Chƣơng 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.3. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
4.3.6. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo
Hạn chế lớn nhất của các ngân hàng hiện nay là phần lớn dƣ nợ cho vay đều không có bảo đảm bằng tài sản. Thực trạng đó một phần là do cơ cấu kinh tế nƣớc ta vẫn tập trung chủ yếu ở các doanh nghiệp nhà nƣớc. Các doanh nghiệp này tuy có giá trị tài sản rất lớn nhƣng đều thuộc sở hữu của nhà nƣớc nên không thể đƣa ra thế chấp đƣợc; hoặc giá trị thực tế của tài sản lớn nhƣng giá trị trên sổ sách kế toán lại nhỏ, do vậy nếu đem ra thế chấp thì cũng không đủ giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay. Ngân hàng buộc phải cho vay căn cứ theo thực tế tình trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và uy tín đối với bạn hàng, với ngân hàng.
Thực tế cho thấy, tình hình kinh tế, thị trƣờng có nhiều diễn biến phức tạp, hoạt động tín dụng đang chứa đựng rất nhiều tiềm ẩn, nguy cơ rủi ro cao. Vì vậy, cần phải có TSBĐ tiền vay để hạn chế thấp nhất tổn thất khi rủi ro xảy ra. Bên cạnh đó, khi trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Quyết
định số 493/2005/QĐ - NHNN có khấu trừ giá trị của TSBĐ nên việc tăng cƣờng cho vay có TSBĐ cũng nhƣ việc quản lý, phân tích đánh giá loại tài sản nhận làm đảm bảo là một yêu cầu tất yếu của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Đối với các khoản vay có TSBĐ thì CBTD cần thƣờng xuyên theo dõi, nắm bắt thông tin về TSBĐ, nếu có biến động lớn cần xem xét định giá lại giá trị của TSBĐ. Để đáp ứng yêu cầu này thì việc đánh giá, quản lý TSBĐ cũng phải đƣợc coi là một yêu cầu bắt buộc trong các bƣớc thẩm định rủi ro, quản lý và giám sát khoản vay của quy trình tín dụng.
Trong tƣơng lai, để phát triển tín dụng bền vững thì ngân hàng buộc phải nâng cao tỷ trọng dƣ nợ có TSBĐ. Bởi đây chính là quyền lợi của ngân hàng khi doanh nghiệp không may gặp rủi ro trong kinh doanh, ngân hàng có thể bù đắp toàn bộ hay một phần rủi ro gặp phải, hạn chế thấp nhất tổn thất cho ngân hàng. Vì vậy, để tăng tài sản đảm bảo trong cho vay CBTD cần yêu cầu khách hàng bổ sung TSBĐ, có thể dùng tài sản của cá nhân nhƣ Chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, kế toán trƣởng, thành viên hội đồng quản trị... đứng ra bảo lãnh để vay vốn ngân hàng. Agribank - Chi nhánh Huyện Phú Bình Thái Nguyên cũng cần có kế hoạch làm việc với các DNNN đã cổ phần hóa nhƣng vẫn chƣa có TSBĐ yêu cầu bổ sung kịp thời TSBĐ. Trong trƣờng hợp khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện TSBĐ theo quy định của ngân hàng, cần lập kế hoạch giảm dần dƣ nợ.