- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
1.4.1.2. Cấu trúc và nội dung của hoạt động ngoài trờ
- Hoạt động quan sát có chủ đích
Ở hoạt động này tổ chức cho trẻ quan sát, đàm thoại trải nghiệm với các nội dung như:
+ Làm quen với các yếu tố trong môi trường đất như: cát, sỏi, đất, đá, khoáng sản và các sinh vật sống trong đất các vị tí khác nhau của sân trường, vườn trường, củng cố tri thức về đặc điểm, cấu tạo của chúng và mối quan hệ của nó với môi trường tự nhiên và con người, tìm kiếm, phát hiện trạng thái và sự thay đổi của nó trong các thời điểm khác nhau với các thời tiết khác nhau ( Ví dụ đối với việc cho trẻ làm quen với đối tượng là cát có thể cho trẻ quan sát ở những thời điểm khác nhau là khi cát khô và khi cát ướt. từ đó trẻ sẽ nắm được đặc điểm của cát một cách đầy đủ).
+ Cung cấp kiến thức thực tế cho trẻ, giúp trẻ có thể nhận biết, phân loại các loại môi trường đất.
+ Hiểu biết được vai trò của môi trường đất đối với thực vật, động vật, các sinh vật và con người
Đất là vỏ ngoài rất mỏng của thạch quyển và có thể tách thành quyển riêng đó là địa quyển.
Đất là môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho nhiều loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm. Nhiều loài động vật thường xuyên sống trong đất, nhiều loài lại lấy đất làm nơi trú ẩn tránh điều kiện bất lợi của môi trường.
Đất là nơi ở, nơi diễn ra các hoạt động hằng ngày của con người, là tiền đề cho mọi hoạt động sống của con người.
Tóm lại, cuộc sống của tất cả các loài sinh vật và cả con người đều phụ thuộc vào đất.
+ Hiểu biết về mối quan hệ giữa các đối tượng trong môi trường đất với hoạt động của con người và các sinh vật.
- Tổ chức các trò chơi vận động, trò chơi học tập, trò chơi sáng tạo trên sân trường và ngoài vườn trường.
Trò chơi vận động: Các trò chơi vận động (trong đó bao gồm các trò chơi dân gian) thường hấp dẫn trẻ, tạo không khí sôi nổi, thoải mái cho trẻ. Trò chơi vận động mang tính tự nhiên, có liên quan đến sự bắt chước hành vi, hình tượng về cuộc sống của trẻ. Tham gia tích cực trò chơi này sẽ đảm bảo mật độ vận động tích cực cho trẻ đồng thời cũng góp phần củng cố tri thức về môi trường đất cho trẻ.
Trò chơi học tập: Cần vận dụng môi trường hoạt động ngoài trời để tổ chức các trò chơi học tập nhằm củng cố tri thức về môi trường đất cho trẻ. Có thể sử dụng các trò chơi học tập đơn giản, không đòi hỏi các điều kiện tổ chức phức tạp và sử dụng các vật liệu sẵn có trong môi trường tự nhiên để chơi.
+ Chơi tự do: Tạo điều kiện cho trẻ chơi tự do với các dụng của ngoài trời theo nhóm hoặc theo sở thích cá nhân.
+ Tiến hành tìm kiếm, lựa chọn các vật liệu tự nhiên (sỏi, đá…) và các yếu tố tự nhiên khác để bổ xung cho góc tự nhiên.
- Tổ chức lao động đơn giản trên sân trường và vườn trường cho trẻ. Tổ chức các hoạt động lao động một cách vừa sức và phải tạo được hứng thú cho trẻ tham gia một cách tích cực để đạt hiệu quả tối đa cho hoạt dộng giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo.
- Các hoạt động khác: Rèn khả năng phân biệt, nhận biết các loại đất cát, và nắm được đặc điểm của chúng.