nhƣ vậy, quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả khi kết quả của nó đạt đƣợc là chuẩn mực.

2.3.1. Chỉ tiêu định tính

* Nhóm 1: Các chỉ tiêu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng, cụ thể

- Mức độ vay thƣờng xuyên tăng, chậm thanh toán các khoản nợ gốc và lãi, thƣờng xuyên yêu cầu Ngân hàng cơ cấu nợ, yêu cầu các khoản vay vƣợt quá nhu cầu dự kiến.

Xu hƣớng của các tài khoản của khách hàng: Khó khăn trong thanh toán lƣơng, giảm sút số dƣ tài khoản tiền gửi, thƣờng xuyên yêu cầu hỗ trợ vốn lƣu động, gia tăng khoản nợ thƣơng mại...

Khách hàng thƣờng xuyên sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn cho hoạt động dài hạn, chấp nhận sử dụng các nguồn tài trợ đắt nhất, đồng thời là dấu hiệu về vốn điều lệ của khách hàng đang có xu hƣớng giảm sút....

* Nhóm 2: Các dữ liệu xử lý thông tin tài chính kế toán

Biểu hiện đầu tiên là việc khách hàng cố tình giả mạo các số liệu kế toán nhằm làm đẹp cho báo cáo tài chính trình Ngân hàng, làm gia tăng giá trị thực của các tài sản khác, trì hoãn việc trình các chứng từ tài chính liên quan theo yêu cầu của Ngân hàng.

* Nhóm 3: Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý khách hàng

Thể hiện đầu tiên là việc thay đổi thƣờng xuyên chính sách quản lý khách hàng, thay đổi cán bộ quản lý một cách bất hợp lý, các chi phí phát sinh trong quá trình quản lý không chính xác, cán bộ có trình độ yếu kém không theo kịp sự phát triển của khách hàng...Chính từ những thay đổi và sự bất hợp lý trong quản lý khách hàng là một dấu hiệu khá rõ ràng trong việc làm phát sinh các rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.

* Nhóm 4: Các chỉ tiêu về ưu tiên trong kinh doanh

Do Ngân hàng quá chú trọng về các hợp đồng lớn mà bỏ qua các bƣớc cần thiết trong thẩm định hay xem xét kỹ lƣỡng trong quá trình ký hợp đồng tín dụng, hoặc rút ngắn thời gian thẩm định một cách quá bất cần...Đây chính là mối đe dọa lớn nhất thể hiện khả năng rủi ro tín dụng rất cao của Ngân hàng.

* Nhóm 5: Các chỉ tiêu kỹ thuật và thương mại

Biểu hiện cụ thể nhƣ: Sự thay đổi lãi suất, tỷ giá, thị hiếu trên thị trƣờng, sự bất ổn trên thị trƣờng trong thời gian gần đây, việc Việt Nam gia nhập tổ chức WTO làm tăng tính cạnh tranh, xuất hiện nhiều đối thủ lớn...hoặc có thể thấy sự ảnh hƣởng rõ rệt từ những thay đổi chính sách của Nhà nƣớc mà đặc biệt là chính sách thuế, sự không ổn định trong hệ thống pháp luật cũng dẫn đến rủi ro cho cả khách hàng và cho cả Ngân hàng thƣơng mại.

2.3.2. Chỉ tiêu định lượng * Tỷ lệ nợ quá hạn:

Nợ quá hạn đƣợc hiểu là các khoản nợ mà ngƣời vay không có khả năng thanh toán đầy đủ và đúng hạn nhƣ hợp đồng tín dụng.

Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/ Tổng dƣ nợ

Tỷ lệ này càng cao thì càng có nhiều khoản nợ chƣa đƣợc thanh toán đúng hạn đồng nghĩa với việc rủi ro tín dụng càng lớn.

* Tỷ lệ nợ xấu:

Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN ngày 24/4/2005 của thống đốc NHNH “V/v ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tài

chính” đã đánh giá chính xác hơn chất lƣợng tín dụng của các tổ chức tín dụng qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu =

Nợ xấu là nợ đƣợc phân vào nhóm 3,4,5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ càng cao thì chất lƣợng tín dụng càng kém và ngƣợc lại. Nếu tỷ lệ nợ xấu nhỏ hớn 5% thì chấp nhận đƣợc và tỷ lệ này càng nhỏ hơn 5% thì càng tốt.

 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn là các khoản nợ trong hạn, có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn. Các khoản nợ của khách hàng trả nợ đầy đủ gốc và lãi theo kỳ hạn đã đƣợc cơ cấu lại tối thiểu trong vòng 1 năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, 3 tháng đối với khoản nợ ngắn hạn và các kỳ hạn tiếp theo đƣợc đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc, lãi đúng hạn.

 Nhóm 2: Nợ cần chú ý: Là các khoản nợ quá hạn dƣới 90 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn trả nợ đã đƣợc cơ cấu lại và đánh giá là có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

 Nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn: Là các khoản nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại có thời hạn trả nợ dƣới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại.

 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: Là các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày.

 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, các khoản nợ chờ xử lý, các khoản nợ đƣợc cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã đƣợc cơ cấu lại. Khi đó:

Tỷ lệ nợ xấu =

* Tỷ lệ nợ mất vốn: Đây là tỷ lệ của những khoản nợ có khả năng mất vốn, vì vậy để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng thì cần phải có trích lập quỹ dự phòng tín dụng cho những khoản vay thuộc nhóm này và phải luôn chú ý để tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể để tránh rủi ro tín dụng. Tổng dƣ nợ nhóm 3,4,5 Tổng dƣ nợ x 100% Tổng dƣ nợ nhóm 3,4,5 Tổng dƣ nợ x 100%

Công thức tính:

Tỷ lệ nợ mất vốn =

* Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng:

Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của Ngân hàng thƣơng mại không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng không tốt và rủi ro mà Ngân hàng có thể gặp phải càng cao. Công thức tính:

Tỷ lệ trích lập dự phòng RRTD =

Ngân hàng thực hiện đã trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại điều 6 hoặc điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ - NHNN để đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

*Tỷ lệ bù đắp rủi ro tín dụng

Theo quyết định 493/2005/QĐ - NHNN trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động Ngân hàng thì các trƣờng hợp sau đƣợc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý RRTD:

- Khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật, cá nhân bị chết hoặc mất tích.

- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 đƣợc quy định tại điều 6 và điều 7 của quy định 493/2005/QĐ - NHNN. Công thức tính: Tỷ lệ bù đắp rủi ro = Dƣ nợ mất vốn Tổng dƣ nợ x 100% Dự phòng rủi ro đã trích lập Tổng dƣ nợ x 100% Dự phòng rủi ro đã bù đắp Tổng dƣ nợ x 100%

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK - CHI NHÁNH HUYỆN PHÚ BÌNH

THÁI NGUYÊN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)