Các bài ca ở dạng một thang âm

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 86 - 91)

Các bài ca ở dạng một thang âm được hình thành chủ yếu trên cơ sở các thang 5 âm, một số ít bài ở thang 4 âm và 3 âm.

Các dạng thang 5 âm

Thang 5 âm loại 1 (điệu Bắc)

Thang 5 âm loại 1 có cấu tạo: (1c - 1,5c) 1c (1c - 1,5c), hình thành hai nhóm 3 âm trên và dưới, mỗi nhóm âm chứa một quãng 1c và một quãng 1,5c. Màu sắc của thang âm tươi vui, sáng sủa.

Bài hò Hái củi được hình thành trên cơ sở thang 5 âm loại 1. Cấu trúc thang âm của bài hát là đô - rê - pha - son - la, có sự hút dẫn mạnh về trục quãng đô - son (bậc I - V) và được kết thúc ở bậc I. (Xem bài 10, PL4, tr.41)

Ví dụ 17:

Thang 5 âm loại 2 (điệu Nam)

Thang 5 âm loại 2 có cấu tạo: (1,5c - 1c) 1c (1,5c - 1c), hình thành nên hai nhóm 3 âm trên và dưới giống nhau (1,5c - 1c), giữa 2 nhóm được liên kết bằng quãng 1c. Thang 5 âm loại 2 phù hợp với những bài ca có sắc thái dịu dàng, trầm lắng.

Trong làn điệu Sai của thầy Hai (B) (trò Thiếp) được hình thành bởi thang 5 âm loại 2. Âm pha và âm đô là những âm không ổn định thường bị hút về 3 âm trụ cột là âm la, rê, mi. Âm điệu của bài hát khoan thai, thong thả nhưng cũng ẩn chứa trong đó một nỗi niềm man mác, xa xăm rất đặc trưng. (Xem bài 72, PL4, tr.104)

Ví dụ 18:

Thang 5 âm loại 3 (điệu Xuân)

Thang 5 âm loại 3 có cấu tạo: (1c - 1,5c) 2T (1,5c - 1c), tạo nên sự đối xứng giữa hai nhóm: Nhóm 3 âm dưới là 1c - 1,5c; nhóm 3 âm trên là 1,5c - 1c; giữa hai nhóm được nối liền với nhau bằng quãng 1c. Thang 5 âm loại 3 vừa thể hiện được trạng thái tươi sáng, vừa mang tính chất man mác buồn.

Bài Tiên hát mừng - trò Tiên Cuội là một trong những bài có thang 5 âm loại 3. Bài hát có âm chủ là âm rê, giai điệu chủ yếu xoay quanh các âm chính: rê, son, la, các âm mi và đô thường có trường độ ngắn hơn và bị hút dẫn về các âm chính. (Xem bài 64, PL4, tr.95)

Ví dụ 19:

Thang 5 âm loại 4 (điệu Oán)

Thang 5 âm loại 4 có cấu tạo: (1,5c - 1c) 1c (1c - 1,5c). Thang 5 âm loại IV vừa có sắc thái dịu dàng, man mác (nhóm 3 âm dưới) vừa có sắc thái vui tươi, sáng sủa (nhóm 3 âm trên). Hai nhóm được nối với nhau bằng quãng 1c.

Về loại thang âm này có ý kiến cho rằng: “Loại thang âm tưởng chừng như đơn giản nhưng không phải dân tộc nào cũng có và khó tìm gặp trong kho

tàng âm nhạc truyền thống của nhiều nước. Nó không thuộc hệ thống ngũ cung của Hán tộc và ít thấy xuất hiện trong các làn điệu của dân ca Bắc bộ….” [69, tr.144].

Trong số 92 bài dân ca của người Việt xứ Thanh, chúng tôi chỉ gặp có một bài ca ở dạng thang âm này, đó là Bài hát của Trống và Mõ (E). Thực ra bài hát được hình thành chủ yếu ở thang 4 âm (rê- sol- la- xi) đến cuối bài mới xuất hiện âm pha tạo nên thang 5 âm loại 4 (rê - fa - sol - la - xi). (Xem bài 18, PL4, tr.46)

Thang 5 âm loại 5 (điệu Cung)

Thang 5 âm loại 5 có cấu tạo 1c - 1c - 1,5c - 1c - 1,5c. Cấu tạo như vậy đã hình thành nên âm điệu quãng 2c (giữa bậc I với bậc III) và quãng 3,5c (giữa bậc I với bậc IV) tạo nên màu sắc khoẻ khoắn, sáng sủa. Do màu sắc gần giống với điệu thức Bắc nên có nhiều người gọi là “Bắc biến”. Trong quá trình phân tích chúng tôi nhận thấy, thang 5 âm loại 5 ít khi đứng độc lập trong một bài hát mà thường kết hợp với các dạng thang âm khác.

Ví dụ 20:

Bài Dệt cửi là một trong số ít bài có thang 5 âm loại 5. Giai điệu bài hát chủ yếu xoay quanh các âm chính (đô, mi, son), các âm phụ (rê, la) thường xuất hiện ở phách nhẹ hoặc phần nhẹ của phách (Xem bài 49, PL4, tr.79).

Thang âm 4 âm

Trong các bài ca của trò diễn và diễn xướng có một số bài được hình thành bởi thang 4 âm.

Thang 4 âm loại 1 có cấu tạo: 1c - 1,5c - 1c. Do cấu tạo như vậy, những bài hát ở dạng thang âm này đã có những âm điệu quãng quãng 1c (giữa bậc I và II); quãng 2,5c (giữa bậc I và III); quãng 3,5c (giữa bậc I và IV).

Bài hát của mẹ mõ (A) được hình thành trên cơ sở thang 4 âm loại 1. Trong quá trình vận động, giai điệu bài hát được mở rộng thêm một âm có quan hệ với âm bậc VI một quãng 8 đúng ở phía dưới và được kết ở nốt sol là âm ổn định nhất của bài (xem bài 12, PL4, tr.43).

Ví dụ 21:

Thang 4 âm loại 2:

Thang 4 âm loại 2 có cấu tạo: 1,5c - 1c - 1c. Âm điệu cơ bản của những bài hát ở dạng thang âm này là quãng 1,5c (giữa âm bậc I và II); quãng 2,5c (giữa âm bậc I và III); quãng 3,5c (giữa âm bậc I và bậc IV). Bài “Chúc mừng” trong trò Nữ quan có cấu tạo thang âm loại này (xem bài 28, PL4, tr.55).

Ví dụ 22:

Thang 4 âm loại 3:

Thang 4 âm loại 3 được hình thành bởi hai quãng 1,5c đối xứng ở trên và dưới (giữa bậc I và II, giữa bậc III và V), ở giữa là quãng 1c. Cấu tạo của thang 4 âm loại 3 là: 1,5c - 1c - 1,5c.

Làn điệu than trong trò Tống Chân được hình thành bởi bốn âm mi - son - la - đô, có thêm âm la ở quãng 8 nhỏ, cách âm la (bậc III) một quãng 8 ở phía duới. Làn điệu được có phong cách theo kiểu hát nói (gần giống với nói lối

trong tuồng cổ) nên âm vực tương đối rộng (quãng 10), từ âm la ở quãng 8 nhỏ tới âm đô ở quãng 8 thứ nhất (xem bài 37, PL4, tr.67).

Ví dụ 23:

Thang âm 3 âm

Trong quá trình phân tích và tổng hợp chúng tôi nhận thấy có một số ít bài ca chỉ có 3 âm.

Thang 3 âm loại 1:

Thang 3 âm loại 2 có cấu tạo giữa bậc I và II là quãng 1c; giữa bậc II và III là quãng 1,5c; giữa bậc I và III là quãng 2,5c. Đơn cử như làn điệu của thầy phù thuỷ trong trò Lưu Quân Bình có 3 âm đô - rê - pha, âm vực là một quãng 8 đúng do giai điệu của làn điệu có âm bậc III (âm pha) được mở rộng thêm một quãng 8 ở phía dưới (xem bài 40, PL4, tr.69).

Ví dụ 24:

Thang 3 âm loại 2:

Thang 3 âm loại 2 có cấu tạo giữa bậc I và II là quãng 1c; giữa bậc II và III là quãng 2,5c; giữa bậc I và III là quãng 3,5c.

Bài “Hát chúc” trong Múa đèn Thiệu Quang có thang 3 âm loại II (son - la - rê), có thêm âm pha là âm được luyến lên hay luyến xuống từ những âm chính trong bài, không phải là âm chính nằm trong thang âm. Âm bậc III (âm

rê) thường được hát ở vị trí cách một quãng 8 ở phía dưới (quãng 8 thứ nhất), mở rộng âm vực cho bài hát (xem bài 90, PL4, tr.127).

Ví dụ 25:

Các dạng thang 3 âm loại 4 (c - f - a) và thang 3 âm loại 5 (c - e - gb

) ít xuất hiện hơn và thường được kết hợp với các dạng thang âm khác.

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 86 - 91)