Biện pháp 5 Sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi bảo vệ môi trường đất

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 73 - 76)

- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích

c. Điều kiện tiến hành

3.1.2.5. Biện pháp 5 Sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi bảo vệ môi trường đất

vệ môi trường đất

a. Mục đích

Nhằm tạo được mối quan hệ tốt đẹp giữa các trẻ trong cùng lớp hoặc cùng một nhóm, làm cho trẻ yêu thương, tôn trọng và tin tưởng nhau. Từ đó, sử dụng ý kiến của “tập thể” tạo nên những tác động tích cực trong việc điều chỉnh những

biểu hiện chưa đúng về hành vi của trẻ đối với môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời.

b. Cách tiến hành

Dư luận tập thể có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành cũng như điều chỉnh hành vi của trẻ. Tuổi mẫu giáo là lứa tuổi thích bắt chước nhau, dễ hình thành những thói quen theo cơ chế “làn sóng”, nghĩa là một trẻ có hành động này thì các trẻ khác dễ bắt chước và làm theo tương tự. Do đó, chúng ta cần tạo nên quanh trẻ một tập thể tốt, có đủ sức ảnh hưởng để kịp thời tác động đến trẻ trong những lúc cần thiết. Dư luận tập thể vừa là thang đỡ, là bà mẹ bảo vệ, ủng hộ cho những điều tốt đẹp tích cực, đồng thời cũng là cái roi, là người cha khắc khe, nghiêm túc dạy dỗ con cái khi có những hành động sai trái. Trẻ sống trong tập thể sẽ dễ dàng bị tập thể ảnh hưởng. Biểu hiện dễ thấy nhất chính là việc mỗi trẻ đều phải tuân thủ những qui định chung của nhóm. Chính ý kiến chung của tập thể sẽ làm trẻ dễ nhận ra những cái chưa đúng trong thái độ của mình cũng như những việc cần phải tự mình điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu chung của lớp, của trường và xã hội.

Dư luận tập thể điều chỉnh hành vi bảo vệ môi trường đất cho trẻ một cách hiệu quả cần thực hiện các công việc sau:

- Xây dựng một tập thể trẻ đoàn kết, thân thiện, lành mạnh và đủ sức ảnh hưởng đến từng cá nhân trong mọi hoạt động. Để làm được điều này giáo viên cần tiến hành tạo mọi điều kiện để trẻ được hoạt động cùng nhau, được trò chuyện, trao đổi và tương tác qua lại nhằm tạo nên mối quan hệ mật thiết, khăng khít giữa các trẻ. Trong quá trình trẻ hoạt động giáo viên cần lưu ý đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà đồng, biết nhường nhịn, quan tâm, chia sẻ và biết giúp đỡ lẫn nhau …hình thành nên một tập thể trẻ đoàn kết, gắn bó và khi ấy “dư luận tập thể” mới có đủ sức ảnh hưởng đến việc điều chỉnh hành vi của trẻ trên mọi phương diện.

- Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động đa dạng, phong phú, hấp dẫn. Để trẻ có cơ hội hoạt động cùng nhau.

- Tạo mọi điều kiện, cơ hội, kích thích hứng thú để trẻ có cơ hội hoạt động cùng nhau.

Giáo viên quan sát và ghi chép cẩn thận những biểu hiện hành vi đúng và chưa đúng của từng trẻ.

Khi tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ, đặc biệt là hoạt động vui chơi, giáo viên cần lưu ý đến việc giáo dục trẻ thái độ ứng xử đúng đắn và đúng mực với bạn, với đồ chơi, luôn nhắc nhở trẻ biết quan tâm đến bạn, quan sát cả những hành vi của bạn đối với môi trường xung quanh đặc biệt môi trường đất để đưa ra những nhận xét và đánh giá cho phù hợp.

+ Biểu dương, khen thưởng và nhắc nhở trước tập thể những cá nhân có hành vi bảo vệ môi trường đất và phá hoại môi trường đất.

Để phát huy được vai trò ảnh hưởng của mình, tập thể này phải có những hình thức biểu dương, khen ngợi đúng lúc, phù hợp với biểu hiện của từng hành vi bảo vệ môi trường đất cụ thể. Bên cạnh đó, cần có những nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời để uốn nắn những hành vi chưa đúng của trẻ đối với môi trường đất và môi trường xung quanh. Điều này có nghĩa là, tập thể phải có hình thức khen - chê trẻ đúng lúc, đúng người, kịp thời và tránh những nhận xét thiên vị giữa các trẻ trong cùng một nhóm và giữa trẻ này với trẻ khác.

Việc sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi bảo vệ môi trường của trẻ nên được tiến hành vào thời điểm kết thúc một hoạt động chung, trong các buổi tổng kết cuối ngày và các buổi sinh hoạt cuối tuần để tuyên dương, khen ngợi (tặng phiếu bé ngoan, gắn cờ,…) đối với những trẻ có hành vi tốt trong ứng xử, giao tiếp và đối với môi trường xung quanh. Đồng thời, có những hình thức nhắc nhở, uốn nắn những hành vi chưa đúng của trẻ đối với mọi người và cả môi trường xung quanh. Đây là những thời điểm mà trẻ được ngồi lại với nhau, cùng trò chuyện, trao đổi và trình bày những ý kiến của mình; là nơi cái đúng, cái tốt sẽ được ủng hộ, tuyên dương đồng thời cái chưa đúng, cái sai sẽ bị nhắc nhở, điều chỉnh. Giáo viên cần tạo cho trẻ không khí thoải mái, tự do đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá của mình về bản thân, về các bạn trong việc thực hiện hành vi đối với môi trường. Dựa trên những nhận xét của trẻ và bản ghi chép được, giáo viên đưa ra những đánh giá, nhận xét mang tính tổng thể.

Giáo viên cần chú ý tạo không khí thật thoải mái, những nhận xét đánh giá của giáo viên về trẻ cần phải được cân nhắc cẩn thận, tránh khen chê trẻ quá mức cần thiết. Đối với những trẻ có hành vi chưa đúng đắn đối với môi trường xung quanh, giáo viên cũng không nên dùng những lời chê bai, hăm doạ mà nên dùng lời nhắc nhở nhẹ nhàng, động viên khuyến khích trẻ lần sau thực hiện tốt hơn.

c. Điều kiện tiến hành

- Tập thể trẻ phải là một tập thể lành mạnh, có cả hình thức biểu dương, khen thưởng lẫn phê bình đúng lúc và đúng chuẩn mực hành vi.

- Giáo viên phải luôn quan sát và nhắc nhở việc thực hiện đúng hành vi bảo vệ môi trường đất của từng trẻ khi tham gia hoạt động.

- Nhận xét của giáo viên về trẻ phải thật chính xác, đúng trẻ, tránh thiên vị.

3.2. Thực nghiệm sư phạm một số biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời

Một phần của tài liệu Một số biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)