Các mô hình nhạc tế

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 69 - 71)

Mô hình hồi trống: Do trống cái hoặc trống cái và chiêng thực hiện

Hồi trống được vang lên khi thông xướng hô: “ba hồi 9 tiếng trống” hoặc

“ba hồi 9 tiếng trống, 3 hồi 9 tiếng chiêng”. Khi đánh hồi, sử dụng dùi trống đánh vào giữa mặt trống theo hướng chuyển động từ chậm đến nhanh dần, âm lượng cũng tăng dần lên theo tốc độ của trống. Hồi trống này như là hiệu lệnh, tiếng trống vang lên có nghĩa là buổi lễ bắt đầu được thực hiện. Nếu dùng cả trống cái và chiêng thì trống cái lên tiếng trước rồi đến chiêng, sau đó hai nhạc cụ chơi đan xen với tốc độ và âm lượng tăng dần. Kết thúc hồi trống bằng ba tiếng trống cái to, dõng dạc.

Mô hình điểm trống: Do trống cái hoặc trống bong và trống cái đảm nhiệm Đây là mô hình đánh điểm vào mặt trống hoặc tang trống, được thực hiện khi người đông xướng hô dứt điểm một hiệu lệnh trong cuộc tế. Trống điểm có mô hình ngắn gọn, dứt khoát.

- Mô hình điểm trống cái:

- Mô hình điểm kết hợp giữa trống bong và trống cái:

Mô hình cấu trúc các quận trống: Do dàn nhạc thực hiện - Cấu trúc một phần:

Quận trống ở dạng này là một đoạn nhạc ngắn gồm 2, 3 nhịp (nhịp 2/4) được lặp đi lặp lại nhiều lần, mỗi lần nhắc lại có thể giữ nguyên dạng, nếu có thay đổi cũng không đáng kể. Các quận trống có cấu trúc một phần thường được mở đầu bằng và kết thúc bằng âm thanh của trống cái. Có thể tham khảo quận trống trong nghi thức Nghinh lễ cúc cung bái ở đền Chu Nguyên Lương (Xem bài 99, PL4, tr.144)

Sơ đồ cấu trúc một phần:

(Mở đầu) Phần diễn tấu chính (Kết thúc)

- Cấu trúc hai phần:

Đây là những quận trống gồm có hai phần với hai tính chất âm nhạc khác nhau. Phần thứ nhất được diễn tấu tự do, không có nhịp điệu rõ ràng, không có bè dẫn chính, thường có tốc độ từ chậm đến nhanh dần, cường độ cũng theo đó mà tăng dần lên. Kết thúc điểm vài tiếng trống cái tạo danh giới với phần hai. Phần hai có nhịp điệu, có bè dẫn nổi lên trên nền bè đệm, tính chất âm nhạc tương phản với phần thứ nhất. Có thể tham khảo quận trống phục vụ nghi lễ hành sơ hiến lễ ở đền Chu Nguyên Lương. (Xem bài 98, PL4, 142)

Sơ đồ cấu trúc hai phần dạng 1:

Phần diễn tấu chính (Kết thúc)

Tự do (a) Có nhịp điệu (b) - Cấu trúc ba phần:

Dạng cấu trúc có ba phần có hai chất liệu âm nhạc khác nhau, trong đó phần thứ nhất diễn tấu chất liệu 1, phần thứ hai diễn tấu chất liệu 2; phần thứ ba quay lại chất liệu của phần thứ nhất và kết thúc ở đó (aba’). Sơ đồ cấu trúc ba phần như sau:

(Mở đầu) Phần diễn tấu chính (Kết thúc)

Chất liệu 1(a) Chất liệu 2 (b) Chất liệu 1(a’)

Quay lại với bài trống tán bình thân của làng Phú Khê. Ta thấy, quận trống có hai chất liệu âm nhạc như đã phân tích. Với lối diễn tấu như vậy, quận trống này sẽ có cấu trúc gồm 3 phần: phần thứ nhất (câu 1), phần thứ hai (câu 2 + đầu câu 3); phần thứ ba (cuối câu 3 + câu 4).

Xét một cách tổng quát về nhạc tế Thành Hoàng xứ Thanh chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng với nhiều nơi khác về mặt tổ chức dàn nhạc, phương thức kết hợp so le tiết tấu giữa các bè, cách phục vụ âm nhạc trong tế lễ,… Tuy nhiên, nhạc tế xứ Thanh đề cao nhóm màng rung hơn với vai trò dẫn dắt bè chính của trống bản trong khi nhạc lễ của người Việt miền Bắc nói chung lại sử dụng dàn bát âm với vai trò đi giai điệu của nhóm dây hoặc hơi.

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 69 - 71)