- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
b. Cách tiến hành.
Giáo viên nên tiến hành theo các bước sau: * Xác định mục đích:
Tùy vào đối tượng lao động, yêu cầu nhận thức về đối tượng, đặc điểm của lao động để xác định mục đích lao động. Mục đích lao động hướng tới việc giúp trẻ thu thập thông tin về môi trường và kỹ năng bảo vệ môi trường đất.
* Chuẩn bị điều kiện:
Dựa vào mục đích, đối tượng lao động và qui mô tổ chức, cần chuẩn bị các điều kiện như:
- Dụng cụ lao động phù hợp với trẻ, đảm bảo về số lượng, chất lượng đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Chuẩn bị địa điểm, trang phục (quần áo gọn gàng, mũ nón). * Tổ chức thực hiện
- Trò chuyện với trẻ về hoạt động lao động mà trẻ được tham gia. Cô phải khơi gợi ở trẻ sự tò mò, thích thú và tự nguyện tham gia hoạt động. Tạo tâm thế phấn khởi tích cực tham gia hoạt động. Khi trẻ tham gia hoạt động lao động trẻ cần phải biết:
+ Trẻ sẽ làm những công việc gì? + Ý nghĩa của công việc đó?
+ Để trẻ được làm công việc đó trẻ phải làm những gì? Phương tiện lao động nào thì phù hợp và đạt được hiệu quả lao động? Trẻ giải thích được tại sao lại làm như thế.
- Phân nhóm và giao nhiệm vụ cho trẻ: Trẻ được chia thành các nhóm nhỏ để thực hiện nhiệm vụ riêng để đạt được nhiệm vụ chung.
Ví dụ: Nhóm nhặt rác sân trường phía trước, nhóm nhặt rác phía sau sân trường, nhóm thì nhặt rác vườn trường.
Giáo viên giúp trẻ phân nhóm, chỉ dẫn giải thích cho trẻ biện pháp làm việc. Chỉ dẫn cho trẻ toàn bộ quá trình lao động, mọi nhiệm vụ mà trẻ phải thực hiện.
- Tổ chức cho trẻ lao động. Trong quá trình trẻ lao động giáo viên cần bao quát tất cả các nhóm để giám sát, nhắc nhở và hỗ trợ trẻ khi cần thiết. Giáo viên không nên làm hộ trẻ, chỉ giúp đỡ khi thật sự cần thiết.
- Giáo viên phải quan tâm giám sát đến tất cả các nhóm trẻ cũng như cá nhân trẻ đảm bảo an toàn lao động cho trẻ là rất cần thiết.
- Kiểm tra kết quả và nhận xét động viên khuyến khích trẻ. Giáo viên nên cho trẻ tự nhận xét, đánh giá giữa các nhóm trẻ và giữa các trẻ trong cùng một nhóm. Giáo viên nên khuyến khích trẻ nói về quá trình tổ chức lao động của nhóm mình, công việc cụ thể của cá nhân mình…Trẻ nói cách thức, kinh nghiệm của mình, tự nhận thấy những thiếu xót và nguyên nhân khắc phục.
Ví dụ: Con hãy tự nhận xét kết quả làm việc của nhóm mình nào? Còn con thì sao nhỉ?
+ Con đã nhặt được những loại rác gì nào? + Con đã để rác vào đâu nào?
Ví dụ: Khi nhổ cỏ con thấy nhổ như thế nào thì sạch cỏ hơn? Nhổ cỏ cần nhổ cả rễ như thế cỏ mới lâu mọc lại, thế các con nghĩ xem cần phải làm gì để nhổ cỏ tận gốc? (Nhổ cỏ ít một, cầm thấp, đất mềm, ẩm thì sẽ dễ nhổ cỏ)