- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
c. Điều kiện tiến hành
3.2.7.2. Kết quả khảo sát sau thực nghiệm
Sau quá trình tiến hành khảo sát một số biện pháp giáo dục môi trường cho trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi tổ chức khảo sát ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng kết quả thu được như sau:
a. Khả năng nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ về môi trường đất nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm:
Bảng 3.3. Hiệu quả giáo dục môi trường đất nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm
Nhóm trẻ Số lượng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 60 22 36.6 25 41.7 10 16,7 3 5 Đối chứng 60 6 10 13 21 27 45 14 23
Biểu đồ 3.3. Khả năng nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ về môi trường đất nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm
Nhìn vào bảng 3.3 và biểu đồ 3.3 ta thấy rõ sau thực nghiệm khả năng nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ về bảo vệ môi trường đất trẻ 5 - 6 tuổi ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng phát triển cao hơn so với trước thực nghiệm. Khả năng nhận thức, thái độ và hành vi về môi trường đất đã được tăng lên và có sự khác biệt ở các mức độ: Tốt – Khá – Trung bình – Yếu, tuy nhiên có sự khác biệt giữa trẻ ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng, trẻ ở nhóm thực nghiệm có kết quả cao hơn hẳn so với kết quả của trẻ ở nhóm đối chứng. Cụ thể:
- Số trẻ đạt mức độ Tốt ở nhóm thực nghiệm là 36.6% cao hơn hẳn so với trẻ ở nhóm đối chứng đạt mức độ tốt là 10%.
- Số trẻ đạt mức độ khá ở nhóm thực nghiệm (41.7) cũng cao hơn, cao gấp đôi so với trẻ ở nhóm dối chứng (21)
- Số trẻ ở mức độ trung bình của nhóm thực nghiệm chỉ chiếm 16.7%, thấp hơn so với nhóm đối chứng (45%), chiếm gần một nửa số trẻ nhóm đối chứng.
- Số trẻ ở mức độ yếu của nhóm thực nghiệm cũng thấp hơn hẳn so với nhóm đối chứng. Trong khi ở nhóm thực nghiệm mức độ này chỉ chiếm 5%
thì ở nhóm đối chứng số trẻ ở mức độ yếu (23), gấp gần 4 lần so với nhóm thực nghiệm.
Như vậy sau khi thực nghiệm, mức độ về khả năng nhận thức, thái độ và hành vi đối với môi trường đất của trẻ 5 – 6 tuổi khi tham gia thí nghiệm theo tỉ lệ %, chúng tôi nhận thấy trẻ ở nhóm thực nghiệm đạt mức độ Tốt, Khá nhiều hơn so với nhóm đối chứng và trẻ ở nhóm đối chứng có tỉ lệ ở mức độ Trung bình, Yếu cao hơn nhiều lần so với trẻ ở nhóm thực nghiệm. Quan sát trẻ trong quá trình thực nghiệm cho thấy, các trẻ nhóm đối chứng tỏ ra ít tích cực hơn nhóm thực nghiệm.
b. Hiệu quả giáo dục môi trường đất của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm (theo tiêu chí đã đề ra).
Bảng 3.4. Hiệu quả giáo dục môi trường đất của nhóm đối chứng và thực nghiệm sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)
Nhóm trẻ Số lượng Tiêu chí ∑
1 2 3
Đối chứng 60 1.66 2.63 2.77 7.06
Biểu đồ 3.4. Mức độ giáo dục môi trường đất của nhóm trẻ thực nghiệm và đối chứng sau thực nghiệm
Từ bảng 3.4 và biểu đồ 3.4 chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Về hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ lớp thực nghiệm và đối chứng ở cả ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi có sự chênh lệch cụ thể:
+ Tiêu chí 1 về nhận thức: Đối chứng: 1.66, Thực nghiệm: 1.85. Điểm chênh lệch là: 0.19. Trẻ biết được mối quan hệ của môi trường đất với con người, trẻ hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đất.
+ Tiêu chí 2: Đối chứng là 2.63, thực nghiệm là: 2.98. Điểm chênh lệch là 0.38 từ đó cho thấy trẻ có khả năng nhận biết và thu thập thông tin về sự vật hiện tượng trong môi trường đất. Ở tiêu chí trẻ có thái độ bảo vệ môi trường đất phù hợp với lứa tuổi. Và ở lớp đối chứng kết quả cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng.
+ Tiêu chí 3: Đối chứng: 2.77, thực nghiệm: 2.95. Điểm chênh lệch là: 0.12. Trẻ có hứng thú với sự vật hiện tượng trong môi trường đất, trẻ đã quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đất và tích cực tham gia bảo vệ môi trường đất bằng những hành vi cụ thể như ngăn cấm hay khuyên những bạn khác không được vứt rác hay xả nước bừa bãi ra đất.
Kết quả này thể hiện sự khác biệt trong việc giáo dục môi trường đất cho trẻ ở hai nhóm lớp. Trẻ ở lớp đối chứng vẫn yếu về sự hiểu biết mối quan hệ của môi trường đất với con người, chưa hiểu đầy đủ về tính cấp thiết phải bảo vệ môi trường đất. Trẻ vẫn khó khăn trong việc đánh giá tình trạng môi trường đất để đưa ra các giải pháp và hành động cụ thể. Trẻ có hứng thú với việc bảo vệ môi trường đất nhưng chưa thể hiện sự chủ động tích cực còn lúng túng trong việc bày tỏ thái độ và hành vi của trẻ trước tình huống đòi hỏi sự linh hoạt.
Ví dụ: Cho trẻ xem ảnh một bạn vứt rác không đúng nơi quy định. Giáo viên hỏi trẻ khi con thấy bạn vứt rác bừa bãi con sẽ làm gì? Trẻ trả lời: Con sẽ nói bạn không được vứt rác bừa bãi mà phải vứt rác đúng nơi quy định. Giáo viên hỏi tiếp: Nếu con nói như thế mà bạn vẫn vứt rác thì con sẽ làm gì? Đa số trẻ chỉ cười không trả lời được câu hỏi, một số trẻ như cháu Nhật Nam, Phương Quỳnh trả lời cháu sẽ bảo cô giáo.
Trong khi đó lớp thực nghiệm đã có sự tiến bộ rõ rệt về sự hiểu biết mối quan hệ của môi trường đất với con người. Trẻ chủ động đánh giá tình trạng đối tượng và đưa ra các biện pháp và hành động rất cụ thể và phù hợp. Các hành vi bảo vệ môi trường của trẻ vẫn chỉ ở mức đơn giản và đôi khi chưa thành thạo. Tuy nhiên trẻ thực hiện khá tốt cả về nhận thức, thái độ và hành vi và ở cả ba mặt tương đối đồng đều.
Các lĩnh vực nhận thức, thái độ và hành vi của lớp thực nghiệm đều đạt ở mức khá cao hơn so với lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm có điểm trung bình cao nhất về thái độ (7.66) cao hơn lớp đối chứng là 0.66 điểm. Tuy nhiên sự tiến bộ về mặt thái độ là cao nhất, lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng là 0.35 điểm. Nhận thức của lớp đối chứng có sự tiến bộ nhưng không nhiều, lớp thực nghiệm vẫn cao hơn lớp đối chứng là 0.19 điểm.
Ở lớp đối chứng trẻ thường gặp khó khăn trong việc đánh giá tình trạng đối tượng, đưa ra các quyết định và thực hiện các quyết định đó.
VD. Một vùng đất bị ô nhiễm, khi hỏi trẻ tại sao đất lại ô nhiễm thì trẻ trả lời do rác vứt bừa bãi mà trẻ chưa nhận biết được hết các nguyên nhân như do nguồn nước thải, do thuốc bảo vệ thực vật dùng không đúng cách…
Ở lớp thực nghiệm trẻ đánh giá tình trạng đối tượng khá chính xác, do đó trẻ có những đề xuất khá hợp lí và đã biết phối hợp thực hiện các hành vi bảo vệ môi trường. Trẻ giải thích vì sao lại quyết định hành động như thế, bước đầu trẻ có sự cân nhắc lựa chọn bảo vệ môi trường đất.
Thái độ bảo vệ môi trường của cả hai nhóm lớp đối chứng và thực nghiệm đều tiến bộ. Lớp thực nghiệm có điểm số cao hơn lớp đối chứng nhưng đôi khi trẻ vẫn chưa thực sự thể hiện sự tích cực, chủ động của cá nhân trẻ đối với việc bảo vệ môi trường đất, có thể trẻ chưa tìm ra phương thức biểu hiện đúng với mong muốn của trẻ.
Hiệu quả giáo dục môi trường đất cho trẻ ở trường mầm non cần tiến hành cùng lúc cả kiến thức, thái độ, hành vi. Trẻ có kiến thức về môi trường từ đó tạo ra thái độ và hành vi đúng của chúng đối với môi trường xung quanh đặc biệt là môi trường đất. Tri thức là yếu tố cần thiết cho việc hình thành ý thức của trẻ đối với môi trường đất còn hành vi là sản phẩm cuối cùng của nó. Nếu thái độ được hình thành bên ngoài sự hiểu biết về mối quan hệ có tinh chất quy luật của tự nhiên, mối quan hệ tự nhiên – xã hội của con người với môi trường đất thì không thể đạt được hành vi có ý thức của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến hành vi tiêu cực ở chúng.
Nhìn vào bảng 3.4 chúng tôi thấy rằng ở lớp thực nghiệm, các mặt nhận thức, thái độ, hành vi đều đạt mức độ khá và tương đối đồng đều. Trong đó thái độ bảo vệ môi trường đất của trẻ đạt điểm trung bình cao nhất, tiếp đến là nhận thức về môi trường đất và cuối cùng là kỹ năng bảo vệ môi trường đất. Điều này chứng tỏ trẻ nhận thức tốt hơn về đối tượng đã giúp trẻ vận dụng những hiểu biết, kỹ năng, kinh nghiệm sống của mình để giải quyết nhiệm vụ và chính vì vậy trẻ càng hứng thú tích cực đối với việc bảo vệ môi trường đất. Trẻ chủ động tích cực hơn trong các tình huống. Các thao tác của trẻ được
thực hiện theo một trình tự hợp lí và đạt hiệu quả tương đối tốt. Đôi khi trẻ còn lúng túng trong việc trình bày, thuyết phục cho các giải pháp của mình, sự phối hợp giữa các nhóm đôi khi chưa nhịp nhàng, tuy nhiên trẻ đã hoàn thành khá tốt yêu cầu và nhiệm vụ được giao.
c. So sánh hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ ở nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực nghiệm
Bảng 3.5. So sánh hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ ở nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)
Thời gian Số trẻ Tiêu chí ∑
1 2 3
Trước thực
nghiệm 60 1.80 2.38 2.20 6.38
Sau thực
nghiệm 60 1.85 2.98 2.95 7.78
Biểu đồ 3.5. So sánh hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ ở nhóm thực nghiệm giữa trước và sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)
Nhìn vào bảng 3.5 và biểu đồ 3.5 ta thấy rõ sự tiến bộ giữa nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm so với trước thực nghiệm:
- Về tiêu chí 1 sau thực nghiệm đạt 1.85 điểm còn ở thời gian trước thực nghiệm là 1.80 điểm. điều đó chứng tỏ ở lớp thực nghiệm đã có sự tiến bộ hơn. Trẻ có khả năng nhận thức về môi trường đất, nắm được đặc điểm, tính chất của một số loại đất và còn biết được đặc trưng của chúng cũng như trong đất còn có các vật thể rắn có ích cho đời sống con người như khoáng sản, vàng, kim cương…
- Về tiêu chí 2: ở trước thực nghiệm đạt 2.38 điểm và sau thực nghiệm đã tăng lên là 2.98 tăng 0.5 điểm, thái độ của trẻ đã dần rõ ràng hơn so với trước. Trẻ đã biết bộc lộ thái độ của mình trước những hành vi tác động xấu đến môi trường đất từ đó trẻ đưa ra cách giải quyết vấn đề một cách hợp lí khi trẻ gặp phải vấn đề mà ở đó cần sự linh hoạt trong hành động.
- Về tiêu chí 3, hành vi bảo vệ môi trường đất đã được trẻ thực hiện một cách tích cực hơn như biết bỏ rác vào thùng rác hay nhắc nhở các bạn khác khi có hành vi làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đất. Điều này được thể hiện rõ ở kết quả trên, trước thực nghiệm lớp thực nghiệm là 2.20 điểm và sau thực nghiệm đã tăng lên là 2.95 điểm. Điều đó đã cho thấy sự thay đổi rõ rệt tích cực trong hành vi của trẻ đối với môi trường đất.
- Qua kết quả thực nghiệm, cả 3 tiêu chí có điểm trung bình tăng lên rõ rệt. Điều này chứng tỏ giữa các tiêu chí có mối lien hệ mật thiết với nhau, nếu một tiêu chí có điểm tăng lên thì các tiêu chí khác cũng tăng lên. Điều này đã chứng minh tính xác thực trong việc lựa chon các tiêu chí để đánh giá sự tiến bộ của trẻ trong quá trình giáo dục môi trường đất ở trường mầm non. Nếu trẻ có tri thức về môi trường đất thì trẻ sẽ có thái độ đúng đắn đối với môi trường đất từ đó kéo theo trẻ sẽ có những hành vi đúng đắn và tích cực đối với việc bảo vệ môi trường đất.
Bảng 3.6. So sánh hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ ở nhóm đối chứng giữa trước và sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)
Thờ gian Số trẻ Tiêu chí ∑ 1 2 3 Trước thực nghiệm 60 1.61 2.49 2.45 6.56 Sau thực nghiệm 60 1.66 2.63 2.77 7
Biểu đồ 3.6. So sánh hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ ở nhóm đối chứng giữa trước và sau thực nghiệm (Theo tiêu chí)
Kết quả bảng và biểu đồ 3.6 cho ta thấy ở nhóm đối chứng sau thực nghiệm thì có sự tiến bộ hơn trước thực nghiệm. Trẻ có kiến thức về môi trường đất, có khả năng thu thập thông tin về môi trường đất từ đó có thái độ tích cự đối với môi trường đất và có hành vi bảo vệ môi trường đất.
Ở các tiêu chí đều có sự tăng lên: Ở tiêu chí 1: trước thực nghiệm là 1.61 và sau thực nghiệm là 1.66 tăng lên 0.06 điểm. Ở tiêu chí 2: trước thực
nghiệm là 2.49 và sau thực nghiệm là 2.63 tăng 0.14 điểm. Và ở tiêu chí 3: trước thực nghiệm là 2.45 và sau thực nghiệm là 2.77 tăng 0.32 điểm. Từ kết quả trên cho thấy sau thực nghiệm ở lớp đối chứng đã có sự tăng nhẹ ở tất cả các tiêu chí. Điều này cho thấy đã có sự tiến bộ trong nhận thức thái độ cũng như hành vi của trẻ đối với việc bảo vệ môi trường đất.
- Kết luận chung: Qua quá trình quan sát chúng tôi thấy được sự tiến bộ của trẻ trong quá trình giáo dục môi trường đất được thể hiện như sau:
+ Trẻ đã tích cực trong việc tìm hiểu đối tượng, trẻ hứng thú khám phá đối tượng khi có các phương tiện hỗ trợ như: Trẻ rất thích dùng cuốc, xẻng để đào đất… Trẻ rất thích và chủ động trong việc đánh giá thực trạng của đối tượng như sờ tay vào đất để kiểm tra xem đất có đủ độ ẩm không? Có tơi xốp giàu dinh dưỡng không? Và sau đó trẻ sẽ có những quyết định rất ngộ nghĩnh. VD: Khi trẻ sờ vào đất trẻ thấy đất khô và cho rằng đất thiếu dinh dưỡng và trẻ đưa ra ý kiến là tưới nước cho đất sẽ làm đất giàu dinh dưỡng. Nhưng khi chúng ta giải thích nếu đất thiếu chất dinh dưỡng thì chúng ta cần bón phân cho đất, trồng cây cho đất trống chứ không chỉ nguyên tưới nước cho đất. Từ đó trẻ hiểu ra vấn đề và có cách khắc phục cho đất bị thiếu dinh dưỡng.
Khi cho trẻ khám phá một sự vật nào đó, trẻ không chỉ đơn thuần quan sát, đàm thoại về đối tượng mà trẻ bắt đầu chú ý đến các yếu tố xung quanh sự vật đó. Ví dụ cho trẻ quan sát một cây sống trong vùng đất thiếu dinh dưỡng thì trẻ sẽ quan sát được cây đó sẽ nhỏ và yếu hơn so với những cây được trồng trong vùng đất giàu dinh dưỡng và được chăm sóc thường xuyên.
Trẻ không chỉ hiểu môi trường đất đã cho con người nhiều thứ và môi trường đất cũng đòi hỏi ở con người sự ứng sử với môi trường đất. Sự hiểu biết của trẻ về mối quan hệ của môi trường đất với con người được mở rộng hơn như trồng cây không chỉ bảo vệ đất không bị sói mòn mà còn cung cấp lương thực, thuốc chữa bệnh, làm bóng mát…
Trẻ bước đầu hiểu được chuỗi mắt xích trong hệ sinh thái như trong vườn nên trồng nhiều loại cây để tận dụng đất, giúp đất không bị sói mòn, và làm tăng độ phì nhiêu cho đất bằng việc bón phân tưới nước cho cây.