5. Kết cấu của đề tài
1.4.1. Các nhân tố bên trong
1.4.1.1. Mức độ chính xác và cập nhật thông tin của khách hàng trong quan hệ tín dụng
Đây là nhân tố quan trọng nhất, có tính quyết định đến hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng. Trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng việc nhận ra các dấu hiệu rủi ro là bƣớc quan trọng nhất. Nó yêu cầu nhiều thông tin từ phía khách hàng. Khi nắm đƣợc các thông tin chính xác và đầy đủ của khách hàng, Ngân hàng mới nắm bắt đƣợc tình trạng của khoản tín dụng, từ đó đƣa những quyết định kịp thời trong quản lý tín dụng.
Hiện nay, vấn đề khó khăn còn tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tại các NHTM đó là thông tin về khách hàng. Để thu thập đƣợc những thông tin chính xác từ phía khách hàng đòi hỏi Ngân hàng phải có nhiều biện pháp, có chính sách khách hàng phù hợp cùng với đội ngũ cán bộ Ngân hàng có trình độ nghiệp vụ cao. Thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế. Những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp nắm bắt đƣợc thông tin một cách kịp thời và xác thực thì sẽ có rất nhiều cơ hội làm ăn kinh doanh có hiệu quả. Đối với Ngân hàng cũng vậy, do những sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng mang tính công chúng rất cao, nên thông tin trong hoạt động Ngân hàng lại đóng vai trò quan trọng.
1.4.1.2. Khả năng tiếp nhận, xử lý và phân tích thông tin để từ đó đưa ra các quyết định chính xác về các khoản vay của cán bộ Ngân hàng
Khi có những thông tin từ phía khách hàng thì nhiệm vụ của cán bộ tín dụng là phải xử lý, phân tích, chọn lọc những thông tin quan trọng liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng. Trình độ của cán bộ tín dụng sẽ quyết
định đến việc đƣa ra những nhận xét đánh giá có tính xác thực hay không. Khi đƣa ra đƣợc những đánh giá chính xác về khoản tín dụng, cán bộ tín dụng mới có cơ sở để thực hiện các bƣớc tiếp theo trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Giai đoạn xử lý phân tích thông tin cũng có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Chính vì vậy, yêu cầu đối với cán bộ tín dụng là không ngừng nâng cao trình độ, vốn kiến thức về thông tin xã hội, khả năng phân tích xử lý thông tin.
1.4.1.3. Chủ trương, chính sách của Ngân hàng và năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo Ngân hàng
Chủ trƣơng chính sách của Ngân hàng cũng có ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý RRTD. Khi chủ trƣơng của Ngân hàng là cho vay ngắn hạn, quy mô món vay lớn, thì việc theo dõi giám sát khoản vay của cán bộ tín dụng sẽ dễ dàng hơn, và việc quản lý rủi ro tín dụng sẽ có hiệu quả cao hơn. Ngƣợc lại, khi chủ trƣơng của Ngân hàng là cho vay trung và dài hạn là chủ yếu, thì cán bộ tín dụng sẽ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, chính sách khách hàng của Ngân hàng có tác động không nhỏ đến hoạt động RRTD. Một chính sách khách hàng phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ tín dụng trong việc theo dõi, giám sát các khoản cấp tín dụng.
Hiệu quả của hoạt động quán lý rủi ro tín dụng cũng chịu sự tác động bởi năng lực lãnh đạo của ban lãnh đạo. Nếu ban lãnh đạo có năng lực, họ sẽ có những quyết định kịp thời và đúng đắn về các khoản cấp tín dụng. Ngoài ra sự chỉ đạo, giám sát của ban lãnh đạo đối với hoạt động quản lý RRTD sẽ khiến cán bộ tín dụng có trách nhiệm hơn trong việc của mình.
1.4.1.4. Rủi ro đạo đức nghề nghiệp của cán bộ Ngân hàng
Trong quá trình theo dõi giám sát khoản vay, nếu cán bộ tín dụng không báo cáo những thông tin nhận đƣợc một cách trung thực thì sẽ ảnh hƣởng không nhỏ tới quá trình ra quyết định của Ngân hàng về các khoản
vay. Cán bộ tín dụng vì lý do tiền bạc, áp lực cấp trên hay vì sự quen biết cá nhân mà cố tính che dấu những khoản cấp tín dụng có vấn đề sẽ khiến hoạt động quản lý RRTD không có hiệu quả.