- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
c. Điều kiện tiến hành.
- Cần có vườn trường (sân trường) trong đó có cây, khoảnh đất để tổ chức cho trẻ lao động.
- Dụng cụ lao động phù hợp, đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Giáo viên chủ động lên kế hoạch chi tiết và dự liệu các tình huống có thể xảy ra trong lao động.
Như vậy, để hoạt động lao động có hiệu quả, hình thành cho trẻ có thái độ hành vi ứng xử với môi trường thân thiện và có trách nhiệm cao, giáo viên
cần chú ý tới nội dung, hình thức tổ chức lao động phù hợp khả năng sinh lý, tâm lý, phù hợp với sức khỏe, sự an toàn của trẻ và có tính giáo dục cao.
3.1.2.4. Biện pháp 4. Kích thích trẻ tích cực tham giá đánh giá kết quả hoạt động ngoài trời hoạt động ngoài trời
a. Mục đích
Bước đầu trẻ biết tự đánh giá thành quả hoạt động bảo vệ môi trường đất của bản thân và bạn bè, từ đó phát hiện những khó khăn của trẻ, khuyến khích động viên trẻ và kịp thời điều chỉnh quá trình tổ chức giáo dục môi trường đất phù hợp nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ. Động viên khuyến khích trẻ trong việc xây dựng, gìn giữ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Việc đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường của trẻ có ý nghĩa to lớn trong việc ghi nhận những hoạt động, thành quả và sự đóng góp hữu ích của trẻ trong hoạt động môi trường.
Để trẻ có thể tự đánh giá và đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường đất là cả một quá trình hoạt động liên tục của trẻ (đánh giá quá trình và có kết quả là những sản phẩm nhất định).
Tham gia vào việc đánh giá, trẻ nâng cao được khả năng thu thập thông tin và xử lý thông tin để rút ra những kết luận và ra quyết định.
b. Cách tiến hành
* Khuyến khích trẻ tham gia đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường đất.
- Việc đánh giá kết quả hoạt động bảo vệ môi trường đất diễn ra trong suốt quá trình hoạt động của trẻ.
- Giáo viên xây dựng tiêu chí đánh giá, có thể cùng thảo luận với trẻ về tiêu chí đánh giá của từng hoạt động. Tiêu chí được xây dựng trên cơ sở của mục đích tổ chức của hoạt động. Dựa vào nội dung yêu cầu cần đạt ở độ tuổi.
- Chủ yếu khuyến khích trẻ đánh giá việc làm của trẻ và các bạn như: Các con có thấy bạn Hà đã tìm ra được những loại đá gì? Đã tìm đúng theo yêu cầu của cô chưa?
- Trẻ đã phát hiện được điều gì mới về đối tượng. Trẻ đánh giá nhận xét tình trạng của đối tượng có chính xác không? Trẻ đã tìm cách giải quyết như thế nào? Trẻ đã vận dụng những kỹ năng nào? Trẻ đã làm được những gì? Hành động tiếp theo của trẻ sẽ là gì sau khi đánh giá được kết quả đó.
- Trao đổi trò chuyện với trẻ, giúp trẻ tự đánh giá và đánh giá theo bản thân và đánh giá bạn, với trẻ nên đánh giá nhận xét mang tính động viên khuyến khích. Trẻ và tập thể trẻ đã có những tiến bộ gì của ngày hôm nay so với ngày hôm qua. Trẻ có những hạn chế nào? Nên yêu cầu trẻ giải thích vì sao? Biện pháp khắc phục.
Ví dụ: Trẻ tự đánh giá hành động của mình và của bạn về việc làm sạch sân trường. Trẻ đã làm sạch sân trường bằng những cách nào? Và việc làm đó có đúng không?. Trẻ tự đánh giá việc làm đó là đúng và sẽ tiếp tục công việc đó trong các ngày tới trường.
- Giáo viên khuyến khích trẻ đưa ra những kết luận và quyết định chính xác. Việc đánh giá mang tính chất khuyến khích động viên là chủ yếu để từ đó điều chỉnh kế hoạch hoạt động tiếp theo đạt hiệu quả.
* Tổ chức các hội thi với chủ đề giáo dục môi trường đất.
Nhằm tạo cơ hội cho trẻ trưng bày những thành quả hoạt động vì môi trường đất. Phát huy được tính sáng tạo của cá nhân trẻ trong hoạt động môi trường. Điều này còn giúp động viên khuyến khích trẻ tích cực hơn trong việc xây dựng, gìn giữ môi trường “ xanh – sạch – đẹp”.
Trong cuộc thi trẻ được chủ động thể hiện mình một cách sáng tạo, từ khâu chuẩn bị đến quá trình thực hiện và kết thúc hoạt động. Hoạt động này không đơn thuần là một hoạt động mà nó còn hướng tới hoạt động nghệ thuật (trưng bày sản phẩm, triển lãm, ngâm thơ, kể chuyện, giải câu đố…) vì thế trẻ rất tích cực và hứng thú trong hoạt động này.
Hoạt động này thường được giáo viên tổ chức sau mỗi chủ đề. Để tổ chức được hoạt động này giáo viên cần:
+ Xác định mục đích: Dựa vào chủ điểm và yêu cầu về nhận thức, kỹ năng, hình thành thái độ hành vi giáo dục môi trường nói chung và giáo dục môi trường đất nói riêng cần đạt để xác định mục đích hội thi.
+ Chuẩn bị điều kiện: Dựa vào mục đích, khả năng của trẻ, quy mô tổ chức để chuẩn bị các điều kiện cần thiết như:
Địa điểm, trang phục, nội dung thi, thời gian tổ chức, dự trù kinh phí, số trẻ sẽ tham gia trong mỗi hoạt động (đảm bảo tất cả trẻ sẽ được tham gia hoạt động)
+ Giáo viên cùng trẻ chuẩn bị trang phục, đạo cụ cho cuộc thi.
Ví dụ: Lá cây có thể làm mũ, làm đồng hồ, hột hạt hoa làm vòng hoa, vòng đeo tay. Trang phục làm bằng giấy trang trí thêm hoa, lá..
Cách thực hiện:
+ Giáo viên thông báo trước vài ngày về mục đích và giao nhiệm vụ cho từng trẻ.
+ Lên chương trình và lượng tính thời gian thực hiện.
+ Nên cho trẻ trưng bày các sản phẩm của cô và của trẻ nhưng nên chon lọc một số sản phẩm chất lượng hơn, trẻ có khả năng trình bày tốt hơn để giới thiệu.
+ Cô nên tổ chức phong phú các hoạt động thuộc các loại hình nghệ thuật khác nhau để cuộc thi hào hứng, vui vẻ hơn.
+ Kết thúc chương trình cô nên cho các nhóm trẻ tự thảo luận trong ít phút và đưa ra chương trình hành động môi trường cho nhóm mình.
+ Giáo viên kết luận và thống nhất chương trình hành động tiếp theo của nhóm, lớp phù hợp với chủ đề sau.
+ Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề giáo viên sưu tầm hoặc tự sáng tác những đoạn nhạc, bài hát, bài thơ, câu đố phù hợp với nội dung giáo dục môi trường đất và phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ.
Buổi trình diễn thời trang, trang phục làm từ vật liệu thiên nhiên . Kết hợp với các bài hát bài thơ về thiên nhiên.
+ Giáo viên có thể sưu tầm các bài hát, bài thơ, ca dao, tục ngữ…từ chương trình, trên mạng, trên các tạp chí, tivi, đài hoặc những tác phẩm do cô và trẻ phóng tác…
+ Các tác phẩm mà cô lựa chon phải phù hợp với nội dung của chủ điểm và có nội dung giáo dục môi trường đặc biệt là môi trường đất.
Chọn thời điểm thích hợp sử dụng để tạo được hứng thú cho trẻ và có tính hiệu quả.
+ Buổi trưng bày sản phẩm, trình diễn thời trang… Cô nên đưa vào cuối chủ điểm, cô phải có sự chuẩn bị công phu và chu đáo từ việc lựa chọn nguyên vật liệu, phân công hướng dẫn trẻ làm. Cô lên kế hoạch chi tiết cụ thể cho buổi trình diễn như: không gian, thời gian, số lượng trẻ tham gia, nội dung chương trình, kết cấu chương trình, lời bình, âm thanh hỗ trợ… Cô phải tạo được không khí phấn khởi. Mọi trẻ đều thấy ít nhiều sản phẩm của mình đóng góp trong giai đoạn thực hiện chủ đề cũng như thành quả được ghi nhận ở buổi tổng kết chủ đề.