- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
2.6.2.2. Thực trạng của việc sử dụng các biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non
Chúng tôi tiến hành điều tra trên giáo viên để biết được mức độ hiểu biết của giáo viên mầm non về giáo dục môi trường đất và thực tế họ đã sử dụng biện pháp nào để nâng cao hiệu quả giáo dục đó.
Chúng tôi tiến hành điều tra 40 giáo viên đang giảng dạy tại hai trường mầm non Phong Châu và Hùng Vương trên địa bàn thị xã Phú thọ. Kết quả điều tra cho thấy. Toàn bộ giáo viên điều được đào tạo sư phạm, có trình độ
sư phạm đại học là 40,2%, trình độ cao đẳng là 13,6%, số giáo viên đạt trên chuẩn chiếm tỉ lệ rất thấp, số giáo viên có thâm niên công tác dưới 10 năm chiếm 26,5%
Nội dung điều tra được xác định và thể hiện rõ qua phiếu thăm dò ý kiến giáo viên nhằm tìm hiểu:
- Nhận thức của giáo viên về giáo dục môi trường đất cho trẻ 5 – 6 tuổi và về hoạt động ngoài trời.
- Các biện pháp mà giáo viên đang sử dụng để nâng cao hiệu quả giáo dục môi trường đất cho trẻ thông qua hoạt động ngoài trời
Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra kết hợp đàm thoại với giáo viên và quan sát quá trình tổ chức hoạt động cho trẻ của giáo viên đặc biệt quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời. Từ đó chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Về tầm quan trọng của giáo dục môi trường đất đối với sự phát triển của trẻ
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất đang là mối quan tâm của toàn xã hội. Nhưng không phải tất cả các giáo viên mầm non đều đánh giá được vấn đề, điều này được thể hiện có 85% đã nhận thức đúng vai trò rất quan trọng của giáo dục môi trường đất đối với sự phát triển của trẻ mầm non. Có 13% cho rằng vấn đề đó quan trọng. Và có 2% cho rằng vấn đề đó không quan trọng.
* Về nội dung giáo dục môi trường đất
Rất ít giáo viên nhận thức đầy đủ về nội dung giáo dục môi trường đất cho trẻ, đa số còn lúng túng trong việc khai thác nội dung giáo dục môi trường đất trong các chủ điểm và khi triển khai nó trong các hoạt động.
* Về biện pháp giáo dục môi trường đất của giáo viên mầm non thông qua hoạt động ngoài trời.
Giáo viên vẫn chủ yếu sử dụng các phương pháp truyền thống chưa có sự đầu tư và mạnh dạn sử dụng những phương pháp mới như khai thác nội dung giáo dục môi trường đất trong các chủ điểm, xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời phù hợp với hoạt động giáo dục, kích thích trẻ hứng thú và
tích cực thu thập thông tin về môi trường đất. Tiếp đến là các phương pháp hình thành các kỹ năng thu thập thông tin và kỹ năng bảo vệ môi trường đất.
Khi tiến hành điều tra chúng tôi thấy các giáo viên trong trường mầm non đã tích cực tạo ra môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ, họ đã chú ý đến hệ thống câu hỏi trong biện pháp dùng lời. Tổ chức các trò chơi, thường xuyên tạo yếu tố bất ngờ trong trò chơi để gây hứng thú cho trẻ.
* Hình thức giáo dục môi trường đất trẻ ở trường mầm non
Đa số các giáo viên cho rằng giáo dục môi trường đất có thể thông qua các hoạt động như: Hoạt động học tập, hoạt động vui chơi, hoạt động ngoài trời, các hoạt động sinh hoạt khác, hoạt động lao động
Chúng tôi thấy rằng tất cả các hoạt động trong chế độ sinh hoạt hàng ngày đều có thể sử dụng để bảo vệ môi trường đất cho trẻ. Tuy nhiên để việc giáo dục môi trường đất có hiệu quả đòi hỏi mang tính đồng bộ, việc phối hợp gắn kết các hoạt động tạo thành một hệ thống là vô cùng quan trọng. Hơn nữa giáo viên cần biết khai thác tiềm năng tối đa của từng hoạt động, tận dụng các cơ hội để giáo dục môi trường đất cho trẻ. Hoạt động ngoài trời là môt trong những hoạt động có tiềm năng rất lớn cho hoạt động giáo dục môi trường đất. Khi giáo viên biết cách tích hợp hoạt động giáo dục môi trường đất trong hoạt động ngoài trời một cách khéo léo nó không chỉ mang lại kết quả mong đợi của hoạt động giáo dục môi trường đất mà còn làm cho hoạt động ngoài trời có sức thu hút, hấp dẫn lớn đối với trẻ từ đó tăng cường hứng thú và tích cực hoạt động của trẻ nói chung và hoạt động giáo dục môi trường đất nói riêng.
Sự nhận thức của giáo viên về những yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục môi trường đất còn chưa đầy đủ và thiếu thống nhất. Có 40% cho rằng tất cả các yếu tố chúng tôi đưa ra ảnh hưởng đến việc giáo dục môi trường đất cho trẻ. Còn lại phân tán ở yếu tố môi trường hoạt động ngoài trời, nội dung hoạt động ngoài trời, phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời.
* Về thuận lợi và khó khăn của giáo viên trong việc giáo dục môi trường đất cho trẻ 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời ở trường mầm non
Qua số liệu điều tra và trò chuyện cùng giáo viên chúng tôi thấy giáo viên tập trung đưa ra một số khó khăn sau đây:
- Cơ sở vật chất thiếu thốn, không gian hoạt động ngoài trời chật hẹp, thiếu đồ dùng đồ chơi, dụng cụ cho trẻ hoạt động. Diện tích trường chật hẹp, sân trường là nơi duy nhất tổ chức hoạt động ngoài trời. Chưa có vườn trường theo đúng nghĩa. Thường sân trường và vườn trường là hai trong một.
- Lớp quá đông trẻ thường từ 40 - 50 trẻ trên một lớp Ngoài ra giáo viên còn có những khó khăn sau:
- Trình độ, sự linh hoạt, nhạy bén của giáo viên khi xử lí các tình huống còn chưa cao
- Trình độ của trẻ trong một lớp không đồng đều
- Hoạt động ngoài trời tiềm ẩn một số nguy cơ thiếu an toàn cho trẻ. Để khắc phục tình trạng trên cần được sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các nghành để loại bỏ những rào cản trong việc giáo dục môi trường nói chung và việc giáo dục môi trường đất nói riêng.
Qua quan sát thực tế việc tổ chức hoạt động ngoài trời và thống kê trên phiếu điều tra, chúng tôi có một số nhận xét về việc tổ chức hoạt động ngoài trời ở hai trường mầm non phong châu và hung vương như sau:
- Thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ chưa đảm bảo, ở đây có cả yếu tố khách quan như thời tiết không cho phép ( mùa xuân mưa phùn cả ngày sân trường rất trơn không đảm bảo an toàn cho trẻ). Thời gian tổ chức hoạt động ngoài trời là sau hoạt động học, mùa hè đôi khi trời quá nắng. Trong đó cũng phải kể đến lí do chủ quan nhiều khi giáo viên cắt xén hoạt động ngoài trời như không tổ chức hoặc tổ chức qua loa, chủ yếu cho trẻ chơi tự do và cô giáo giám sát an toàn cho trẻ.
- Nội dung hoạt động nghèo nàn. Giáo viên khai thác sơ sài, hầu như buổi nào cũng cho trẻ vẽ trên sân, chơi với các đồ chơi ngoài trời, hoặc chơi với vòng, các trò chơi dân gian đã quá quen thuộc với trẻ.
- Giáo viên chưa thực sự khai thác các điều kiện sẵn có của môi trường xung quanh để tiến hành tổ chức hoạt động giáo dục môi trường đất cho trẻ.
- Diện tích giáo viên giới hạn cho trẻ hoạt động trong một khu vực hẹp và gần như cố định, chủ yếu là trước cửa lớp hoặc gần đấy để tiện cho việc quản lí trẻ.
Khi trao đổi với giáo viên thì chúng tôi thu nhận được thông tin sau: - Do lớp quá đông, cường độ hoạt động cao, giáo viên thật sự rất vất vả, mệt mỏi và căng thẳng. Giáo viên chỉ chú trọng chủ yếu vào hoạt động học, hoạt động góc vì những hoạt động này có sự kiểm tra giám sát gắt gao hơn.
Kết luận: Từ kết quả điều tra, quan sát thực tế và trao đổi với giáo viên
chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: Qua kết quả điều tra cho thấy giáo viên chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời. Họ cũng chưa hiểu đầy đủ mục tiêu, nội dung, các yếu tố ảnh hưởng đến việc giáo dục cho trẻ. Trong quá trình tổ chức hoạt động ngoài trời giáo viên hầu như chỉ chú ý đến việc cung cấp tri thức mà chưa chú trọng đến việc giúp trẻ vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các tình huống cụ thể. Điều kiện vật chất còn thiếu thốn, số lượng trẻ quá đông giáo viên thực sự quá tải, mệt mỏi do đó việc đầu tư, tìm kiếm, khai thác tối đa những tiềm năng sẵn có của trường, của địa phương là chưa đáng kể.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2
Qua điều tra chúng ta nhận thấy hiệu quả giáo dục môi trường đất còn thấp. Mức độ nhận thức của trẻ về môi trường đất còn thấp chủ yếu tập trung ở mức độ trung bình và yếu. Vì vậy cần tạo được môi trường và hứng thú để trẻ khám phá lĩnh hội được tri thức từ môi trường đất.
Trẻ đã có thái độ tích cực đối với môi trường đất, tuy nhiên vẫn ở mức độ thấp. Những tri thức về môi trường đất vẫn còn rất sơ sài, kỹ năng thực hiện hành vi bảo vệ môi trường đất vẫn chưa cao.
Kết quả điều tra thực tiễn cho thấy giáo dục môi trường đất cho trẻ ở trường mầm non vẫn còn rất thấp.
Nguyên nhân chủ yếu là giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ vê tầm quan trọng của vấn đề. Giáo viên chưa biết khai thác tiềm năng sẵn có từ môi trường xung quanh và hoạt động ngoài trời cũng như do cơ sở vật chất sẵn có và sự quan tâm của cộng đồng, xã hội để tổ chức tốt giáo dục môi trường đất cho trẻ.
Như vậy, từ những kết luận trên chúng tôi cho rằng cần thiết phải xây dựng các biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ 5 - 6 tuổi một cách khoa học, hợp lý và dễ vận dụng thì hiệu quả sẽ cao, góp phần tích cực trong việc giáo dục sự phát triển toàn diện cho trẻ.
CHƯƠNG 3