Âm nhạc trong hành lễ

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 57 - 59)

Trong hành lễ, nhạc tế đóng vai trò quan trọng cho việc phục vụ các nghi thức cúng tế Thành Hoàng, gắn bó chặt chẽ với từng nghi thức tế. Trải qua bao biến cố thăng trầm của xã hội, nhiều nơi bây giờ không còn duy trì được dàn nhạc tế. Những tư liệu thu thập được tuy không đầy đủ nhưng cũng đã giúp chúng tôi nhận ra diện mạo về nhạc tế Thành Hoàng ở xứ Thanh.

3.1.1. Xướng lễ

Xướng lễ là những câu hô ngắn của đông xướng với mục đích điều khiển hành lễ cho người chấp lễ thực hiện. Khi xướng lễ, người xướng phải đứng nghiêm trang, cất giọng cao và khỏe. Âm điệu xướng lễ đơn giản, tiết tấu chậm dãi kéo dài.

Qua khảo sát và tìm hiểu, mỗi nơi có một kiểu đọc khác nhau nhưng tập trung nhất có hai khuynh hướng:

Khuynh hướng thứ nhất: Không tuân thủ theo thanh điệu tiếng nói phổ thông

Đây là kiểu đọc trên nguyên tắc các thanh có âm điệu ngang nhau, tương đương với cao độ của thanh không dấu (-). Những âm điệu luyến cũng được

thực hiện bắt đầu từ cao độ này. Nói cách khác, hiệu lệnh đọc xướng này chủ yếu có cao độ trên cùng một đường thẳng, tiết tấu đơn giản, cuối câu ngân dài tự do.

Trong 6 thanh điệu chỉ có thanh hỏi (?) và thanh sắc (/) được luyến đi lên quãng 3 thứ, hoặc luyến đi lên rồi đi xuống quãng 3 thứ. Do vậy, cách phát âm của thanh hỏi giống cách phát âm của thanh sắc.

Ví dụ 1:

Thanh điệu: (/) (?)

Các thanh còn lại có quan hệ quãng đồng âm. Duy nhất giữa thanh huyền (\) và thanh không có quan hệ một quãng 2 trưởng (không phổ biến).

Ví dụ 2:

Thanh điệu: (\) (-) (.) (.) (-) (-) (?) (?) (.)

Khuynh hướng thứ hai: Mang âm điệu gần giống tiếng nói phổ thông

Với cách đọc này, người đọc đã dùng nhiều âm điệu luyến, láy. Giai điệu thường có chiều hướng đi xuống khi kết thúc. Thanh nặng, thanh huyền bao giờ cũng luyến xuống quãng 3 thứ, khác với khuynh hướng thứ nhất là cùng nằm trên một đường thẳng. Thanh sắc và thanh hỏi luyến có âm điệu giống nhau, đều luyến đi lên quãng 2 trưởng.

Thanh điệu: (\) (/) (-) (.) (.) (.) (-) (/) (\) Như vậy, âm điệu trong xướng lễ rất đơn giản, mỗi câu chỉ có 2 đến 3 âm, rộng nhất là quãng 5 đúng (giữa thanh sắc và thanh huyền). Lối đọc này kết hợp với tốc độ chậm dãi, thong thả, kết thúc từ cuối bao giờ cũng kéo dài tự do. Người hành lễ chỉ được thực hiện sau khi người đông xướng hô cùng với tiếng trống điểm, hoặc thực hiện cùng lúc với sự vang lên của quận trống tế. Khi nghe hiệu lệnh cả người chấp lễ và dàn nhạc mới được thực hiện phần việc của mình. Đây là đặc điểm tương đồng với một số lễ hội ở miền Bắc.

Một phần của tài liệu Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người việt xứ thanh (Trang 57 - 59)