Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 129)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng

4.3.7. Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng

Thông tin là điều kiện cơ bản quyết định kết quả của công tác thẩm định và quyết định một khoản cho vay. Chính vì vậy, việc thu thập, lựa chọn, xử lý thông tin về khách hàng, thông tin về thị trƣờng của khách hàng là việc làm rất quan trọng.

- Thu thập thông tin về khách hàng: hiện nay, việc khai thác thông tin về khách hàng thƣờng chỉ do khách hàng cung cấp nhƣ các báo cáo tài chính

trong các năm gần nhất, phƣơng án sản xuất kinh doanh... Tuy nhiên, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (thƣờng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) thƣờng ít đƣợc kiểm toán, kể cả trong trƣờng hợp đã đƣợc kiểm toán thì mức độ tin cậy còn tùy thuộc vào công ty kiểm toán. Do vậy, đối với CBTD, bên cạnh việc thu thập thông tin từ khách hàng cần thu thập thêm thông tin từ các bên liên quan nhƣ các đối tác của khách hàng, từ những ngân hàng mà khách hàng có quan hệ, từ cơ quan quản lý khách hàng, từ Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN (CIC), từ dƣ luận xã hội hoặc dƣ luận trong nội bộ khách hàng.

- Thu thập thông tin về thị trƣờng: Ngoài các thông tin về bản thân khách hàng, CBTD còn phải thu thập các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của khách hàng nhƣ: tình hình cung cầu, giá cả sản phẩm, các chính sách liên quan đến sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, theo dõi diễn biến của thị trƣờng có ảnh hƣởng bất lợi đến hoạt động của doanh nghiệp nhƣ tỷ giá, giá vàng, bất động sản…; theo dõi diễn biến thị trƣờng của tài sản đảm bảo tiền vay.

- Sau khi đã thu thập các nguồn thông tin, CBTD phải sàng lọc nguồn thông tin đã thu thập đƣợc để phân tích, đánh giá khách hàng, ra quyết định cho vay từ chối cho vay hoặc cho vay giúp Ban lãnh đạo có những quyết định chính xác và kịp thời.

Để xây dựng đƣợc hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro tín dụng, Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên có kế hoạch trang bị đầy đủ, hiện đại cơ sở vật chất kỹ thuật, phƣơng tiện làm việc phù hợp với lộ trình hiện đại hóa ngân hàng, phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh, khai thác tốt cơ sở dữ liệu của chƣơng trình WB. Đồng thời tích cực hợp tác với Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, các ngân hàng hiện đại trên thế giới để cập nhật thông tin học hỏi kinh nghiệm

một cách kịp thời. SHB Chi nhánh Bắc Ninh nên nghiên cứu xây dựng phần mềm quản lý các thông tin về hoạt động tín dụng. Trên cơ sở dữ liệu đã đƣợc cập nhật hàng ngày, phần mềm này cho phép ngƣời sử dụng có thể chiết xuất ra các loại báo cáo theo các tiêu thức khác nhau tại bất kỳ thời điểm nào phục vụ yêu cầu quản lý.

4.3.8. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng

Để hạn chế rủi ro tín dụng thì việc chú trọng nâng cao năng lực và trách nhiệm cũng nhƣ hạn chế rủi ro đạo đức của cán bộ làm công tác tín dụng là vô cùng quan trọng. Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên cần quan tâm những công tác sau:

Thứ nhất, chuẩn hóa cán bộ làm công tác tín dụng.

CBTD cần có một số tiêu chuẩn cơ bản nhƣ phải đƣợc đào tạo chính quy đúng chuyên ngành ở các trƣờng đại học uy tín, không ngừng nghiên cứu học hỏi, trau dồi thêm kiến thức để nâng cao năng lực công tác, có khả năng về ngoại ngữ, tin học phục vụ công tác nghiên cứu tài liệu, thẩm định dự án.., có đạo đức, ý thức trách nhiệm cao trong công việc. Bên cạnh nền tảng kiến thức sâu, rộng về những lĩnh vực có liên quan đến hoạt động tín dụng, CBTD còn phải có những kỹ năng cần thiết nhƣ kỹ năng phục vụ khách hàng: đòi hỏi CBTD có những kiến thức nhất định về marketing, phục vụ khách hàng để khi tiếp xúc trực tiếp khách hàng có khả năng thu hút và mở rộng cho vay; kỹ năng đàm phán, thƣơng lƣợng với khách hàng về việc tuân thủ các điều khoản trong chính sách, quy trình tín dụng nhằm bảo vệ quyền lợi cho ngân hàng; kỹ năng tổng hợp điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng đồng thời nêu đƣợc quan điểm của mình về những đánh giá đối với khách hàng; kỹ năng phân tích các nguồn thông tin, số liệu đã thu thập đƣợc để phục vụ cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là để nhận diện những dấu hiệu rủi ro của khách hàng vay.

Thứ hai, về chính sách đào tạo

Nguyên hiện nay chủ yếu đƣợc đào tạo từ các trƣờng kinh tế, kinh nghiệm về các lĩnh vực khác nhƣ xây dựng, kỹ thuật, nông nghiệp… là rất hạn chế. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có ý thức không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, thƣờng xuyên trau dồi, tìm hiểu các ngành nghề, lĩnh vực, sản phẩm khác để có nền tảng kiến thức sâu rộng phục vụ cho hoạt động tín dụng.

Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên cần xây dựng chính sách đào tạo để nâng cao chất lƣợng cán bộ làm công tác tín dụng một cách có hiệu quả, cụ thể:

- Tạo điều kiện để CBTD tiếp tục đi học để nâng cao trình độ chuyên môn và cập nhật các kiến thức về xã hội

- Thƣờng xuyên tổ chức các khoá đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức để nâng cao năng lực đánh giá, đo lƣờng và phân tích rủi ro cho CBTD.

- Tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận giữa các cán bộ làm công tác tín dụng để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, đặc biệt khi đƣa vào áp dụng một quy trình mới trong hoạt động tín dụng.

- Mời các chuyên gia tín dụng đến giảng, trao đổi kinh nghiệm trong các tình huống liên quan đến lĩnh vực ngân hàng.

Thứ ba, chính sách khuyến khích vật chất đối với CBTD:

Tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh của CBTD mà có chế độ đãi ngộ phù hợp:đối với CBTD hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, có những thành tích đáng ghi nhận, cần biểu dƣơng khen thƣởng cả về tinh thần lẫn vật chất nhƣ trích quỹ khen thƣởng để động viên phấn đấu, nâng bậc lƣơng kinh doanh…Đối với CBTD có sai phạm thì tùy theo mức độ, tính chất mà thực hiện kiểm điểm hoặc xử lý kỷ luật. Với chính sách trên, một mặt khuyến khích CBTD hăng hái phấn đấu hết mình cho công việc, mặt khác phải tôn trọng các nguyên tắc trong hoạt động tín dụng góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng, hạn chế rủi ro.

4.4.1. Kiến nghị với Nhà nước và các Bộ ngành liên quan

4.4.1.1. Hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB

Trong nền kinh tế thị trƣờng, đi đôi với sự phát triển các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả là sự phá sản của các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động yếu kém, đào thải trong cạnh tranh là quy luật khách quan, không phụ thuộc vào ý chí của nhà doanh nghiệp. Ngân hàng thƣơng mại với chức năng trung gian tài chính luôn phải gánh chịu những khoản nợ tồn đọng là tất nhiên. Việc áp dụng các giải pháp khai thác và thanh lý đối với các khoản vay chuyển quá hạn đều là giải pháp tác động của Ngân hàng lên khách hàng khi mọi việc đã rồi, vì vậy Ngân hàng luôn ở thế bị động.

Để việc xử lý thu hồi nợ đƣợc nhanh hơn và giảm thiểu chi phí. Chính phủ cần hoàn thiện quy trình xử lý TSĐB từ khâu đấu giá đến khâu thi hành án, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cũng nhƣ khuyến khích giao dịch thỏa thuận đúng luật nhằm giúp các Ngân hàng nhanh chóng thu hồi đƣợc nợ từ các tài sản đảm bảo.

4.4.1.2. Xây dựng hệ thống thông tin quốc gia công khai

Hiện nay, ở các nƣớc phát triển đều có hệ thống thông tin quốc gia công khai. Hệ thống này đƣợc xây dựng trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại, kết nối từ địa phƣơng đến Trung ƣơng. Do vậy, dễ dàng cho việc trang tra cứu, tìm hiểu thông tin. Có những loại thông tin đƣợc tra cứu tự do, có những loại thông tin phải mua hoặc chỉ những tổ chức nhất định mới đƣợc khai thác. Hệ thống thông tin này tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho Ngân hàng trong việc khai thác thông tin về khách hàng, giảm đƣợc thời gian và chi phí tìm kiếm.

Ở Việt Nam hiện nay, thông tin nằm rải rác ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà chƣa có quy định về việc phối hợp cung cấp thông tin giữa các cơ quan. Mặt khác, thông tin chƣa đƣợc tin học hóa mà chủ yếu lƣu trữ dƣới dạng văn bản giấy, việc tra cứu thông tin rất khó khăn, mất nhiều thời gian, những thông tin cũ có khi bị thất lạc hoặc mờ nát. Do vậy, các Ngân hàng

thƣơng mại thƣờng không có đƣợc đầy đủ thông tin về lịch sử của khách hàng...Chẳng hạn, để tìm hiểu thông tin về một cá nhân, các Ngân hàng phải liên hệ với địa phƣơng nơi cá nhân cƣ trú nhƣng cũng chỉ thu thập đƣợc những thông tin sơ sài nhƣ: tình trạng hôn nhân, có tiền án tiền sự hay không, những ngƣời có tên trong cùng sổ hộ khẩu...Còn những thông tin về sở hữu tài sản, các giao dịch tài sản trong quá khứ hay mối quan hệ họ hàng của cá nhân đó... thì không một cơ quan nào lƣu giữ. Đặc biệt, việc tìm hiểu thông tin từ các cơ quan nhà nƣớc nhƣ Thuế, Công an... rất khó khăn, chủ yếu do quan hệ. Vì vậy, vẫn xảy ra trƣờng hợp phổ biến là báo cáo tài chính của doanh nghiệp gửi cơ quan thuế thì lỗ, nợ đọng thuế nhƣng báo cáo tài chính gửi Ngân hàng thì vẫn có lãi mà Ngân hàng không hề biết hoặc không thể biết.

Do vậy, việc triển khai xây dựng hệ thống thông tin quốc gia là vô cùng cần thiết, trƣớc hết là phục vụ cho công tác quản lý của Nhà nƣớc gián tiếp là giúp các Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thông tin về khách hàng.

4.4.1.3. Sự thay đổi các chính sách của Nhà nước cần được công bố rõ ràng và có thời gian cần thiết để chuyển đổi

Mọi tổ chức kinh tế, cá nhân đều hoạt động trong một môi trƣờng kinh tế, xã hội. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc đều tác động đến hoạt động của các tổ chức và cá nhân và các kế hoạch phát triển trong tƣơng lai. Nếu sự thay đổi về chính sách của nhà nƣớc không đƣợc thông báo trƣớc thì có thể dẫn đến những thiệt hại do không kịp thay đổi hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với chính sách mới. Và điều này cũng nằm ngoài khả năng dự báo của Ngân hàng, do vậy rủi ro của khách hàng dẫn đến hậu quả Ngân hàng phải gánh chịu.

Do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào trong chính sách kinh tế, xã hội của Nhà nƣớc cần công bố công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian cần thiết nhất định để các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực

liên quan chuyển đổi hoạt động cho phù hợp hoặc Nhà nƣớc phải có biện pháp hỗ trợ cho những thiệt haị do sự thay đổi trong chính sách của Nhà nƣớc.

4.4.1.4. Đối với Bộ tài chính

Bộ cần có biện pháp giám sát chặt chẽ sự tuân thủ chế độ tài chính, chuẩn mực kế toán của các doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh để đảm bảo hạch toán đúng và đầy đủ doanh thu, chi phí, hạn chế việc doanh nghiệp cố tình làm đẹp báo cáo tài chính gửi Ngân hàng. Đồng thời có các chế tài, biện pháp xử lý nghiêm các trƣờng hợp doanh nghiệp cung cấp thông tin giả, cố tình sửa báo cáo tài chính theo hƣớng có lợi cho mình, gây ra sự thiếu chính xác về thông tin. Có nhƣ vậy, Ngân hàng mới có đƣợc những thông tin trung thực cho việc thẩm định, phòng ngừa rủi ro do thiếu thông tin. Qua đó, nâng cao hiệu quả công tác thẩm định quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.

4.4.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

4.4.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần phối hợp với Bộ tài chính hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán quốc tế

Để tạo điều kiện cho các NHTM đƣợc chủ động thực hiện tốt hơn công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng. Ngân hàng Nhà nƣớc cần phối hợp với Bộ tài chính xây dựng các giải pháp hoàn thiện phƣơng pháp kiểm soát và kiểm toán nội bộ trong các tổ chức tín dụng phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện hệ thống giám sát Ngân hàng theo hƣớng: nâng cao chất lƣợng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; phát triển và thống nhất cách thức giám sát Ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn; xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lƣợng quản lý rủi ro trong nội bộ các tổ chức tín dụng triển khai mạnh hơn nữa các nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro trên thị trƣờng tiền tệ nhƣ quyền chọn (option), kỳ hạn (forward), tƣơng lai (future)...

Tăng cƣờng công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, từ đó có thể sớm phát hiện các sai sót, xu hƣớng lệch lạc...để chỉ đạo và phòng

ngừa, chỉnh sửa và khắc phục một cách triệt để. Qúa trình thanh tra cần tập trung vào xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, việc buông lỏng các điều kiện tín dụng dẫn đến nguy cơ rủi ro trong hoạt động tín dụng của không chỉ một Ngân hàng mà cả hệ thống Ngân hàng.

Sớm nghiên cứu, ban hành quy chế hƣớng dẫn thực hiện chuyển nợ thành vốn góp vào các doanh nghiệp để giúp Ngân hàng có cơ sở tiến hành xúc tiến việc cải tổ lại hoạt động của doanh nghiệp để có thể thu hồi nợ.

4.4.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thông tin giúp Ngân hàng đối phó với vấn đề thông tin không cân xứng, từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về khách hàng và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng từ các tổ chức tín dụng, các cơ quan hữu quan, các cơ quan thông tin trong và ngoài nƣớc, các văn bản quy phạm pháp luật. Trên cơ sở đó, cung cấp thông tin đáp ứng yêu cầu của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thông tin tín dụng mà trung tâm cung cấp trong những năm qua vẫn chƣa đáp ứng đƣợc cả về mặt số lƣợng lẫn chất lƣợng. Đây là một nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam hiện nay.

Chính vì vậy, CIC không những phải mở rộng quy mô thông tin mà còn phải nâng cao chất lƣợng thông tin cung cấp. Để làm đƣợc điều này, NHNN cần phải thực hiện các biện pháp sau:

- Phối hợp chặt chẽ với các Ngân hàng thƣơng mại, trung tâm thông tin của các cán bộ, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về doanh nghiệp để thu thập thêm các thông tin về những doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam (kể cả doanh nghiệp chƣa có quan hệ tín dụng với Ngân hàng). Trên cơ sở đó, CIC sẽ sắp xếp, phân loại các thông tin để khi cần có thể cung cấp cho các Ngân hàng thƣơng mại một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

- Sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức hoạt động của CIC theo hƣớng bắt buộc các Ngân hàng thành viên cần thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm của mình khi tham gia cung cấp và khai thác thông tin từ CIC. Có các biện pháp

xử lý đối với tổ chức tín dụng không thực hiện nghiêm túc quy định về thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)