Nội dung lễ hội qua ngôn ngữ thơ ca

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 48 - 52)

Âm nhạc dân gian xứ Thanh, đặc biệt là âm nhạc trong các trò diễn, diễn xướng gắn với tín ngưỡng thờ Thần. Do vậy, nội dung ca ngợi công đức của Thần, chúc mừng văn võ bá quan chiếm phần rất lớn.

Câu hát chúc sau đây xuất hiện ở một số trò diễn như bài hát trong điệu múa Ngô Quốc - trò Xuân Phả; hát chúc trong diễn xướng múa đèn Thiệu Quang;… Câu hát chúc này được hình thành trên vần thơ 7 từ.

Nhất bái cầu quốc gia trường trị Kính chúc dâng thánh thọ vô cương… Phần lớn được hình thành ở thể thơ lục bát:

Chúc mừng văn võ hai hàng

Văn chiếm bảng vàng, võ chiếm quận công

(Trò Hà Lan) Hoặc:

Chúc mừng quý xã ta nay

Văn võ hiền tài, chiếm bảng khôi khoa

(Trò Thủy - Đông Anh)

Các trò diễn phản ánh xứ thần sang cống tiến vua Đại Việt cũng được thể hiện qua lời ca.

Thuyền tôi ở nước Hoa Lang

Tôi nghe đức chính tôi sang chèo chầu

(Trò Hoa Lang)

Trong Chèo chải thường có câu thơ phản ánh môi trường sông nước gắn với nội dung lễ hội của làng mình.

Ta chèo một mái sang sông

Rước lấy đô đốc, quận công về đình

Hoặc:

Ta chèo một mái sang sông

Áo diều áo đỏ xuống sông ta chèo

Thời gian tế Thần cũng được thể hiện qua lời ca trong nhiều bài hát.

Đức Thánh đền Đún cả ba tổng thờ Nối liền đền Đún Thành Hồ

Cái Hoa đường cũ, không mờ dấu xưa

(Trích Chèo chải - Vĩnh Lộc) Hoặc:

Tháng giêng là tháng ăn chơi

Tháng hai tế tổ, ba (thời) dân biết dân Tháng tư cầu phúc tế thần

Mở cho tất cả muôn dân vào chầu…

(Trích Hát lịch trình)

Bên cạnh nội dung chúc tụng, tế thần, đời sống lao động của người dân nông thôn cũng hiện lên khá rõ. Múa đèn Đông Anh miêu tả lại công việc phải làm trong một năm của dân làng. Tháng giêng, tháng hai đi luống bông, luống đậu; tháng ba, tháng tư đi vãi mạ, chẻ lạt đan lừ; tháng năm, tháng sáu đi nhổ mạ; tháng bảy, tháng tám trong khi đợi lúa chín thì đi kéo sợi; tháng chín, tháng mười đi gặt; cuối cùng là múa Đánh lá lật, cúng cơm mới và dâng oản.

Nhiều bài ca còn nói lên công việc buôn bán làm ăn, thậm chí đã miêu tả công việc phù hợp với từng giai đoạn.

Tháng tám quẩy gánh buôn hồng

Tháng chín buôn quýt, tháng mười buôn cau Tháng một chợ Phủ buôn dầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tháng chạp buôn bấc, buôn trầu buôn hương Tháng giêng xuôi tỉnh cân đường

Tháng hai tiện mía, tháng ba nạo dừa…

Chế độ phong kiến xưa cũng đã thịnh hành nghề đánh đồng thiếp (Trò Thiếp, Kỳ Phúc - trò Triềng,…). Đây là trò diễn phản ánh tập tục cầu cúng, xin thẻ, lên đồng, làm phép,… trong đó những thói hư tật xấu của “thầy” đã bị nhân dân phản đối kịch liệt.

Thầy cả:

Thượng ngàn: một trâu, một dê, một lợn

Hạ đàn: chuối ba buồng, oản mười tám phẩm. Cứ thế mà dâng tiến.

Tín chủ:

Ới thầy! Thầy nghỉ tôi về.

(Trích Trò Thiếp)

Các trò diễn thường có phần giáo với ý nghĩa bắt đầu câu truyện. Giáo được hình thành ở thể thơ 4 chữ, tiết tấu mang tính chu kỳ. Cũng có thể xen kẽ giữa thơ 4 chữ và 5 chữ. Trò Tiên Cuội là một trò diễn được hư cấu giữa người phàm trần với Tiên giới, trò diễn nói lên khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp trong đời sống của người dân nông thôn. Trò diễn được bắt đầu với bài giáo Tiên ở thể thơ 4 chữ.

Kính trình làng xã Thượng hạ các ngôi Nhẫn lặng nghe tôi Giáo Tiên một cách…

Trong cuộc sống đời thường, không gắn với môi trường diễn xướng mang tính lễ nghi. Người dân lao động thỏa sức sáng tạo, đối đáp với nhau trên những ruộng lúa, nương dâu; trong làng ngoài ngõ; người trên bờ, người dưới sông;… bất cứ môi trường lao động nào cũng không ngăn cản được sự sáng tạo của họ. Và chủ đề về tình yêu vẫn là nguồn cảm hứng chủ yếu, dẫn đến sự ra đời nhiều bài hát Ghẹo có nội dung sâu sắc được mang tới lễ hội để trình diễn, giao lưu.

Hôm qua tát mước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Có được thời cho anh xin

Hay là em dấu làm thinh trong nhà Áo anh rách1 chỉ đường tà

Vợ anh chưa có mẹ già không2

khâu…

Nội dung về tình yêu còn được gắn với khung cảnh vua quan, là nội dung cốt lõi dẫn đến lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh.

Em như cây bá cây tùng Dầm dà3

đứng giữa sân rồng nhà vua Em như cây quế nhà quan

Người thời ngắt ngọn người toan bẻ cành…

Nhìn chung, nội dung bao trùm là sự ca ngợi công đức của các vị anh hùng, thể hiện sự tôn sùng, kính trọng. Bên cạnh đó, các bài hát nói về đời sống lao động, sinh hoạt, về phong tục cũng như những ước vọng của người dân nông thôn cũng được phản ánh khá nhiều. Một bức tranh toàn cảnh về xã hội phong kiến xưa được khắc họa sâu sắc trong âm nhạc dân gian của người Việt xứ Thanh, trong đó có vua quan và có cả những người dân nông thôn trong đời sống lao động.

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 48 - 52)