Nguyên tắc phối hợp

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 64 - 69)

Bài bản trong dàn nhạc tế được nghệ nhân gọi là “quận trống”, cũng có thể gọi là “bài trống”. Ví dụ: bài trống “dình dình” hoặc quận trống “dình dình”; bài trống “cà rùng” hoặc quận trống “cà rùng”;… Mỗi một quận trống nhằm phục vụ cho một nghi thức nào đó trong lễ dâng hương, sự lặp đi lặp lại một quận trống nhằm mục đích lấp đầy từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nghi thức đó, một lần lặp lại được gọi là một quận. Theo chúng tôi, tên gọi “quận trống” (“quận” có nghĩa là “quận lại”) được xuất phát từ lối diễn xướng lặp lại đó.

Về nguyên tắc phối hợp, các nghệ nhân kể lại, lúc còn nhỏ được các bậc cha ông truyền lại trên phương thức truyền ngón, truyền nghề chứ không có sách vở ghi chép gì về ký hiệu, thuật ngữ hay bài bản. Một số địa phương lưu giữ lại bằng cách dùng những từ gần giống với tiếng trống thực tế đã được

phối hợp. Đơn cử như dàn nhạc tế ở đình Hoằng Quí được “soạn thảo” theo tư duy cổ xưa là đọc thật giống âm thanh thực của mỗi quận trống, cả về tiết tấu và nhịp phách, phương pháp này đã giúp cho những người theo học rất dễ phối hợp với nhau.

Những từ tương ứng với tiếng trống phát ra khi phối hợp có thể kể đến như: dập, dinh, dành, bong, chát, xình… khi đọc phải đúng nhịp nội, nhịp ngoại, đúng những phần đánh lót, lưu không xuyên tâm,…

Trống tán bình thân là quận trống gồm có 100 nhịp, còn gọi là bách tán bình thân, gồm có 4 câu (theo cách gọi và phân chia của các cụ).

Câu 1 (10 nhịp):

Xình tà là lình chát í xình chát xình chát í xình chát xình chát xình chát chình chát chát í xình chát xình

Câu 2 (12 nhịp):

Ta long bong chát bong bong chát bong Ta long bong chát bong bong chát bong Ta long bong chát bong bong chát xình Câu 3 (36 nhịp):

Ta long bong chát bong bong chát bong Ta long bong chát bong bong chát xình

Chát xình chát xình chát xình chát í xình chát xình chát xình chát xình chát Xùng xình xùng tà lình chát xùng xình xùng xình Xùng tà là lình xình xùng tà là lình xình Câu 4 (42 nhịp): Tà là lình tà là lình tà là lình tà là lình Xùng tà là lình xình tà là lình xình chát chát í xình chát xình chát xình chát chát í xình chát xình

Đây là bài trống có sự phối hợp của 5 nhạc cụ: xênh tiền, mõ, trống bong, trống con và trống cái. Để tạo nên tiếng “xình” nghệ nhân phải cầm lòng dùi trống đánh vào giữa mặt trống, âm thanh phát ra kết hợp với tiếng sênh tiền và các nhạc cụ còn lại, “chát” là đánh vào tang trống; tiếng “bong” là sự kết hợp đánh vào mặt trống của trống bong và trống con; “xình tà là lình” là đánh luân phiên liên tục vào mặt trống; những từ “ta”, “í”, “tà là”,… là những từ lấy đà để vào phách mạnh.

Như vậy, để phối hợp được với nhau, mỗi nhạc công phải thành thạo kỹ thuật của nhạc cụ đồng thời phải thuộc nhuần nhuyễn phần diễn tấu của mình, phải biết tuân thủ các nguyên tắc cơ bản nhất, biết dùng những kỹ thuật khác nhau cho từng quận trống, tạo nên sự hài hòa, hợp lý. Do vậy, những người được chọn vào đội nhạc tế phải là những người có năng khiếu, có sự say mê; những người trong gia đình có truyền thống “cha truyền con nối”.

Tong một quận trống thường có một bè giữ vai trò chủ chốt có ý nghĩa dẫn dắt, tương tự như giai điệu chính của một tác phẩm. Bè dẫn có đường nét tiết tấu, âm thanh nổi trội hơn cả cho dù âm thanh đó là của một nhạc cụ hay là sự kết hợp của nhiều nhạc cụ. Để làm nổi bật lên bè dẫn, các nhạc cụ khác hòa tấu bằng cách tạo sự so le về tiết tấu với bè dẫn đó. Khi phối với nhau phải biết đánh lót vào những khoảng trống một cách hợp lý. Cũng có những quận trống là sự kết hợp cùng lúc tất cả các nhạc cụ đi cùng tiết tấu, có bao nhiêu loại nhạc cụ trong dàn nhạc là có bấy nhiêu âm sắc khác nhau, tất cả cùng phối hợp đã tạo nên âm thanh có âm lượng lớn, phù hợp với vẻ uy nghi, trang trọng của buổi tế.

Các quận trống có bè dẫn ở âm khu trung:

Trong các loại trống được sử dụng, trống bản đảm nhiệm vai trò đi bè dẫn nhiều nhất. Trống bản có âm thanh sáng, trong, âm thanh thực của trống nổi

rõ khi được dàn nhạc phối hợp. Các quận trống có bè dẫn ở âm khu trung chủ yếu được phục vụ khi dâng rượu (nghệ hương án tiền, chước tửu,…).

Quận trống “dâng rượu” (đền Chu Nguyên Lương) có trống bản đi bè dẫn, mõ và nạo bạt điểm phách, trống cái điểm nhịp tạo sự so le về tiết tấu. Âm thanh cơ bản “tung” và “cắc” của bè dẫn là âm thanh thực của trống bản. Các nhạc cụ khác đệm so le về tiết tấu làm nổi bật lên âm thanh của bè dẫn đó. Đây là một quận trống có tính chất khoan thai, nhịp nhàng, phù hợp với nghi lễ dâng rượu thờ cúng. (Xem bài 100, PL4, tr.147)

Một số quận trống có sự phối hợp rất đơn giản nhưng lại cho hiệu quả âm thanh khá hay. Chẳng hạn quận trống tán trong nghi thức thượng hương, lễ tất

ở đình Đông Cao có trống bản đi bè dẫn chính, các nhạc cụ khác đảm nhiệm phần tiết tấu độc lập của mình. Nạo bạt bắt đầu cùng tiết tấu với trống bản, sau đó vẫn tiến hành đều đặn trong khi trống bản thay đổi âm hình thiết tấu nhanh hơn. Trống cái và chiêng vào đầu nhịp theo kiểu luân phiên. Sự phối hợp đó cùng với sự tương phản về cường độ đã tạo nên sự dồn dập, hào hứng. Đây là mô hình được đánh đi đánh lại nhiều lần cho đến lúc kết thúc mới có một chút thay đổi về tiết tấu của các bè. (Xem bài 97, PL4, tr.140)

Phổ biến hơn cả là bè dẫn có sự kết hợp cùng tiết tấu giữa trống bản và nạo bạt. Lối kết hợp này làm cho âm thanh dầy và ấm hơn trên nền đệm của các nhạc cụ khác. Dưới đây là quận trống dùng trong nghi thức bái ở đình Đông Cao. Bè dẫn của trống bản và nạo bạt được phối hợp với chiêng và trống cái đánh điểm so le vào đầu nhịp. (Xem bài 96, PL4, tr.138)

Cũng có những bài bản do các nhạc cụ hơi hoặc nhạc cụ dây đảm nhiệm vai trò giai điệu. Chẳng hạn như trong nghi thức chước tửu, giai quỵ, độc chúc, hiến tước, tiến tước ở Bảng môn đình có bài đi giai điệu bằng đàn hồ, được diễn tấu trên nền đệm của trống ban, mõ và trống cái. Nổi bật ở bài này

là sự đối chọi rõ nét về tiết tấu giữa bè đệm với giai điệu. (Xem bài 103, PL4, tr.153)

Quận trống nghệ hương án tiền ở Bảng môn đình cũng là một trong những quận đáng lưu ý. Sự kết hợp âm thanh giữa trống bản và nạo bạt tạo nên bè dẫn có âm thanh khá hay. Khi diễn tấu, trống bản chỉ dùng kỹ thuật đánh vào giữa mặt trống còn nạo bạt dùng kỹ thuật vỗ hai mảnh vào nhau rồi nhấc ra ngay hoặc vỗ hai mảnh vào nhau rồi giữ nguyên, kỹ thuật này làm cho nạo bạt có độ nẩy nhẹ. Âm thanh cơ bản của trống bản và nạo bạt khi cùng vang lên gần giống tiếng “dinh…dinh…”. Âm thanh này nổi bật trên nền đệm “cốc cốc” đều đặn của mõ, còn trống cái chỉ thỉnh thoảng điểm vào mặt trống và tang trống. (Xem bài 101, PL4, tr.149)

- Các quận trống có bè dẫn ở âm khu trầm:

Với đặc tính trầm, vang, ngoài chức năng làm hiệu lệnh và phối hợp đệm với dàn nhạc, trống cái còn xuất hiện trong những bài bản có tính chất trầm hùng. Để tạo nên tính chất đó trống cái thường được kết hợp cùng đi tiết tấu với một số nhạc cụ khác. Chẳng hạn, trong nghi thức nghinh lễ cúc cung bái

bình thân phục vị ở đền Chu Nguyên Lương có sự kết hợp giữa trống cái và trống bản. Sự kết hợp này đã làm giảm bớt âm thanh trầm đục của trống cái khi đánh vào mặt trống. Với tính năng của mình, khi phối hợp với dàn nhạc phù hợp nhất là điểm nhịp, điểm phách, đánh hồi,… trong trường hợp đi bè dẫn nếu không khéo léo trong sử lý kỹ thuật và phối hợp với nhạc cụ khác âm thanh sẽ dễ bị “thô”. Có thể nhận thấy quận trống này được sử dụng hai kỹ thuật cơ bản là đánh mạnh vào tang trống và vào giữa mặt trống, đồng thời kết hợp với âm sắc của trống ban để tạo nên tính chất sôi nổi. (Xem bài 99, PL4, tr.144)

Kết hợp các nhạc cụ với nhau để tạo nên âm thanh của bè dẫn là một trong những đặc điểm trong âm nhạc tế lễ Thành Hoàng xứ Thanh. Tập trung nhất là các lối kết hợp sau:

Nhạc cụ Âm thanh

(tương đối) Âm vực

Trống bong + trống con Bong bong Cao (ít dùng)

Trống bản + nạo bạt Dinh dinh Trung

Trống cái + trống bản Thùng thùng Trầm

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 64 - 69)