- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
2.6.1.2. Kết quả giáo dục môi trường đất cho trẻ ở3 bình diện: Kiến thức, thái độ, hành vi là không đồng đều
thái độ, hành vi là không đồng đều
Số lượng trẻ đạt ở các mức độ của các bình diện không đồng đều. Thái độ bảo vệ môi trường đất cao hơn hiểu biết môi trường đất. Điều đó cho thấy thái độ của trẻ đối với môi trường đất tương đối khả quan. Trẻ biết yêu quý môi trường đất, hiểu được vai trò của môi trường đất, hiểu được sự cần thiết bản thân trẻ phải góp phần bảo vệ môi trường đất phù hợp với độ tuổi. Nhưng trẻ chưa có kỹ năng tốt, tức là trẻ còn lúng túng trong cách thực hiện các việc làm giúp cho môi trường đất tốt hơn. Những hiểu biết của trẻ về môi trường đất ở mức trung bình khá, chủ yếu là kiến thức cơ bản về môi trường đất nhưng kiến thức về bảo vệ môi trường đất còn chưa cao.
Khi tiến hành cho trẻ trả lời các câu hỏi kiểm tra sự hiểu biết của trẻ về môi trường đất, có nhiều trẻ không trả lời được đầy đủ những đối tượng trong môi trường đất và những mối quan hệ giữa chúng cũng như vai trò của môi trường đất đối với tất cả các sinh vật và con người. Câu hỏi về sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đất như: Muốn bảo vệ môi trường đất chúng ta phải làm gì thì đa số trẻ trả lời là không được vứt rác bừa bãi mà phải vứt rác vào thùng rác mà chưa chú ý đến các hoạt động khác như phải trồng cây hay không được xả nước bẩn trực tiếp ra đất…
Phần thể hiện hành vi bảo vệ môi trường đất ở trẻ còn lúng túng một phần do hoạt động giáo dục môi trường đất còn rất mờ nhạt nếu có thì chỉ dừng lại ở mức sơ giản nhất. Khi tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ cô giáo chưa khai thác hết các yếu tố có trong môi trường đất như: khi cho trẻ tiếp xúc để nhận biết đặc điểm của cát thì cô chưa tổ chức được các trò chơi với cát, hay cho trẻ so sánh sự khác nhau giữa cát khô và cát ướt nhằm gây hứng thú cho trẻ để trẻ chú ý và nắm được đặc điểm của nó một cách chính xác. Hay khi cô cho trẻ quan sát các loại cây có trong vườn để nói lên vai trò của đất đối với thực vật nhưng cô lại chưa chú ý khai thác về sự tác động trở lại
của cây trồng đối với việc bảo vệ đất như giúp đất không bị sói mòn, rửa trôi, bạc màu…
Trẻ có một số hành vi bảo vệ môi trường đất và thích thú khi tham gia những công việc đó.
Về phần thái độ của trẻ đối với các hành vi tác động đến môi trường đất trẻ đã thể hiện rõ thái độ của mình. Trẻ nhận biết và ủng hộ những hành vi tích cực cho môi trường đất, phản đối những hành vi xấu đối với môi trường đất nhưng cách phản đối hay ủng hộ lại mang tính trực phát. Trẻ gặp khó khăn trong việc đưa ra những quyết định cụ thể trước những hành vi đó.
VD: Trẻ nói không đồng ý với bức tranh một bạn khác vứt vỏ hộp sữa ra đất mà không vứt thùng rác, giải thích không đồng ý nhưng giả sử con gặp trường hợp đó thì con làm thế nào? Nếu bạn không nghe lời con thì con làm gì?. Nhiều trẻ không trả lời được.
Kiến thức của trẻ nhìn chung là không đồng đều. Việc sử dụng kỹ năng vào giải quyết các nhiệm vụ thưc tiễn chưa cao. Trẻ có kiến thức khá tốt nhưng việc thực hiện lại khó khăn. Có khá đông trẻ trả lời được vai trò của đất đối với các sinh vật nhưng lại không nói được sự tác động trở lại của các sinh vật đối với môi trường đất.
Bảng 2.3. Thực trạng về mức độ nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường đất của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở trường mầm non
Các lĩnh vực SL Trẻ Tiêu chí ∑ 1 2 3 Nhận thức 120 1.74 2.42 2.41 6.59 Thái độ 120 1.61 2.62 2.68 6.91 Hành vi 120 1.54 2.46 2.50 6.44
Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy rõ sự chênh lệch giữa nhận thức, thái độ, hành vi của trẻ về môi trường đất. Điểm trung bình cộng của thái độ cao hơn điểm trung bình về hiểu biết, điểm trung bình cộng của hiểu biết cao hơn điểm trung bình cộng điểm hành vi. Điều này thể hiện trẻ có thái độ tích cực
trong việc vào bảo vệ môi trường đất nhưng trẻ chưa thực hành trải nghiệm trong môi trường đất và bảo vệ môi trường đất. Như vậy vấn đề đặt ra ở đây là cần cho trẻ trải nghiệm, thực hành hơn nữa về môi trường đất, trong môi trường đất và vì môi trường xung quanh.
Giữa tri thức, thái độ hành vi không đồng nhất: Có những trẻ có kiến thức tốt, thái độ ứng xử với môi trường đất tốt nhưng khả năng thu thập thông tin cũng như khả năng đề xuất biện pháp, khả năng thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường chỉ là trung bình, hành vi của trẻ không rõ ràng, dứt khoát. Một số trẻ có thái độ rất tốt với môi trường nhưng tri thức có được về đối tượng lại ở mức trung bình. Điều này chứng tỏ, có thể các biện pháp tác động của giáo viên chưa đồng bộ và chưa thực sự phù hợp.
Như vậy, kết quả giáo dục môi trường đất của trẻ mẫu giáo chưa cao mới chỉ dừng lại ở mức trung bình. Vì vậy để đạt được mục tiêu nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường đất cho trẻ mầm non là trách nhiệm của nhà trường, gia đình và toàn thể cộng đồng trong đó trường mầm non có một vai trò quan trọng trong việc định hướng cũng như lựa chọn những biện pháp tác động phù hợp.