- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
2.6.1. Thực trạng mức độ bảo vệ môi trường đất của trẻ –6 tuổ
Chúng tôi sử dụng các bài tập đo kết hợp với trò chuyện, tiến hành quan sát để có kết luận chính xác về mức độ hiểu biết, thái độ, hành vi về môi trường đất của trẻ.
Để đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ, hành vi về môi trường đất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời, chúng tôi tiến hành khảo sát tại 120 trẻ ở 04 lớp mẫu giáo lớn (02 lớp ở trường mầm non Phong Châu, 02 lớp ở trường mầm non Hùng Vương) thuộc hai trường mầm non địa
bàn thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú thọ: Trường mầm non Hùng Vương, trường mầm non Phong Châu.
Chúng tôi đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ, hành vi về vấn đề môi trường đất của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi được biểu hiện theo các tiêu chí đã được xây dựng. Để biết mức độ nhận thức về vấn đề môi trường đất của trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời chúng tôi cùng với giáo viên ở lớp để cùng đánh giáo trẻ theo trình tự sau:
Trao đổi, hướng dẫn cho giáo viên đứng lớp cách tổ chức, tiến hành hoạt động ngoài trời cho trẻ.
Chúng tôi sử dụng phương pháp quan sát, đàm thoại, phân tích để thu được kết quả của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong hoạt động ngoài trời. Thống kê kết quả theo danh sách từng lớp.
Kết quả khảo sát được thể hiện một cách khái quát trong bảng 2.1
Bảng 2.1. Thực trạng mức độ nhận thức về môi trường đất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Đối tượng khảo sát Số lượng Mức độ nhận thức về môi trường đất (%) Tốt Khá Trung bình Yếu Hùng Vương 60 10 13.4 56,6 20 Phong Châu 60 13.3 10 53.4 23.3 Tổng 120 11.6 11.7 55 21.7
Kết quả khảo sát ở trên cho thấy:
Khi được tham gia hoạt động ngoài trời ở trường mầm non hầu hết trẻ ở 04 của trường mầm non Phong châu và trường mầm non Hùng Vương nhận thức được, song còn thấp, chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình (chiếm 55%) và mức độ yếu (chiếm 21.7%), rất ít trẻ nhận thức được ở mức độ khá (11.7%) và mức độ tốt 11.6%. Kết quả ở trên đã cho thấy trẻ đã có hứng thú đối với hoạt động song chưa hiệu quả, nhận thức của trẻ trong hoạt động thấp.
Căn cứ vào các mức độ của tiêu chí đã đề ra chúng tôi đưa ra được thực trạng về mức độ giáo dục môi trường đất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non như sau:
Bảng 2.2 Thực trạng mức độ giáo dục môi trường đất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
KQ Tiêu chí
Giỏi Khá Trung bình Yếu
SL % SL % SL % SL %
Nhận thức 5 4,16 42 35 68 56,68 5 4,16
Thái độ 6 5 36 30 75 62,5 3 2,5
Hành vi 10 8,33 66 55 42 35 2 1,67
Nhìn vào bảng 2.2 chúng ta thấy số lượng trẻ đạt giỏi ở các tiêu chí hiểu biết về môi trường, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường đất không nhiều chỉ là: Hiểu biết 4,16%; Thái độ 5%; hành vi 8,33%. Và số trẻ đạt loại yếu ở 3 tiêu chí là: Hiểu biết 4,16%; Thái độ 2,5%; Hành vi 1,67%. Số trẻ đạt trung bình chiếm đa số: Hiểu biết 56,68%, thái độ 62,5%, hành vi 35%. Qua kết quả cho thấy hiệu quả giáo dục môi trường đất cho trẻ ở trường mầm non đạt kết quả chưa cao. Trẻ đạt ở loại giỏi và khá vẫn còn ít mà chiếm đa số là ở mức độ trung bình.
Kết quả giáo dục môi trường đất của đa số trẻ chỉ ở mức độ trung bình, tức là trẻ bộc lộ sự hiểu biết môi trường đất trong đó các đối tượng với những mối quan hệ giữa các đối tượng với nhau, mối quan hệ giữa các đối tượng với con người là chưa tốt. Trẻ chỉ nắm được một vài mối quan hệ rất đơn giản, cụ thể mà thôi. Từ đó làm cho trẻ bị hạn chế khả năng có được những biện pháp thu thập thông tin về môi trường đất. Những biện pháp bảo vệ môi trường đất và khả năng thực hành các biện pháp đó cũng chưa tốt. Trẻ chưa mạnh dạn tự tin thể hiện rõ thái độ của mình trước các hành vi tác động tới môi trường đất.