Sinh hoạt văn hóa phong tục

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 29 - 32)

Hội mang ý nghĩa là nơi tổ chức sinh hoạt văn hóa phong tục, có nhiều trò chơi dân gian nêu cao tinh thần thượng võ của dân tộc: hội vật; hội đua thuyền;… Các trò chơi giải trí như: đánh đu; đánh cờ người; đánh bài điếm; chọi gà;…; các loại hình văn hóa nghệ thuật được trình diễn, giao lưu, thi thố. Vị trí địa lý, lịch sử Thanh Hóa như một vùng độc lập về mọi mặt, là gạch nối giữa đàng trong và đàng ngoài nên dễ tiếp nhận các dòng văn hóa khác, đồng thời có tính sắc tố độc lập cao. Đặc điểm vị trí địa lý Thanh Hóa khá thuận lợi để tụ hội được nhiều các thể loại dân ca, trong đó có hệ thống dân ca có nguồn gốc từ vùng châu thổ sông Hồng như: Trống quân, Cò lả, Sa mạc, Bồng mạc, hát Ru,… Các hình thức hát có ảnh hưởng chất liệu dân ca miền trung như Hò Ghẹo, Hát Khúc Tĩnh Gia (vùng giáp danh với tỉnh Nghệ An). Bên cạnh đó, Thanh Hóa cũng có những làn điệu dân ca mang phong cách riêng của quê hương mình. Đó là hệ thống những làn điệu hát Ghẹo ở mỗi địa phương, đặc biệt là các trò diễn dân gian có nguồn gốc gắn với các vị Nhân thần trong lịch sử,… Đây là những hình thức sinh hoạt truyền thống, tồn tại trong dân gian, là một trong những sinh hoạt văn hoá quan trọng trong những dịp lễ hội dân gian - tồn tại trong phần hội của lễ hội; là một trong những cách

mà dân gian sử dụng để thoả mãn đời sống văn hoá của mình, gắn liền với tín ngưỡng thần linh.

Trong nhiều trường hợp lễhội của người Việt xứ Thanh có sự gắn kết khăng khít với nhau, nói cách khác giữa phần lễ và phần hội không có sự tách biệt rõ ràng. Lễ hội Xuân Phả, đền Mưng, làng Triềng, Nghè Sâm,… sau khi thực hiện nghi thức tế là tổ chức kéo trò ngay. Đó là những trò diễn, diễn xướng gắn với lễ nghi nông lâm nghiệp hoặc gắn với những sự kiện lịch sử của người dân Thanh Hóa.

Múa đèn - một hình thức diễn xướng mô tả nông nghiệp, gắn với tín ngưỡng thờ Thần. Múa đèn phổ biến khắp các làng quê Thanh Hóa.

Chèo chải để thờ Thần có ý nghĩa đặc trưng cho một vùng miền có môi trường sông biển, kênh rạch. Múa hát Chèo chải với mục đích cầu mong mưa thuận gió hòa, ca ngợi công đức Thành hoàng, ca ngợi cảnh đẹp quê hương,…

Trò Xuân Phả - một minh chứng về sự kiện lịch sử thời Lê, mang đậm dấu ấn cung đình. Qua hệ thống trò Xuân Phả có thể thấy một thời kỳ hưng thịnh của nhà Lê. Trò Hoa Lang (Hà Lan) diễn tả người Hoa Lang sang cống tiến vua Lê; Trò Tú Huần mô phỏng hình dáng của một tộc người ở tận hải đảo xa xôi; Trò Ai Lao, trò Ngô cũng mang sắc phục của những nước này sang cống tiến vua Đại Việt. Dấu vết trò Xuân Phả còn tìm thấy ở một số nơi khác như trò Tú Huần còn có ở Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn. Trò Hoa Lang, Ai Lao, Chiêm Thành, Ngô,… có trong danh mục trò Rủn, trò làng Cổ Bôn ở Đông Sơn,...

Ngoài những trò diễn trên, còn có những trò diễn phản ánh phong tục Việt Nam. Trò Thiếp, trò Kỳ Phúc,… miêu tả lại tục đánh đồng, cầu cúng, bắt quẻ, xin thẻ,… Cách thức tổ chức trò này có tính chất lễ nghi, tôn giáo, liên quan đến đời sống tâm linh của quần chúng nhân dân.

Tiểu kết chương 1

Lễ hội dân gian, tự thân tên gọi, đã chỉ ra rằng bao gồm phần lễ và phần

hội; phần lễ là để cho người dân bày tỏ lòng thành kính của mình với những thần thánh, tổ tông…; phần hội với đa dạng các loại hình nghệ thuật, các hình thức vui chơi nhằm ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, đồng thời để thỏa mãn nhu giải trí, thưởng thức sau một năm lao động vất vả của người dân nông thôn. Đây là một trong những cách mà dân gian sử dụng để thoả mãn đời sống văn hoá của mình, gắn liền với tín ngưỡng thần linh.

Tổ chức lễ hội nhằm ôn lại quá khứ hào hùng của các vị anh hùng được nhân dân tôn thành các vị thần linh. Do vậy, lễ hội mang đậm màu sắc tín ngưỡng rõ nét, là dịp dân làng bày tỏ lòng thành kính bằng các hình thức cúng tế, dâng lễ vật,… Ở xứ Thanh, lễ hội tập trung nhất các vùng miền quê, miền biển và miền núi. Trong đó, tập trung hơn cả là những lễ hội gắn liền với truyền thuyết về các vị Nhân thần, các nhân vật lịch sử có công giúp dân bảo vệ đất đai, đánh đuổi giặc ngoại xâm trong quá khứ hào hùng của dân tộc.

Lê hội xứ Thanh có đặc điểm chung với các lễ hội ở vùng miền khác về mặt tổ chức, về nghi thức tế lễ và rước kiệu. Từng là kinh đô của nước Đại Việt, trải qua nhiều triều đại phong kiến, nổi tiếng là vùng đất hào khí anh hùng, điều đó đã tạo cho xứ Thanh có hệ thống lễ hội lịch sử và hệ thống trò diễn nổi trội.

Nghiên cứu, tìm hiểu lễ hội xứ Thanh cũng như việc tìm hiểu và phân tích các thể loại âm nhạc trong lễ hội là một việc làm cần thiết, có giá trị bảo tồn và phát huy trong đời sống.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)