- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
b. Cách tiến hành
Để tiến hành giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo hiệu quả cần tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời cần khai thác nội dung giáo dục môi trường đất trong các chủ điểm giáo dục và cải tạo môi trường hoạt động ngoài trời phù hợp với nội dung giáo dục môi trường đất.
* Khai thác nội dung giáo dục môi trường đất trong các chủ điểm giáo dục
Việc khai thác nội dung các chủ điểm tạo điều kiện cho giáo viên khai thác tất cả các nội dung giáo dục môi trường đất một cách hiệu quả. Giáo viên chủ động linh hoạt khai thác nội dung giáo dục môi trường đất phù hợp với lứa tuổi cũng như khả năng của từng cá nhân trẻ và thực tiễn của từng địa phương. Từ đó triển khai giáo dục môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời theo một quy trình hoàn chỉnh.
Để tiến hành việc khai thác nội dung giáo dục môi trường đất cần tiến hành theo các bước:
Bước 1: Phân tích chủ điểm
- Giáo viên cần hiểu khái quát về đối tượng cũng như bản chất, các đặc điểm, đặc trưng của đối tượng cần khai thác trong các chủ điểm.
- Giáo viên cần nắm được khả năng nhận thức của trẻ có thể lĩnh hội các kiến thức cũng như các việc làm cụ thể mà chủ điểm đặt ra.
Bước 2: khai thác và cụ thể hóa nội dung giáo dục môi trường đất trong các chủ điểm.
Giáo viên cần xác định ưu thế của hoạt động ngoài trời và ưu thế của các chủ điểm trong việc giáo dục môi trường đất cho trẻ nhằm mục đích chuyển nội dung giáo dục môi trường đất thành hành vi thái độ của trẻ đối với môi trường đất.
- Khảo sát đối tượng bằng việc cho trẻ tiếp cận với các đối tượng đã được xác định trong các chủ điểm. Trong quá trình chủ yếu cho trẻ tiếp cận và khảo sát đối tượng. Giáo viên nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với đối tượng
bằng nhiều giác quan để kích thích hứng thú tích cực tham gia khám phá đối tượng.
- Hình thành khái niệm. Giáo viên cần giúp trẻ có những thông tin đầy đủ, chính xác về đối tượng từ đó giúp trẻ hệ thống hóa, khái quát hóa, giúp trẻ có biểu tượng trên cơ sở đó hình thành thái độ và hành vi đúng đắn.
- Ứng dụng. Đây là công việc quan trọng giúp trẻ lưu giữ thông tin mà trẻ lĩnh hội được về đối tượng là giai đoạn mà trẻ vận dụng tri thức, kỹ năng và thể hiện thái độ, hành vi cụ thể đối với đối tượng trong một không gian, một môi trường cụ thể. Giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ được thực hành, trải nghiệm trong nhiều tình huống.
Nội dung giáo dục môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời hướng tới củng cố tri thức về đối tượng nhằm hình thành những kỹ năng và thái độ đúng của trẻ đối với môi trường đất.
* Cải tạo môi trường hoạt động ngoài trời phù hợp với nội dung giáo dục môi trường đất
Tạo ra môi trường hoạt động bao gồm nhiều đối tượng đa dạng, hấp dẫn được sắp xếp ở vị trí thuận lợi, kích thích hứng thú của trẻ tham gia khám phá. Môi trường hoạt động ngoài trời có nhiều ưu thế đối với việc giáo dục môi trường đất cho trẻ, nhưng những yếu tố có sẵn đó chỉ phát huy được tiềm năng của mình khi giáo viên có sự tác động như: sắp xếp, cải tạo, khai thác một cách khoa học để tạo môi trường luôn mới, linh hoạt, tạo được sự hấp dẫn trong hoạt động giáo dục môi trường đất cho trẻ.
Để cải tạo môi trường cần tiến hành theo trình tự sau:
- Khảo sát môi trường đất để tiến hành hoạt động ngoài trời theo mục đích đặt ra.
Khảo sát nhằm nắm rõ thực trạng về cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức hoạt động ngoài trời đạt được mục đích đặt ra một cách tốt nhất. Khảo sát đòi hỏi giáo viên cần quan sát tỉ mỉ cả tổng thể và chi tiết
như: Các khu vực sân chơi, vườn trường… Việc sắp xếp các đồ chơi các vật dụng ngoài trời cho trẻ chơi, lao động.
Sau khi khảo sát thực tế, giáo viên nghiên cứu, phân tích từ đó xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết cải tạo môi trường phù hợp với nội dung giáo dục môi trường đất.
- Lập kế hoạch cải tạo môi trường hoạt động ngoài trời theo hướng mở. Từ kết quả khảo sát và kế hoạch hoạt động ngoài trời, giáo viên lập kế hoạch xây dựng môi trường hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục môi trường đất. Trên thực tế giáo viên khó có thể xây dựng lại cũng như chỉnh sửa lại khuôn viên của trường. Vì không chú ý, giáo viên sẽ vô tình phá vỡ cảnh quan tổng thể của trường, lớp. Hơn nữa điều kiện về kinh phí của giáo dục mầm non là rất hạn hẹp. Do đó giáo viên chỉ có thể cải tạo lại theo xu hướng sắp xếp, bố trí lại môi trường sao cho có tính khoa học, linh hoạt phù hợp với mục đích nội dung hoạt động.
Chủ yếu giáo viên sắp xếp tạo không gian có chút khác lạ, bổ xung các nguyên vật liệu các đối tượng phù hợp phục vụ cho nhiệm vụ của hoạt động.
Để có môi trường hoạt động theo hướng mở giáo viên cần chú ý:
+ Giáo viên phải biết sắp xếp các đối tượng phù hợp với mục đích hoạt động mà giáo viên chuẩn bị tiến hành.
VD: Ngoài những đồ dùng đồ chơi đã được sắp xếp cố định cô giáo có thể bổ xung các đối tượng khác như cho các bồn cây làm từ lốp xe có thể di động được sắp xếp sao cho trẻ dễ dàng quan sát được vai trò của đất đối với thực vật.
Giáo viên sắp xếp các vật liệu chơi với đất, cát, đá…nên bố trí thành một con tàu có những toa, những khoang và được gắn trên các bánh xe tiện cho việc di chuyển. Chất liệu của các đồ chơi, kiểu dáng thiết kế cũng cần có sự tính toán sao cho phù hợp.
+ Giáo viên có thể xây dựng các hố đựng cát để trẻ có thể trải nghiệm, khám phá nắm được đặc điểm của cát, phân biệt được cát ướt và cát khô. Tạo ra không gian để trẻ có thể hoạt động một cách thoải mái và hiệu quả nhất.
+ Dự tính chi tiết những thay đổi số lượng và cách sắp xếp đối tượng như thế nào là phù hợp?. Cần dự tính các loại đối tượng trẻ có thể bổ xung như: Trẻ có thể thả thêm hòn đá nhỏ, hòn sỏi vào trong bình nuôi cá, hay cho thêm đất vào các bồn cây, có thể trồng cây vào các chỗ đất trống trong vườn trường.
+ Lên dự trù các vật liệu cần, thiết bị cần sử dụng như cuốc, xẻng để cho trẻ chơi với đất, cát.
+ Tham khảo các đóng góp của đồng nghiệp. + Thể hiện ý tưởng trên thực tế