Cấu trúc bộ phận: Mở bà

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 102 - 110)

Mở bài

- Mở bài “lấy hơi

Đây là một nét nhạc ngắn xuất hiện trong những làn điệu Hò ghẹo, là những hư từ gồm một hoặc hai âm, chưa rõ nội dung diễn tả, đó là: ơ, hờ ơ, hò ơ, ơ hò,… Do đặc điểm diễn xướng của thể loại phải đối đáp ở khoảng cách khá xa nên phải lấy hơi cất cao giọng để câu hát được vang hơn. Bộ phận “lấy hơi” này tuy ngắn nhưng lại rất quan trọng trong việc hình thành nên tính chất của thể loại. Chúng tôi tạm xếp là bộ phận mở bài.

Ví dụ 52: (Trích bài 1, PL4, tr.32)

- Mở bài “đối thoại

Là mảnh đất sản sinh ra nhiều trò diễn, diễn xướng. Do vậy, cấu trúc làn điệu cũng có những đặc điểm khá riêng biệt. Trong trò diễn, phần đối thoại với phần hát lời ca chính luôn có nội dung liên quan đến nhau, nếu tách rời hai bộ phận này nhiều bài ca sẽ trở thành khó hiểu về nội dung và ý nghĩa của chúng. Sẽ hợp lý hơn nếu xếp bộ phận này là phần mở bài.

Đối thoại không chỉ nhằm truyền tải nội dung chính của cốt truyện mà còn đảm nhiệm thêm trách nhiệm dẫn dắt cho người hát tiếp theo. Nếu nói với âm điệu cao thì người hát sẽ hát cao, nếu dẫn với âm điệu thấp thì người hát sẽ hát thấp. Mặc dù xếp vào bộ phận mở bài nhưng thực chất khi đối thoại với nhau chúng còn có chức năng cầu nối (hay “câu chuyển”) từ bài ca này tới bài ca tiếp theo.

Đơn cử như trong trò Trống Mõ có phần đối thoại đố chữ, được xếp thành hai bộ phận “mở bài” và “thân bài” như sau:

Mở bài:

Mõ (hỏi):

Ngày thời tầng hấng tờ hơ

Tối ngày chập choạng vội vơ ních vào Là cái gì?

Trống (đáp):

Nó là cái then cửa.

Thân bài:

Trống và Mõ (cùng hát):

Khăng khăng cửa đóng then gài (cài) Cửa trong mắc khóa, cửa ngoài mắc then Đôi ta còn lạ chưa quen

Tuy rằng cửa đóng mà then không gài.

Thân bài

Phần thân bài có nhiều cấu trúc khác nhau nhưng đều là những bài ca có cấu trúc hoàn chỉnh. Trong quá trình xem xét và tìm hiểu, dựa vào tiêu chí đồng dạng về các loại cấu trúc, chúng tôi tạm phân chia thành 3 nhóm. Ở đây chúng tôi quan niệm câu nhạc có cấu trúc gắn liền với câu thơ, vì vậy điểm phân ngắt của các câu thơ cũng chính là điểm phân ngắt của các câu nhạc.

Nhóm 1: Kiểu cấu trúc phân câu, phân đoạn

Các dạng cấu trúc đơn giản nhất, ngắn gọn nhất là các dạng đoạn nhạc phân thành hai câu hoặc ba câu tương ứng với các thể thơ lục bát. Cũng có những bài hát được phân theo trổ nhằm truyền tải phần nội dung lời ca tương đối dài. Cụ thể:

- Cấu trúc đoạn nhạc hai câu tương ứng với hai câu thơ lục bát:

Cấu trúc đoạn nhạc hai câu tương ứng với hai câu thơ lục bát là một trong những cấu trúc được sử dụng khá nhiều trong trò diễn dân gian của người

Việt xứ Thanh. Bài hát của Trống và Mõ (C) cấu trúc được chia thành hai câu:

Câu nhạc 1 tương ứng với câu 6: “Vòng vai chữ vị là vì” Câu nhạc 2 tương ứng với câu 8:

Chữ dục là muốn chữ tuỳ là theo” Sơ đồ cấu trúc của bài hát là:

Chức năng cấu trúc Bộ phận chính

Câu thơ Câu 6 Câu 8

Câu nhạc 1 2

Số nhịp 4 8

Chất liệu âm nhạc a b

(Xem bài 16, PL4, tr.45) Các bài ca có cấu trúc tương tự có thể kể đến: “Nhổ mạ”, “Dệt cửi”, “Đi gặt” (Diễn xướng Múa đèn Đông Anh); “Vào chùa”, “Rồng bay ngựa lượn”, “Dâng hương” (Trò Triềng); “Hát xếp chữ” (Diễn xướng chèo chải Vĩnh Lộc);…

- Cấu trúc đoạn nhạc hai câu ứng với thể thơ 4 chữ:

Đơn cử cho dạng đoạn nhạc này là bài Dệt cửa (a) - Múa đèn Đông Anh được hình thành ở thể thơ 4 chữ, trong đó:

Câu 1 tương ứng với hai câu thơ đầu:

“ Ta cuốn cuồn cuộn Ớ rằng tay quay”

Câu 2 tương ứng với ba câu thơ còn lại:

“Tay quay tay kéo Ớ rằng tình nó Nó ra rì rì”

Sơ đồ cấu trúc của bài hát là:

Chức năng cấu trúc Bộ phận chính

Câu thơ Câu 4 + 4 Câu 4 + 4 + 4

Câu nhạc 1 2

Số nhịp 6 7

Chất liệu âm nhạc a b

(Xem bài 48a, PL4, tr.77) Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu, chúng tôi tìm được ba dị bản của bài hát này. Dị bản thứ nhất (Kéo sợi a) là do chúng tôi sưu tầm, dị bản thứ hai (Kéo sợi b) do Lê Quang Nghệ sưu tầm và ký âm năm 1962, dị bản thứ ba (Kéo sợi c) do Nguyễn Liên sưu tầm và ký âm năm 2003. So sánh với dị bản b và c chúng tôi nhận thấy:

Dị bản b có khác đôi chút về lời ca nhưng tương đồng về cấu trúc (đoạn nhạc 2 câu), trong đó:

Câu 1 tương ứng với hai câu thơ đầu (4 + 4):

“Tay quay cùi cúi Tay quay tay kéo”

Câu 2 tương ứng với hai câu thơ sau (4 + 4):

“Á rằng tình nó Nó ra rì rì”

(Xem bài 48b, PL4, tr.78)

Dị bản c khác với dị bản a và b ở chỗ có thêm câu thứ 3 ứng với câu lục. Do đó, cấu trúc của dị bản c sẽ là:

Câu 1 ứng với hai câu thơ đầu (4 + 4):

“Ta cuốn cuồn cuộn Ớ rằng tay quay”

Câu 2 ứng với ba câu thơ tiếp theo (4 + 4 + 4):

Ớ rằng tình nó Nó ra rì rì”

Câu 3 ứng với câu thơ cuối (6)

“Yêu nhau (mà) lấy quách nhau đi”

(Xem bài 48c, PL4, tr.78)

- Cấu trúc đoạn nhạc hai câu tương ứng với hai câu thơ 7 từ:

Bài hát của Trống và Mõ (D) có cấu trúc một đoạn hai câu tương ứng với hai câu thơ 7 từ.

Câu 1 tương với câu đầu:

Đa tử, đa tôn, đa phú quý

Câu nhạc 2 tương ứng với câu thơ thứ hai: “Đắc tài, đắc lộc, đắc trường sinh” Sơ đồ cấu trúc của bài hát là:

Chức năng cấu trúc Bộ phận chính

Câu thơ Câu 7 Câu 7

Câu nhạc 1 2

Số nhịp 7 6

Chất liệu âm nhạc a b

(Xem bài 17, PL4, tr.45) - Cấu trúc đoạn nhạc ba câu tương ứng với ba câu thơ:

Dạng cấu trúc này có 3 câu nhạc tương ứng với ba câu thơ. Bài Luống bông luống đậu có ba câu thơ (6 + 8 + 6 hoặc 6 + 8 + 8) tương ứng với ba câu nhạc.

Câu nhạc 1 tương ứng với câu 6:

Luống bông, luống đậu, luống khoai” Câu nhạc 2 tương ứng với câu 8:

Ở trên Thu Láng có hai luống hành” Câu nhạc 3 tương ứng với câu 6:

Ai làm cho luống công anh”. Sơ đồ cấu trúc của bài hát là:

Chức năng cấu trúc Bộ phận chính

Câu thơ Câu 6 Câu 8 Câu 6

Câu nhạc 1 2 3

Số nhịp 6 6 5

Chất liệu âm nhạc a b c

(Xem bài 43, PL4, tr.72) - Cấu trúc phân theo trổ:

Những bài ca có cấu trúc phân theo trổ có tính chất âm nhạc tương đối ổn định, hạn chế sự phát triển giai điệu nhưng lại có ưu điểm là có thể truyền tải được nội dung khá dài của lời thơ.

Bài hát “Chúc mừng” gồm có 10 trổ, mỗi trổ là một cặp lục bát. Trổ 1: (nhịp 1 -> nhịp 7) Trổ 2: (nhịp 8 -> nhịp 15) Trổ 3: (nhịp 16 -> nhịp 23) Trổ 4: (nhịp 24 -> nhịp 31) Trổ 5: (nhịp 32 -> nhịp 38) Trổ 6: (nhịp 39 -> nhịp 45) Trổ 7: (nhịp 46 -> nhịp 52) Trổ 8: (nhịp 53 -> nhịp 59) Trổ 9: (nhịp 60 -> nhịp 68) Trổ 10: (nhịp 69 -> nhịp 76) (Xem bài 27, PL4, tr.53)

Cấu trúc phân theo trổ còn có dạng có thêm phần “đế” ở cuối mỗi trổ như trong hát Trống vả. Loại hát này có một người hát chính, gọi là người “xướng”, sau mỗi phần xướng là phần “đế” theo của cả tập thể.

Ví dụ 53: (Trích bài 8, PL4, tr.39)

Nhóm hai: Kiểu cấu trúc được hình thành trên cơ sở hai chất liệu âm nhạc luân phiên

Đây là dạng cấu trúc khá phổ biến. Đặc điểm của các bài hát ở dạng này là có hai chất liệu âm nhạc. Chất liệu thứ nhất do một người cầm cái hát (kể, bắt cái) và chất liệu thứ hai do tập thể người đáp lại.

Ví dụ 54: (Trích bài 31, PL4, tr.59)

Hay như trong hát bơi thờ - chèo Chải Vĩnh Lộc có hai chất liệu rất rõ nét. Chất liệu 1 do một người cầm cái hát, giai điệu theo hướng chuyển động đi lên. Chất liệu 2 do tập thể người đáp lại, giai điệu theo hướng chuyển động đi xuống. Hiện tượng này có thể bắt gặp trong các làn điệu hò Đường trường, hò Xuôi dòng, hò Xuôi nhịp đôi hai,… trong hệ thống hò sông Mã.

Ví dụ 55:

Nhóm ba: Kiểu cấu trúc có hai p

Kiểu cấu trúc có hai phần: phần tự do và phần có quy luật cũng là một hiện tượng khá phổ biến.

Phần hát tự do có 2 dạng

Dạng thứ nhất: Phần hát tự do mang tính ngâm ngợi, không có nhịp điệu rõ ràng, thường được các nhân vật có số phận đau khổ, thương tâm thể hiện. Âm điệu của hát tự do mang tính tự sự như lời than thân, trách phận, hay kể lể, giãi bày.

Bài hát của mẹ Mõ (B) có phần hát tự do, giai điệu du dương, uyển chuyển kiểu ngâm ngợi (trích bài 22, PL4, tr.49).

Dạng thứ hai: Bên cạnh các bài ca có phần hát tự do mang tính ngâm ngợi là dạng bài ca có phần hát tự do theo kiểu hát nói. Đây là một hiện tượng nói ngân nga, cách điệu, thường được các nhân vật diễn xướng theo tâm trạng của nhân vật.

Trong bài hát của Công tử - trò Nữ Quan (do cụ Lê Thị Ngoạt ở Đông Anh, Đông Sơn hát) có phần đầu là phần hát có nhịp điệu sau đó mới đến phần hát nói mang tính tự do. Về âm điệu phần hát nói thường dùng những quãng rộng (quãng 6, 7, 8) là những quãng căng thẳng thường xuất hiện ở những chỗ diễn tả nội tâm kịch tính, cao trào,… Đặc điểm hát nói ở đây là có những âm nhấn rất rõ ràng, khi diễn xướng phải lấy hơi và ngắt hơi cho phù hợp với âm điệu của những chữ cần nhấn mạnh. Chẳng hạn chữ “xơi” ngân dài rồi luyến xuống để về chữ “rượu” được nhấn mạnh và ngắt ở chữ “rượu”, chữ “lạnh” được luyến lên và ngắt ở chữ “huyết” được nhấn mạnh,… Đây cũng là một trong những đặc điểm thường gặp trong nghệ thuật Tuồng cổ (xem bài 30, PL4, tr.57).

Phần hát có quy luật thường xuất hiện sau phần hát tự do, tạo nên sự tương phản với phần hát tự do. Sự tương phản đó làm cho những làn điệu có lối cấu trúc này thêm phần phong phú, sinh động (xem bài 22, PL4, tr.49).

Kết bài

Phần kết bài tuy là bộ phận có chức năng riêng biệt nhưng nó vẫn là một phần phụ của hình thức. Trong các bài ca của trò diễn có hai dạng kết bài:

- Kết bài do mở rộng thân bài.

- Kết bài có chức năng tương đối độc lập.

Kết bài do mở rộng thân bài là phương thức nhắc lại tiết cuối của bài hát, theo PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung thì những bài hát có kết bài dạng này được gọi là đoạn nhạc có điệp khúc. Kết bài do mở rộng thân bài chiếm phần đa số trong dân ca người Việt xứ Thanh (xem bài 20, PL4, tr.47).

Kết bài có chức năng tương đối độc lập không chiếm tỉ lệ nhiều. Đặc điểm của nó là làm cho cấu trúc hình thức hoàn chỉnh hơn đồng thời tạo nên tính ổn định cho bài hát. Phần kết này là giai đoạn tiếp tục mạch đập âm nhạc của phần thân, có tiết nhịp rõ ràng (xem bài 29, PL4, tr.56)

Bên cạnh đó, cũng có bài ca có phần kết là một mô típ ngắn, độc lập, tách biệt với phần thân. Trong bài Cuội trách ông Tạo (trò Tiên Cuội) sau lời hát than, Cuội “Hú!...” lên rồi chết. Tiếng “Hú!...” ở đây vừa là sự nối tiếp về nội dung bài ca, đồng thời cũng có ý nghĩa biệt lập về cơ cấu giữa các phần (xem bài 60, PL4, tr.91).

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 102 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)