Kết quả xử lý nợ xấu tại Agribank-Chi nhánh Huyện Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 85 - 88)

Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông

3.3.4. Kết quả xử lý nợ xấu tại Agribank-Chi nhánh Huyện Phú

nhỏ hơn kết qua phân loại nợ theo Điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ -NHNN (26.436 triệu đồng) cho thấy Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tiến dần tới theo chuẩn mực của kiểm toán quốc tế.

3.3.4. Kết quả xử lý nợ xấu tại Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên Thái Nguyên

Kết quả cho thấy dƣ nợ có bảo đảm bằng tài sản/tổng dƣ nợ tăng liên tục qua các năm. Tại thời điểm cuối năm 2012 là 71%, năm 2013 là 78%, năm 2014 là 83%. Tỷ lệ này trong hai năm 2013 và 2014 đã vƣợt quá tỷ lệ tối thiểu mà thông lệ quốc tế quy định (75%). Tuy vấn đề xử lý TSĐB còn gặp nhiều khó khăn phức tạp nhƣng việc nâng cao tỷ lệ cho vay có TSĐB là hƣớng đi đúng đắn góp phần nâng cao chất lƣợng danh mục cho vay của Agribank Huyện Phú Bình Thái Nguyên và là nguồn dự phòng tốt để xử lý một khi xảy ra rủi ro.

- Kết quả xử lý nợ xấu tồn đọng theo Quyết định 149/2001/QĐ - TTg

Bảng 3.16: Kết quả xử lý nợ xấu tồn đọng của Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2013- 2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Nợ thƣơng mại Nợ chỉ định, KHNN

Tổng số đã xử lý Tuyệt đối %

Tổng số nợ đã xử lý 2.213 356 2.569 100

Thu nợ 578 40 618 24,05

Bản khai thác, cho thuê TSĐB 213 8 221 8,6

Giảm nợ, đánh giá lại nợ 189 9 198 7,7

Xử lý nợ nhóm 2 100 187 287 11,2

Xử lý bằng quỹ DPRR 768 112 880 34,25

Đƣợc chính phủ xử lý riêng 0 0 0 0

(Nguồn báo cáo thường niên Agribank-Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên năm 2013-2014 và Báo cáo tổng kết năm 2013,2014)

- Kết quả xử lý nợ thông qua thu hồi trực tiếp, thông qua phát mãi tài sản đảm bảo vay nợ vay

Trên cơ sở kết quả phân loại nợ định kỳ, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã thực hiện rà soát, xây dựng phƣơng án xử lý, thu hồi nợ xấu theo từng biện pháp cụ thể. Theo đó, biện pháp thu hồi nợ trực tiếp từ khách hàng, thu hồi nợ thông qua việc phát mại tài sản đảm bảo đƣợc ƣu tiên đặt lên hàng đầu

Trong năm 2014, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã tự thu hồi đƣợc 2.587 triệu đồng nợ xấu (trong đó, thu trực tiếp từ nguồn thu của khách hàng là 2.109 triệu đồng, thu từ việc phát mãi tài sản đảm bảo nợ vay là 478 triệu đồng).

- Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro:

Với mục tiêu nâng cao tính an toàn trong hoạt động Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói riêng. Trong thời gian qua, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã tích cực trích lập dự phòng rủi ro từ nguồn lợi nhuận hàng năm.

Trong những năm qua nhằm làm sạch bảng cân đối tài sản, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý nợ khác, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã chủ động sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngoại bảng đối với các khoản nợ đúng đối tƣợng, đủ điều kiện theo quy định của Nhà nƣớc. Tính đến thời điểm 31/12/2013, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã sử dụng 1.026 triệu đồng để xử lý rủi ro tín dụng.

Bảng 3.17: Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ dự phòng rủi ro năm 2013 -2014

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014

Nợ xấu thƣơng mại 950 768 Nợ xấu chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nƣớc 76 112

(Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2013 - 2014)

- Kết quả xử lý nợ xấu bằng biện pháp cơ cấu lại nợ

Trong các biện pháp xử lý nợ, cơ cấu lại nợ cho khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu trả nợ Ngân hàng là một trong những biện pháp đƣợc Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên áp dụng nhằm xử lý các khoản nợ xấu.

Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng đảm bảo tuân thủ theo các quy định hiện hành, chặt chẽ về các điều kiện khi thực hiện cơ cấu, đảm bảo mục tiêu thu hồi đƣợc nợ theo thời hạn đã cơ cấu và gắn cơ cấu nợ với miễn giảm lãi. Tổng dƣ nợ đƣợc Hội sở chính chấp thuận cho cơ cấu năm 2012 là 2.078 triệu đồng (trong đó, nợ thƣơng mại là 1.850 triệu đồng, nợ cho vay chỉ định và cho vay theo kế hoạch nhà nƣớc là 228 triệu đồng).

Thông qua việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, các khách hàng có khả năng thực hiện trả nợ theo lịch trả nợ đƣợc cơ cấu, cải thiện đƣợc nhóm nợ xấu (khi thực hiện trả nợ theo thời hạn đƣợc cơ cấu theo một thời gian nhất định theo quy định, một khoản nợ xấu nhóm 3 có thể đƣợc chuyển lên nhóm 2) dẫn đến nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu giảm, khả năng thu hồi nợ đƣợc cải thiện.

- Kết quả thu nợ hạch toán ngoại bảng

Theo quy định của NHNN, số nợ xấu sau khi đƣợc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro chuyển hạch toán ngọa bảng các Ngân hàng phải tiếp tục theo dõi, đôn đốc, áp dụng các biện pháp quyết liệt để tận thu hồi nợ. Các khoản nợ hạch toán ngoại bảng tận thu đƣợc, Ngân hàng đƣợc hạch toán vào thu nhập bất thƣờng.

Trong những năm qua, Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên đã cố gắng nỗ lực, quyết tâm thu hồi nợ ngoại bảng để góp phần tăng thu nhập của Agribank- Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên, giảm thiểu

và khắc phục bớt tổn thất trong rủi ro tín dụng. Kết quả thu nợ ngoại bảng thời gian qua nhƣ sau: Năm 2013 thu đƣợc 258 triệu đồng, năm 2014 thu đƣợc 325 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện phú bình thái nguyên​ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)