Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 79 - 83)

- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích

c. Điều kiện tiến hành

3.2.7.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm

Trước thực nghiệm, chúng tôi tiến hành dự giờ, quan sát và ghi chép mức độ nhận thức về vấn đề môi trường đất và kĩ năng bảo vệ cũng như thái độ của trẻ đối với môi trường đất của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua hoạt động ngoài trời chúng tôi thu được một số kết quả sau.

a. Kết quả về mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ về môi trường đất

Bảng 3.1: Mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ về môi trường đất ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Nhóm trẻ Số lượng Mức độ Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm 60 4 6,7 12 20 23 38,3 21 35 Đối chứng 60 5 8,3 12 20 24 40 19 31,6

Biểu đồ 3.1.Mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ về môi trường đất ở nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm

Kết quả ở bảng và ở biểu đồ 3.1 cho thấy kết quả về khả năng nhận thức về môi trường đất của trẻ 5 – 6 tuổi ở hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm là tương đương nhau và chưa cao. Thái độ của trẻ đối với các vấn đề về môi trường đất cũng chưa rõ ràng. Từ đó hành vi của trẻ còn chưa đúng và chưa dứt khoát. Có rất ít trẻ đạt mức độ Tốt ở cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng: 4/60 chiếm 6,7% ở nhóm thực nghiệm, và 5/60 trẻ chiếm 8,3% ở nhóm đối chứng. Số trẻ đạt loại khá ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng cũng tương đương nhau và đều thấp (12/60) trẻ chiếm 20%). Tập chung ở mức độ trung bình và mức độ yếu, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao ở mức độ trung bình.

Qua việc quan sát, chúng tôi nhận thấy, khi được tham gia hoạt động ngoài trời trẻ rất hào hứng và thích thú đối với hoạt động này, bởi đây là hoạt động mà trẻ được vui chơi thoải mái, được khám phá mọi vật xung quanh mình. Tuy nhiên khả năng nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn về môi trường đất lại chưa cao.

b. Thực trạng về mức độ nhận thức, thái độ và hành vi của trẻ trong việc bảo vệ môi trường đất của trẻ nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm theo tiêu chí đã đề ra.

Bảng 3.2. Thực trạng về hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm (Theo tiêu chí).

Lớp Số trẻ Tiêu chí ∑

1(2 điểm) 2(4 điểm) 3(4 điểm)

Đối chứng 60 1.61 2.49 2.45 6.56

Thực nghiệm 60 1.80 2.38 2.20 6.38

Biểu đồ 3.2: Thực trạng về hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ nhóm đối chứng và thực nghiệm trước thực nghiệm

Dựa vào kết quả thể hiện ở bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 chúng tôi có một số nhận xét sau:

- Về hiệu quả giáo dục môi trường của trẻ ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm là tương đương nhau và chỉ đạt ở mức độ trung bình. Về nhận thức lớp đối chứng là 1.61 điểm, lớp thực nghiệm là 1.80 điểm. Về thái độ lớp

đối chứng là 2.49 điểm, lớp thực nghiệm là 2.38 điểm. Về hành vi lớp đối chứng là 2.45 điểm, lớp thực nghiệm là 2.20 điểm.

+ Về nhận thức: Ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm trẻ có biểu tượng về sự vật hiện tượng xung quanh, trẻ thực hiện khá tốt cụ thể như lớp đối chứng là 1.61, lớp thực nghiệm là 1.80 trẻ hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường nhưng vẫn ở mức trung bình.

+ Về thái độ, trẻ đã có hứng thú với sự vật hiện tượng xung quanh cũng ở mức độ khá tốt. Trẻ đã biết thể hiện thái độ của bản thân đối với các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường đất. Tuy nhiên thái độ đó chưa dứt khoát và trẻ chưa bộc lộ được nó một cách triệt để. Ở cả lớp đối chứng và thực nghiệm thì trẻ đã tích cực tham gia vào việc bảo vệ môi trường đất và sấp xỉ đạt mức độ khá.

+ Về hành vi trẻ có khả năng thu thập thông tin về sự vật hiện tượng ở mức khá, trẻ có khả năng đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi ở cả hai lớp đối chứng và thực nghiệm chưa cao. Và trẻ có thể thực hiện một số biện pháp bảo vệ môi trường đất bằng hành vi cụ thể và thiết thực một cách phù hợp với lứa tuổi ở cả hai lớp nhưng cũng chỉ ở mức trung bình khá hay mức trung bình.

Như vậy trẻ có biểu tượng về đối tượng nhưng khả năng đánh giá tình trạng của đối tượng để đưa ra các quyết định môi trường đất còn yếu. Việc nhận biết những mối liên hệ của đối tượng với môi trường, giữa đối tượng với con người cũng ở mức thấp. Trẻ dừng lại một số kỹ năng đơn giản chăm sóc đối tượng, các kỹ năng đề xuất biện pháp bảo vệ môi trường đất phù hợp với độ tuổi ở mức thấp. Trẻ quan tâm và có hứng thú với sự vật hiện tượng xung quanh, nhưng chưa thực sự tích cực trong hành vi ứng xử với môi trường xung quanh.

Qua quan sát chúng tôi thấy rằng trẻ rất thích tham gia hoat động ngoài trời nhưng việc lồng ghép nội dung giáo dục cho trẻ giáo viên còn thực hiện

chưa đạt được kết quả cao do chưa có những biện pháp tổ chức giáo dục môi trường đất hợp lí, khoa học nhất cho trẻ.

Tóm lại, kết quả khảo sát trước thực nghiệm cho thấy:

- Hiệu quả giáo dục môi trường đất của nhóm đối chứng và thực nghiệm đều đạt ở mức trung bình. Trẻ ở cả hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều yếu hơn về hành vi bảo vệ môi trường đất nhưng thái độ tích cực bảo vệ môi trường ở cả hai nhóm là tương đối tốt.

- Trẻ rất hứng thú với môi trường xung quanh nói chung và bảo vệ môi trường đất nói riêng nhưng do thiếu kiến thức và ít được thực hành trải nghiệm nên hành vi bảo vệ môi trường đất còn chưa tốt.

Dựa trên kết quả khảo sát đầu vào, tôi thấy cả hai trường đều có đầy đủ các điều kiện cần và đủ để tôi tiến hành và triển khai thực nghiệm giáo dục môi trường đất cho trẻ.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)