- Kích thích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ để trẻ tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật hiện tượng xung quanh trẻ như: tạo môi trường thích
c. Điều kiện tiến hành
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Môi trường đất và sự phát triển bền vững đang là vấn đề nóng bỏng và cấp bách trên toàn thế giới. Để cứu vãn sự suy thoái của môi trường đất cần có sự hiểu biết và tham gia của toàn thể cộng đồng. Vì thế giáo dục môi trường đất là công cụ cơ bản để quản lí môi trường đất bền vững. Giáo dục môi trường đất làm thay đổi nhận thức, hành vi tiêu cực hiện nay và tạo nền tảng tốt cho nhận thức, thái độ, hành vi đúng đắn trong tương lai. Giáo dục môi trường đất là một quá trình lâu dài và phảo bắt đầu ngay từ lứa tuổi mầm non. Khác với người lớn, giáo dục môi trường đất cho trẻ mầm non được đặt ra không chỉ do bức xúc của các vấn đề về môi trường mà xuất phát từ chính nhu cầu phát triển nhân cách của trẻ. Do đó việc giáo dục môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng là vấn đề cấp bách. Với phương thức nội dung giáo dục môi trường đất lựa chọn và thiết kế theo quan điểm tích hợp lấy bản thân trẻ làm điểm xuất phát với các mối quan hệ con người và thế giới tự nhiên, giữa con người với con người và xã hội. Các nội dung này được tích hợp, lồng ghép vào các hoạt động ở trường mầm non. Nếu khai thác tốt các hoạt động ở trường mầm non, trong đó có hoạt động ngoài trời thì hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ sẽ được nâng cao.
1.1. Giáo dục môi trường đất thông qua hoạt động ngoài trời mang lại hiệu quả cao.
- Giáo dục môi trường đất ảnh hưởng tới việc hình thành và giáo dục đồng bộ cả kiến thức, kỹ năng, thái độ với môi trường đất:
+ Có biểu tượng về sự vật hiện tượng xung quanh. Biết mối quan hệ của môi trường với con người. Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đất.
+ Có kỹ năng về sự vật hiện tượng xung quanh trong môi trường đất. Biết được mối quan hệ giữa môi trường đất với các loại môi trường khác và với con người. Hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường đất. Có thể thực hiện biện pháp bảo vệ môi trường đất phù hợp với lứa tuổi.
+ Có hứng thú với sự vật hiện tượng xung quanh, quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường đất. Tích cực tham gia bảo vệ môi trường đất.
- Xuất phát từ nhu cầu, kinh nghiệm của trẻ, trên cơ sở những gì trẻ đã biết, những gì trẻ muốn biết, và những gì trẻ cần biết. Giáo dục môi trường đất không chỉ đơn thuần cung cấp cho trẻ hiểu biết về các sự vật hiện tượng trong môi trường đất mà một nội dung được nhấn mạnh đó là giáo dục thái độ, hành vi ứng xử với môi trường đất của trẻ.
1.2. Thực tiễn cho thấy hiệu quả giáo dục môi trường đất cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa cao. Nguyên nhân chủ yếu do giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về giáo dục môi trường đất cho trẻ mầm non. Giáo viên chưa biết cách khai thác tiềm năng rất lớn của hoạt động ngoài trời, các điều kiện cơ sở vật chất có sẵn để tổ chức giáo dục môi trường đất. Trong quá trình tổ chức hoạt động giáo viên chủ yếu cung cấp kiến thức về môi trường xung quanh, chưa chú ý cho trẻ được thực hành trải nghiệm để vận dụng tri thức, kỹ năng, vốn kinh nghiệm để giải quyết các tình huống cụ thể có trong môi trường thực tiễn. Hoạt động ngoài trời chưa được giáo viên quan tâm, đầu tư thích đáng, đôi khi còn bị cắt xén, hoặc tổ chức qua loa do đó hiệu quả giáo dục môi trường đất của trẻ mẫu giáo còn thấp.
1.3. Việc xây dựng các biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời dựa trên các cơ sở như: Mục tiêu giáo dục môi trường, đặc điểm và khả năng nhận thức của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi, các quy luật tồn tại và phát triển của môi trường xung quanh để từ đó con người có hành vi ứng xử phù hợp. Khả năng vô tận của hoạt động ngoài trời trong việc giáo dục môi trường đất. Từ đó chúng tôi xây dựng các biện pháp giáo dục môi trường đất: Tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường đất, cung cấp vốn hiểu biết về môi trường đất cho trẻ mẫu giáo, khuyến khích trẻ tham gia hoạt động bảo vệ môi trường đất thông qua hoạt động lao động, kích thích trẻ tích cực tham gia đánh giá kết quả hoạt động
ngoài trời, và cuối cùng là sử dụng dư luận tập thể để điều chỉnh hành vi bảo vệ môi trường đất.
Các biện pháp có mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, vì vậy cần có sự phối hợp một cách linh hoạt trong quá trình giáo dục trẻ. Khi thực hiện các biện pháp cần đảm bảo các yêu cầu về phía giáo viên, gia đình và điều kiện vật chất để luyện tập hình thành nhận thức, kỹ năng, thái độ hành vi bảo vệ môi trường đất cho trẻ.
1.4. Kết quả thực nghiệm các biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời đã chứng tỏ:
- Việc giáo dục môi trường đất cho trẻ tiến bộ hơn so với trước thực nghiệm và so với lớp đối chứng. Sự tiến bộ của lớp thực nghiệm diễn ra đều ở cả hai trường đã góp phần khẳng định độ tin cậy vào các biện pháp đã đề ra.
- Để việc giáo dục môi trường đất cho trẻ đạt hiệu quả cao cần tiến hành đồng bộ các biện pháp nhằm tác động đồng đều tới nhận thức, kỹ năng, thái độ, hành vi của trẻ. Muốn vậy giáo viên cần khai thác tốt nội dung giáo dục môi trường đất trong từng chủ điểm giáo dục, tạo môi trường hoạt động theo hướng phát triển và mạnh dạn sử dụng đa dạng các phương pháp một cách sang tạo, linh hoạt.
2. Kiến nghị
Để triển khai chương trình thực nghiệm một số biện pháp giáo dục môi trường đất cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả, tôi có một số kiến nghị sau:
2.1. Chú trọng và tăng cường công tác giáo dục môi trường cho trẻ nói chung và giáo dục môi trường đất nói riêng tại các cơ sở giáo dục mầm non
- Cần xác định trong chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non việc giáo dục môi trường đất như một mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục từ đó khai thác nội dung và tổ chức quá trình giáo dục cho trẻ một cách đồng bộ cả kiến thức, thái độ và cuối cùng là sự thay đổi về hành vi hướng tới một môi trường trong lành và bền vững.
- Có thể giáo dục môi trường đất cho trẻ ngay từ lứa tuổi nhà trẻ để tạo nền tảng cho việc giáo dục môi trường đất cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
2.2. Bồi dưỡng và nâng cao ý thức và năng lực giáo dục môi trường đất cho giáo viên mầm non
- Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên nhằm giúp họ hiểu về giáo dục môi trường đất, khai thác nội dung giáo dục môi trường đất và cách tích hợp giáo dục môi trường đất trong các hoạt động ở trường mầm non, các mức độ giáo dục môi trường đất mà trẻ cần đạt được ở mỗi độ tuổi, bản chất của giáo dục môi trường đất, các quá trình, các điều kiện ảnh hưởng đến giáo dục môi trường đất, cách thức đánh giá hiệu quả giáo dục môi trường đất trên trẻ.
- Tổ chức các chuyên đề cho giáo viên và phụ huynh để họ có sự trao đổi thảo luận về kinh nghiệm và phương thức giáo dục môi trường đất. Triển khai và áp dụng các sáng kiến, kinh nghiệm hay vào thực tiễn giáo dục trẻ.
- Tạo điều kiện thuận lợi về vật chất và tinh thần cho việc giáo dục môi trường đất:
- Cơ cấu lớp theo tiêu chuẩn để giáo viên dễ tổ chức các hoạt động. Giáo viên dễ bao quát lớp và đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình hoạt động ngoài trời.
- Có các biện pháp hỗ trợ giúp cho giáo viên tổ chức hoạt động ngoài trời luôn đảm bảo về thời gian và thực hiện đầy đủ nội dung hoạt động ngoài trời. Biết tổ chức hoạt động ngoài trời một cách sáng tạo và linh hoạt.
- Nhà trường nên động viên, khuyến khích kịp thời cho giáo viên khi họ tích cực thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường nói chung và giáo dục môi trường đất nói riêng cho trẻ. Luôn ủng hộ cả vật chất và tinh thần đối với những giáo viên mạnh dạn đổi mới giáo dục môi trường đất cho trẻ, cũng như việc tổ chức hoạt động ngoài trời.
2.3. Phụ huynh và cộng đồng cùng hợp tác với giáo viên trong công tác giáo dục trẻ
- Ủng hộ vật chất và tinh thần đối với nhà trường giúp cho công tác giáo dục ngày càng hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên trực tiếp phụ trách lớp để nắm được tình hình phát triển của trẻ và những điều kiện cần thiết để trẻ phát triển .
- Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời nhằm giáo dục môi trường đất nói riêng và giáo dục môi trường nói chung.