Vai trò của tiết nhịp, tiết tấu

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 74 - 79)

Về tiết nhịp, tiết tấu, nhà nghiên cứu Tú Ngọc đưa ra ý kiến như sau:

Nhịp điệu (với ý nghĩa là tiết tấu) trong âm nhạc thường được hiểu là sự nối tiếp có quy luật và mối tương quan về độ dài của các âm thanh. Khái niệm về nhịp điệu bao giờ cũng gắn liền với khái niệm về nhịp phách (tiết

phách), do đó những điểm nhấn (trọng âm) cũng là một thuộc tính của nhịp điệu. [41, tr.277]

Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy tiết tấu trong âm nhạc dân gian xứ Thanh khá mạch lạc, rõ ràng, được thể hiện chủ yếu ở loại nhịp 2/4, luật nhịp tuân thủ theo lối phân ngắt của thơ, với thơ lục bát trọng âm thuộc về những từ chẵn (2, 4, 6, 8), và tất nhiên những từ lẻ thường có trường độ ngắn hơn để hướng tới những từ được nhấn ở trọng âm.

Ví dụ: (Trích bài 52, PL4, tr. 82)

Bên cạnh đó, một số bài hát còn có lối phân chia ở dạng từ lẻ được đóng ở thời mạnh của tiết nhịp. Có thể gặp hiện tượng này trong bài hát của Trống và Mõ (trò Trống Mõ), làn điệu Sai của thầy Hai (trò Thiếp),…

Ví dụ 17: (Trích bài 18, PL4, tr.46)

Với thơ 7 từ trọng âm thuộc về những từ lẻ như trong bài Hát chúc - Múa đèn Thiệu Quang.

Những trường hợp hát tự do không có trong các thể loại dân ca riêng lẻ mà xuất hiện lẻ tẻ trong một số trò diễn, được các nhân vật thể hiện theo cảm xúc, tâm trạng của mình.

Lối phân ngắt như trên đã tạo thành các nhóm 2 từ ở thể thơ lục bát, và

nhóm 4 + 3 hoặc 3 + 4 ở thể thơ 7 từ. Đặc điểm đó tương đồng với thể loại Ví, Đúm, Cò lả, Trống Quân,… của người Việt miền Bắc nói chung.

Vậy âm nhạc dân gian xứ Thanh có điểm gì mang tính nổi trội? Theo chúng tôi, yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa xứ Thanh đã thể hiện rất rõ trong lễ hội, đặc biệt là ở lĩnh vực âm nhạc. Và yếu tố tiết tấu đã góp phần tạo nên diện mạo sắc thái vùng miền.

Mô hình đệm hát:

Đệm cho hát là vai trò của nhạc cụ gõ đi tiết tấu so le với tiết tấu của giai điệu. Mõ đảm nhiệm vai trò giữ nhịp (gõ vào đầu nhịp hoặc phách) còn trống thể hiện các mô hình tiết tấu khác nhau phù hợp với tính chất bài bản. Có nơi dùng trống to để đệm hát (trò Xuân phả - Thọ Xuân), cũng có nơi dùng trống ban hoặc trống con (trò diễn Đông Anh, chèo thờ đền Mưng)…

Có thể tham khảo một số mô hình đệm hát được sử dụng trong hệ thống trò diễn Đông Anh. Mô hình a có tính chất vui, nhộn nhịp; mô hình b và c khoan thai, thong thả.

a.

b.

c.

Đôi khi chũm chọe cũng được dùng để đệm hát bằng cách đi cùng tiết tấu với trống như ví dụ sau.

Ví dụ: (Trích bài 77, PL4, tr.112)

Trong tế lễ, vai trò của tiết tấu với những mô hình tạo sự so le giữa các bè đã tạo nên tính chất nghiêm trang, uy nghi hay đĩnh đạc, thong thả phù hợp với từng nghi thức.

Khi thực hiện trò diễn, tiết tấu cũng đã thể hiện vai trò quan trọng của mình qua từng giai đoạn diễn xướng, hình thành lên những mô hình tiết tấu đặc trưng, bao gồm:

Mô hình đệm múa dùng cho phần mở đầu và kết thúc trò diễn, hoặc chuyển màn, chuyển cảnh. Mô hình tiết tấu này dành cho những tiết mục múa tập thể với những động tác đơn giản như tay múa guộn ngón, chân di chuyển chậm hoặc đi xuyến. Tiết tấu ở đây tuy đơn giản nhưng được diễn tấu ở tốc độ nhanh đã tạo nên tính chất vui vẻ, nhộn nhịp.

Ví dụ 7:

Mô hình đánh điểm là những mô hình được dùng ở những chỗ kết một câu hát hay một câu đối thoại. Đây là mô hình do trống bản thực hiện. Đánh điểm thường chỉ có 2 hoặc 3 tiếng trống, cũng có thể có tới 5 hoặc 6 tiếng nhưng phải dùng kết hợp so le giữa lối đánh vào mặt trống và tang trống. Thường gặp nhất những mô hình sau:

Ví dụ 8:

a.

b.

d.

Có thể nhận thấy sự có mặt của tiết tấu ở hầu hết các hoạt động văn hóa có trong lễ hội: hòa tấu trong tế lễ (mục 3.1.2); đánh điểm trong trò diễn; đệm hát, múa; và cả các hoạt động vui chơi trong lễ hội;... Điều đó dẫn đến sự đa dạng về tính chất âm nhạc trong lễ hội nói chung.

Bên cạnh yếu tố tiết tấu, không thể không nói tới phương thức diễn xướng thể hiện đời sống gắn bó với lao động (trên sông nước, ruộng đồng,…). Khi diễn xướng, diễn viên đã thổi vào đó sự mệt nhọc, nặng nề hay phấn khởi, sôi động. Có thể nhận thấy tính chất nặng nề trong Hò chèo khoan, Hò chèo đấu (chèo thuyền đền Mưng), hát Trống vả (Tĩnh Gia); vui vẻ, hoạt bát trong Chèo chải Thiệu Quang; hài hước, dí dỏm trong trò Ngô, Tiên Cuội,… (Đông Anh);… Sự kết hợp giữa yếu tố tiết tấu cùng với phương thức diễn xướng đã tạo nên một sắc thái vùng miền khá rõ nét.

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)