- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
c. Điều kiện vận dụng
3.1.2.2. Biện pháp 2: Cung cấp những hiểu biết ban đầu về môi trường đất cho trẻ
đất cho trẻ
a. Mục đích
Nhằm cung cấp cho trẻ vốn hiểu biết ban đầu về môi trường đất, mở rộng nhận thức cho trẻ về môi trường quanh trẻ, giúp trẻ có được những thông tin về đặc điểm, tính chất của các đối tượng, làm sáng tỏ mối quan hệ và sự
phụ thuộc của các đối tượng trong môi trường đất và mối quan hệ qua lại giữa các đối tượng trong môi trường đất với các sự vật hiện tượng trong môi trường sống. Cũng như mối quan hệ tác động lẫn nhau với con người.
b. Cách tiến hành
Để cung cấp cho trẻ thông tin về môi trường đất cần tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia vào công việc thu thập thông tin về môi trường đất. Điều đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với trẻ, từ đó trẻ có cách làm độc lập hơn, Trẻ biết cách làm việc hợp tác cũng như khi làm việc độc lập. Từ những thông tin thu thập được trẻ sẽ có những hành vi phù hợp.
Thông qua hoạt động ngoài trời có thể cung cấp những thông tin cho trẻ bằng cách tổ chức cho trẻ quan sát đối tượng kết hợp với đàm thoại giúp trẻ mở rộng vốn hiểu biết, trẻ được tiếp xúc và khám phá trực tiếp đối tượng. Do đó, trẻ hiểu biết đối tượng một cách sống động và cụ thể, trẻ thấy gần gũi và có trách nhiệm với đối tượng hơn.
* Sử dụng quan sát kết hợp với đàm thoại.
Có thể sử dụng các loại quan sát như: Quan sát tập thể, nhóm, cá nhân Khi tiến hành quan sát nên kết hợp 3 loại trên để tận dụng ưu thế của mỗi loại.
+ Quan sát tự do cá nhân làm thỏa mãn nhu cầu hứng thú riêng của trẻ. + Quan sát tự do theo nhóm tạo điều kiện để duy trì hứng thú của trẻ với đối tượng (trẻ thảo luận, trao đổi, bàn tán với nhau về đối tượng)
+ Quan sát tập thể theo mục đích cho trước nhằm giải quyết nhiệm vụ đặt ra trong hoạt động ngoài trời và thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ.
Trong quá trình quan sát thường được tiến hành theo trình tự từ quan sát tự do, theo nhóm hoặc cá nhân để trẻ tự do khám phá, cảm nhận đối tượng, tạo hứng thú, tiếp đến quan sát tập thể theo mục đích cho trước nhằm từng bước khám phá đối tượng, khám phá những mối quan hệ của đối tượng với môi trường và con người, cuối quá trình quan sát cho trẻ quan sát tự do theo
nhóm, cá nhân nhằm duy trì sự hứng thú của trẻ đối với đối tượng và tạo tâm thế phấn khởi cho hoạt động tiếp theo.
Tuy vậy, cần kết hợp các quá trình quan sát một cách linh hoạt, uyển chuyển và đạt hiệu quả.
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ quan sát.
- Giáo viên lập kế hoạch cụ thể quan sát những đối tượng nào, thời gian địa điểm. Hệ thống câu hỏi, trò chuyện với trẻ về những vấn đề nào.
- Trong quá trình quan sát và đàm thoại giáo viên nên cho trẻ quan sát bằng tất cả các giác quan.
- Quan sát đàm thoại với đối tượng được tiến hành ở nội dung hoạt động có chủ đích của hoạt động ngoài trời. Tùy thuộc vào đối tượng quan sát mà giáo viên lựa chọn quan sát trực tiếp hay gián tiếp (ưu tiên quan sát trực tiếp), giáo viên quyết định quan sát và đàm thoại tại chỗ trong một thời gian ngắn hay quan sát kéo dài nó lưu lại kết quả quan sát theo cách riêng của trẻ.
Để kích thích tìm tòi lòng ham hiểu biết của trẻ mà giáo viên phải đưa ra được hệ thống câu hỏi logic, hệ thống tạo được sự hứng thú, hưng phấn muốn khám phá đối tượng của trẻ.
Câu hỏi của giáo viên cần hướng tới:
+ Câu hỏi hướng tới sự chú ý đến đối tượng.
+ Câu hỏi về quan sát, cảm nhận và đưa ra đánh giá. + Câu hỏi về quan sát và dùng ngôn ngữ để miêu tả. + Câu hỏi phát triển kỹ năng quan sát và óc suy luận.
+ Câu hỏi giúp trẻ thể hiện được thái độ, ý tưởng sáng tạo của mình và cuối cùng là muốn thể hiện bằng hành vi cụ thể.
VD: Cô cho trẻ quan sát hai loại cát đó là cát khô và cát ướt. Cô giáo đặt ra các câu hỏi cho trẻ. Các con biết chỗ nào cát ướt chỗ nào cát khô không? Đặc điểm của nó?. Cô giáo chuẩn bị hố cát có chỗ khô và chỗ ướt và xẻng xúc cát. Cô cho trẻ sờ vào cát khô và cát ướt, sau đó yêu cầu trẻ nêu nhận xét, cảm nhận của mình về hai loại cát đó. Cho trẻ nắm, nặn hai loại cát
trên, nêu cảm nhận. Tiếp theo có thể cho trẻ dùng xẻng xúc cát ướt và nghiêng mặt xẻng hơi chếch lên để xem cát có bị rơi xuống hay không. Và cho trẻ dùng xẻng xúc cát khô và nghiêng mặt xẻng hơi chếch chếch để xem 0-pcát có rơi xuống từ từ không. Cô cho 2 trẻ làm lần lượt với 2 loại cát còn các bạn còn lại thì quan sát cùng cô. Cho trẻ quan sát và nêu nhận xét sự khác biệt khi hơi nghiêng mặt xẻng: cát khô thì thì từ từ rơi xuống, còn cát ướt thì khó rơi hơn hoặc rơi thì rơi cả tảng to hoặc rơi hết.
Giáo viên giúp trẻ kết luận và nếu lại đặc điểm của đối tượng cho trẻ hiểu. VD: Cô cho trẻ tham gia hoạt động gieo hạt nhằm trau dồi kỹ năng quan sát, nhận xét.
Cô cần chuẩn bị đất giàu dinh dưỡng, bình tưới nước, nước, bay nhỏ và cào, hạt giống.
Cho trẻ khám phá đất bằng hai bàn tay, sau đó cho trẻ sử dụng bay, cào đào cho đất tơi xốp, phơi đất trong vòng một tuần. Cô có thể đặt ra các câu hỏi như: Tại sao phải xới cỏ, làm đất nhỏ và phơi đất trước khi gieo hạt…
Sau một tuần, cho trẻ tưới một lượng nhỏ nước vào một nửa đất, nửa kia để khô. Hỏi trẻ về sự khác biệt giữa đất khô và đất ướt bằng cách dự đoán, sau đó cho trẻ sờ, bóp đất để kiểm tra dự đoán của mình.
Cho trẻ gieo hạt vào chỗ đất tơi xốp.
Trong khi cho trẻ làm đất để gieo hạt cô có thể đàm thoại cùng trẻ, nói về vai trò của đất đối với thực vật, nói về các thành phần chất dinh dưỡng trong đất có thể nuôi lớn cây trồng cũng như lợi ích của các sinh vật trong đất đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây và vai trò của thực vật đối với đất đó là giữ cho đất không bị rửa trôi chất dinh dưỡng khi mưa, không bị bạc màu…
* Cung cấp vốn hiểu biết cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời tiến hành giáo dục theo từng chủ đề, để tạo sự hứng thú của trẻ khi tham gia khám phá đối tượng trong môi trường đất
Trong trường mầm non có rất nhiều chủ đề mà giáo viên có thể sử dụng để phục vụ cho quá trình giáo dục môi trường đất đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số chủ đề mà giáo viên có thể sử dụng:
- Trong chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên” cô cũng có thể khai thác chủ đề này hiệu quả trong việc giúp trẻ nắm được tính chất, đặc điểm các đối tượng trong môi trường đất thông qua các trò chơi như sau:
Trò chơi “Bộ sưu tập các loại đá”. Trò chơi này giúp trẻ khả năng quan sát, nhận biết được các loại đá khác nhau trong tự nhiên. Nó còn giúp trẻ hình thành khả năng trang trí nghệ thuật.
Chuẩn bị:
+ Túi, hộp đựng trứng bằng nhựa hoặc bằng giấy cát tông. + Màu nước hoặc sơn, bàn chải nhỏ, nước, giấy báo cũ.
Tiến hành:
+ Chia lớp thành các nhóm nhỏ.
+ Cho trẻ đi dạo ngoài trời trong công viên, sân trường. Cho trẻ tìm kiếm đá để tạo bộ sưu tập cho nhóm.
+ Trao đổi với trẻ về hình dạng, kích thước, đặc điểm, màu sắc của các loại đá mà trẻ tìm thấy: đá cuội thì nhẵn sáng, đá ong xù xì…Giúp các trẻ so sánh các kích thước, kết cấu, màu sắc và hình dạng của các loại đá khác nhau.
+ Cô giúp đỡ các nhóm rửa sạch và lau khô các loại đá. Sau đó, sắp xếp chúng vào hộp đựng trứng theo thứ tự kích thước, màu sắc, hình dạng, hoặc kết cấu để trẻ tạo ra bộ sưu tập theo ý thích của trẻ.
+ Trẻ còn có thể sáng tạo vẽ thêm mặt, trang trí màu sắc, hình dạng yêu thích trên đá của mình.
Trò chơi “Đắp sông hồ trên cát”. Trò chơi này giúp trẻ phân biệt cát khô, cát ướt. Trẻ thỏa sức sáng tạo
Chuẩn bị: Cào cát, chậu nước.
Tiến hành:
+ Trẻ sờ vào cát, bóp cát, nói lên cảm nhận khác nhau về cát khô và cát ướt, đặc điểm của nó.
+ Dự đoán hiện tượng xảy ra khi đổ nước vào sông, hồ. + Nước biến mất nước đi đâu.
+ Cho trẻ đối chiếu với kết quả dự đoán.
Trò chơi “Gạch làm ra như thế nào”. Trò chơi này giúp trẻ nắm được
đặc điểm của đất và biết thêm vai trò của đất đối với đời sống con người.Giúp trẻ trau dồi kỹ năng quan sát và nhận xét.
Chuẩn bị: thau hoặc chậu để trộng đất, nước, tăm, muỗng lớn, cỏ, khuôn hình chữ nhật, sân trường đầy nắng.
Tiến hành:
+ Đổ lẫn đất, cỏ và nước vào bát lớn và trộn đều cho đến khi hỗn hợp quánh lại thành đất sét.
+ Cho trẻ quan sát và dự đoán về hỗn hợp đó: nó như thế nào, và nó để làm gì?
+ Đổ hỗn hợp vào khuôn sẽ tạo thành hình viên gạch.
+ Để cho hỗn hợp se lại. Đổ ra khỏi khuôn và đặt nó trên bàn, sử dụng tăm để làm các cửa sổ, cây tăm to hơn để làm cửa ra vào hoặc các viên gạch nhỏ trên hỗn hợp đã se đó.
+ Đem đặt dưới ánh mặt trời trong nhiều ngày.
+ Cho trẻ quan sát và đối chiếu kết quả với dự đoán của mình.
+ Cho trẻ biết bùn được nung thành gạch để xây dựng các công trình. - Trò chơi “Cứng hay mềm”. Trò chơi này giúp trẻ biết dự đoán, so sánh và nói lên nhận xét của mình. Biết được tính chất của các sự vật trong môi trường đất. Phân biệt được đối tượng nào cứng đối tượng nào mềm thông qua tiếp xúc trực tiếp với đối tượng đó.
Chuẩn bị: Một nhóm các đồ vật gồm: Hòn đá, viên sỏi, cục đất sét ướt, đất khô, 2 chiếc khay có màu khác nhau.
+ Cho trẻ quan sát và thảo luận về các đồ vật: Tên gọi, màu sắc.
+ Cho trẻ dự đoán xem các đồ vật này cưng hay mềm, nhẵn hay sần sùi. + Cho trẻ trực tiếp thao tác với các đồ vật: Sờ, nắn, bóp, kéo…
+ Yêu cầu trẻ nhặt những vật cứng ra một khay, vật mềm ra một khay khác, để có thể dễ dàng quan sát.
+ Kiểm tra kết quả.
- Chủ đề nghề nghiệp. Thông qua hoạt động ngoài trời, trong chủ đề
này cô giáo có thể tiến hành các hoạt động giáo dục môi trường đất cho trẻ bằng cách cung cấp các tri thức mà trẻ có thể lĩnh hội được từ mọi sự vật xung quanh trẻ qua các hoạt động như:
Hoạt động quan sát công việc của nghề lao công. Hoạt động này giúp trẻ biết được các công việc của nghề lao công.
Chuẩn bị: Vị trí quan sát, trang phục gọn gàng, phù hợp.
Tiến hành:
+ Cô chọn thời điểm bác lao công làm việc thì cho trẻ quan sát.
+ Khuyến khích trẻ quan sát trang phục và dụng cụ nghề của bác lao công (chổi, hót rác và xe chở rác). Cô có thể đặt câu hỏi: bác lao công dùng chổi để làm gì? Tại sao phải quét rác sạch cho đường phố?.
+ Quan sát công việc của bác: quét, nhặt sạch sẽ những rác trên đường để mọi người có môi trường xanh, sạch đẹp. Công việc rất vất vả vì phải làm cả về ban đêm.
+ Nhờ có bác lao công mà bé có môi trường xanh, sạch.
- Chủ đề thế giới thực vật. Cô cho trẻ khám phá đặc điểm, tính chất và vai trò của đất đối với thực vật bằng cách cho trẻ quan sát vườn trường, trải nghiệm và được trực tiếp tham gia vào việc trồng cây và chăm sóc cây trồng trong vườn.
Cấu trúc của đất ảnh hưởng tới quá trình nảy mầm của hạt. Thường những hạt nhỏ và nhẹ sẽ nảy mầm nhanh hơn trong đất nhỏ mịn, do hạt nhỏ tiếp xúc với thành phần của đất mịn tốt hơn. Còn hạt có kích thước lớn hơn
nảy mầm tốt hơn khi đất thô, hạt to. Ngoài ra quá trình nảy mầm tốt còn phụ thuộc vào hình dạng, kích thước của hạt, khả năng tiếp xúc của các thành phần đất với hạt cũng như độ ẩm của đất. Vì vậy trong quá trình cô cho trẻ làm đất để tiến hành gieo hạt cô có thể vừa hướng dẫn trẻ vừa nói cho trẻ biết ý nghĩa của việc làm nhỏ đất trước khi gieo hạt. Thông qua đó trẻ còn khám phá được đặc điểm của đất là có thể đập nhỏ được.
Thông qua việc cho trẻ khám phá đặc điểm của rễ cây ở những vùng đất khác nhau. Cô có thể sử dụng phương pháp dùng lời hoặc dùng tranh ảnh cho trẻ quan sát để giảng giải giúp trẻ nắm được tri thức đó. Từ đó trẻ sẽ nắm được đặc điểm của đối với từng loại đất khác nhau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của rễ cây sẽ khác nhau như: Sự phát triển của rễ cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ, thành phần, cấu trúc, chất dinh dưỡng trong đất. Cây mọc trên núi đá vôi do thiếu chất dinh dưỡng và thể nền rất cứng nên rễ thân cây len lỏi vào các khe hở, vách đá, có khi rễ còn bao quanh tảng đá lớn. Không những thế rễ cây còn tiết ra axít để hòa tan đá vôi, cung cấp một phần chất khoáng cho cây. Vì thế những cây ưa sống trên núi đá vôi thường có gỗ rắn chắc như nghiến, trai…Còn những cây có thân cỏ, mọng nước thì rễ cây chỉ thu hẹp phân bố trong một hốc đất nhỏ, sự thu nhận chất dinh dưỡng bị hạn chế nên cây sinh trưởng chậm. Những cây mọc trên sa mạc thì thường rễ cây phát triển nông sát mặt đất để hút sương đêm. Nhưng cũng có loài rễ đâm sâu xuống đất có khi tới 20m để hút nước ngầm. Những cây mọc vùng ngập nước, vùng đóng băng thì rễ cây phân bố nông và rộng. Còn những cây mọc ở vùng đầm lầy nước mặn ven biển thì rễ mọc bên gốc thân.
Trong chủ đề thế giới thực vật cô có thể tổ chức một số trò chơi cho trẻ giúp trẻ khám phá đối tượng trong môi trường đất cung cấp cho trẻ những biểu tượng về đối tượng cho trẻ:
Trò chơi “Đong cát” trong trò chơi chính là gieo hạt.
Trẻ có thể:
+ Trẻ có kỹ năng đong vật và đếm số lượng + Giữ gọn gàng sạch sẽ sau khi chơi
Đồ dùng:
+ Chậu cát khô
+ Thìa, xẻng xúc cát đồ chơi bằng nhựa
+ Các đồ chơi bằng nhựa có kích cỡ khác nhau để trẻ có thể đong được.
Cách làm:
Trẻ xúc cát vào từng hộp nhỏ và san cho phẳng bề mặt. Sau đó trẻ đổ vào hộp to. Cứ làm như vậy cho tới khi đầy hộp to. Vừa đổ trẻ vừa đếm số lượng và nêu nhận xét “ bao nhiêu hộp nhỏ thì mới đầy hộp to”.
Trò chơi “Vẽ tranh bằng cát”. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nhận biết và
phân biệt được các loại cát tự nhiên, nhuộm màu để tạo màu sắc khác nhau của cát. Giúp rèn luyện khéo léo các ngón tay, có thể nhuộm màu cát, dùng cát có các màu khác nhau (cát có màu nhuộm và cát có màu tự nhiên) để vẽ tranh. Còn giúp trẻ có ý thức giữ gìn cho cát sạch sẽ và bảo vệ môi trường.
Đồ dùng:
+ Cát vàng tự nhiên, cát trắng, cát đen và cát vàng. + Một số màu để nhuộm cho cát.
+ Chậu đựng nước. + Que tre, thìa xúc cát…