Tổ chức dàn nhạc trong quá trình cử hành lễ 1 Thành phần nhạc cụ

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 59 - 60)

3.1.2.1. Thành phần nhạc cụ

Dàn nhạc phục vụ trong nghi lễ có những tên gọi khác nhau như: Dàn nhạc tế; dàn trống tế. Theo tên gọi, dàn trống tế hay dàn nhạc tế đều có thể hiểu được đây là dàn nhạc dùng trong nghi lễ. Ngoài ra dàn bát âm cũng được dùng ở một số đình, đền ở xứ Thanh và trong tang ma của người Việt nói chung. Gọi là bát âm nhưng thực ra không đủ 8 màu âm phát ra từ 8 chất liệu khác nhau theo hệ thống phân loại của Trung Hoa: Bào (bầu); Thổ (đất); Cách (da); Mộc (gỗ); Thạch (đá); Kim (kim loại); Ty (tơ); Trúc (tre nứa). Những nhạc cụ có chất liệu từ Bào; Thổ; Thạch; hoàn toàn không có trong dàn nhạc tế Thành Hoàng ở xứ Thanh.

Dựa vào tiêu chí đồng dạng, cách diễn tấu của nhạc cụ; căn cứ vào tình hình thực tế khảo sát, phỏng vấn; đối chiếu với những tư liệu đã có;… Với số lượng 17 dàn trống tế được sưu tầm, chúng tôi đã tiến hành lập bảng thống kê để có một cách nhìn khách quan. Bảng thống kê này chưa phải là đầy đủ để có thể đi đến nhận định chính xác về âm nhạc trong tế lễ Thành Hoàng xứ

Thanh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự thiếu sót này, nhưng tập trung nhất vẫn là do những cấu trúc đình đền đã bị phá hủy khá nhiều trong thời kỳ chiến tranh, nhiều lễ hội không còn duy trì tổ chức trong nhiều năm qua. Không còn nơi thờ tự Thành Hoàng, dàn nhạc tế không còn không gian diễn xướng dẫn đến thất thoát một phần đáng kể. Do vậy, đây là những tư liệu vô cùng quý giá, cần được quan tâm, bảo lưu và phát huy trong đời sống.

Qua bản thống kê chúng tôi nhận thấy, dàn nhạc tế ở mỗi địa phương có sự sắp xếp khác nhau, bao gồm các nhóm:

Nhóm dây: Đàn tứ, đàn nguyệt, nhị, hồ. Nhóm hơi: Kèn bầu, sáo trúc.

Nhóm màng rung: Trống cái, trống bản, trống bong, trống bộc. Nhóm tự thân vang: Mõ, chiêng, sanh tiền, nạo bạt.

Các nhóm trên đây không cố định cho tất cả các dàn nhạc tế ở xứ Thanh và không phải ở mỗi nhóm đều có đủ tất cả các loại nhạc cụ. Mỗi dàn nhạc có sự kết hợp nhóm và số lượng nhạc cụ một cách khác nhau. Chẳng hạn, dàn nhạc tế ở đình Hoằng Quý, đình Phú Khê là những dàn nhạc có quy mô lớn nhất, có đủ bốn nhóm dây, hơi, màng rung và tự thân vang. Số lượng nhạc cụ ở mỗi nhóm cũng được bố trí dày nhất. Có dàn nhạc chỉ có 3 nhóm: hơi, màng rung, tự thân vang (đình Đông Sơn, đình Nam Ngạn,…); có hai nhóm: màng rung và tự thân vang (Đình Đông Cao, đình Xuân Đài,…). (Bảng thống kê, PL1, tr.7).

Bảng thống kê cũng cho thấy nhạc tế ở xứ Thanh đề cao vai trò nhóm màng rung, đặc biệt là trống cái và trống bản. Trống cái là hiệu lệnh còn trống bản dẫn dắt bè chính. Các loại trống khác phối hợp so hoặc đi cùng tiết tấu với trống bản để tạo màu sắc âm thanh khác nhau phù hợp với từng nghi thức tế.

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)