Lễ hội - một sinh hoạt văn hóa dân gian tồn tại theo truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam, là nơi tụ hội được nhiều tục lệ cổ liên quan đến Văn hóa nghi lễ của dân tộc. Nói đến lễ hội là nói đến “hội hè đình đám”, nói đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của nhân dân. Lễ hội có sức hấp dẫn lôi cuốn mọi
1 Có dị bản hát là “đứt”
2 Có dị bản hát là “chưa”
3
tầng lớp xã hội, trở thành một nhu cầu sinh hoạt văn hóa đối với tất cả mọi người.
Tổ chức lễ hội là nguyện vọng của cả cộng đồng làng trong giai đoạn lịch sử. Điều đó trở thành ý niệm sâu sắc tồn tại qua nhiều thời kỳ, tạo nên tập quán riêng của từng vùng miền, từng lễ hội.
Mục đích đầu tiên của lễ hội là thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn” - một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều đó thể hiện qua những thủ tục nghi lễ như rước kiệu, rước thánh thẻ, thắp hương, cung tiến,... nhằm phô trương danh thế của Đức Thánh. Việc lập đền thờ hàng năm mở hội tế Thần thể hiện sự kính trọng, mến phục, là niềm tự hào của cả cộng đồng làng. Lễ hội tạo ra hiện tượng văn hóa làm sống lại tinh thần yêu nước dân tộc, ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, ca ngợi công đức của Thần, đồng thời cầu mong mưa thuận gió hòa, nhân khang vật thịnh.
Lễ hội là nơi linh thiêng mà tất cả mọi người trong làng đều phải tôn thờ. Mỗi làng, mỗi hội lễ đều có sắc thái riêng, nhưng đều có cùng chung một ý nghĩa là dẫn ta tới cội nguồn, nhớ lại những chiến công của các vị anh hùng trong lịch sử hoặc trong truyền thuyết xa xưa đã được tâm thức của nhân dân tôn vinh thành các bậc hiển thánh. Bên cạnh đó lễ hội còn giúp ta gợi lên sức mạnh tâm linh, khiến cho bất cứ ai khi tới với lễ hội đều cảm thấy rằng các Thần luôn ngự trị và chi phối công việc làm ăn của họ, vì vậy từ trong sâu thẳm tâm hồn mỗi người đều cảm thấy rằng đến với lễ hội là được tiếp cận với sự thiêng liêng, cao cả.
Lễ hội ở Thanh Hóa nhìn chung cũng mang những đặc điểm chung như lễ hội ở những nơi khác nhưng mật độ lễ hội dày đặc hơn nhiều. Thanh Hóa là nơi phát tích nhiều vương triều phong kiến trước đây, nhiều vua chúa qua các thời kỳ mang tầm cỡ quốc gia dân tộc nên đã hình thành một hệ thống trò diễn, diễn xướng với mục đích phục vụ cho các triều đại cũng như tiếp các xứ
thần, khách nước ngoài. Thanh Hóa cũng là vùng đất có nhiều đình chùa, đền miếu, lăng tẩm thờ cúng các vị Tiên vương, Hoàng tộc, Thánh thần nên hệ thống lễ hội rất phát triển - nơi có nhiều trò diễn và âm nhạc mang sắc thái vùng miền. Điều đó được minh chứng trong hệ thống trò diễn ở mỗi làng quê. Riêng làng Viên Khê đã có tới 13 trò; làng Triềng có 12 trò;… [Hệ thống trò diễn, PL1, tr.128].
GS. TS Phạm Minh Khang cho rằng: “So với cả nước thì vùng đất này có nhiều trò diễn và hệ thống lễ hội vào bậc nhất từ những thời kỳ xa xưa”.4
Những nơi có hệ thống trò diễn đậm đặc hơn thường có sự kết hợp chặt chẽ giữa lễ và hội. Trong hội những trò diễn, diễn xướng vẫn mang những nội dung tế Thần với cách thức tổ chức chặt chẽ từ khâu tuyển lựa con trò đến phương thức trình diễn.
Khi tổ chức lễ hội, tất cả mọi người trong cộng đồng làng đều háo hức chuẩn bị. Từ Ban hành lễ đến những người phục vụ đều cảm thấy vinh dự và tự hào khi được tham gia vào công tác tổ chức lễ hội. Là mảnh đất có nhiều trò diễn, trước khi vào ngày hội chính thức việc lựa chọn con trò luyện tập được coi như một khâu quan trọng. Kinh nghiệm chọn con trò theo tiêu chí: “chọn con trò phải từ trên xuống, chọn người nấu cơm phải chọn từ dưới lên”. Qua đó cho thấy, việc chọn con trò phải rất kỹ lưỡng, đề cao những bậc cao niên. Thực tế qua điều tra, phỏng vấn cho thấy xưa kia khi mới ở tầm tuổi thanh thiếu niên, chỉ được tham gia đóng những vai dễ, ít xuất hiện, khi lớn tuổi hơn mới được đảm nhiệm những vai chính. Những người được chọn làm con trò phải có gia đình êm ấm, hòa thuận, không có việc tang gia, đặc biệt là ưu tiên cho nam giới còn nữ giới phải là gái thanh tân chưa lập gia đình. Điều
4 Trao đổi với GS. TS Phạm Minh Khang ngày 25 tháng 10 năm 2010 tại học viện âm nhạc Quốc gia Việt
kiện đó đã hình thành nên nhiều gia đình có truyền thống “cha truyền con nối” nhiều đời làm con trò.
Đến với lễ hội, dân làng phải chuẩn bị tất cả những gì đặc biệt nhất của làng mình, cả về những sản phẩm vật chất và văn hóa tinh thần,…. Tục lệ xưa có nhiều loại, nhiều vẻ khác nhau, có nơi khá nặng nề, nhưng cũng có nơi phong tục, tập quán, tục lệ đã có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực, phản ánh khá rõ nét đời sống văn hóa địa phương.
Lễ hội ở đây là nơi hội tụ tinh hoa của cả làng, vì vậy, nó tạo ra một không gian thiêng rộng lớn. Tất cả mọi người trong cộng đồng đều đắm mình trong lễ hội để có được những phút thăng hoa, giải tỏa tâm lý, tinh thần sau một chu kỳ lao động vất vả.
Ngày nay, những hình thức tưởng niệm, hành hương được thực hiện với nhiều phương diện khác nhau, đã có những đổi mới nhất định nhưng cơ bản vẫn không xa rời truyền thống, với những người có công dựng nước và giữ nước. Tổ chức lễ hội trên nền tảng lễ hội truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc nhằm tôn vinh, thờ phụng Thần, hướng tới cuộc sống bình yên của cả cộng đồng. Lễ hội tan, dân làng được giải tỏa tâm lý, yên tâm bước vào một năm sản xuất mới với niềm tin rằng Thần luôn bên cạnh, bảo hộ cho cộng đồng làng một cách bền vững.
Tiểu kết chương 2
Là vùng đất có vị trí địa lý phức tạp - nơi tiếp giáp giữa “đàng trong” và “đàng ngoài” đã tạo cho Thanh Hóa tiếp nhận nhiều luồng văn hóa khác nhau, điều đó được phản ánh khá rõ trong âm nhạc dân gian. Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có bộ phận âm nhạc mang đậm sắc thái vùng miền của quê hương mình. Âm nhạc dân gian với đa dạng nhiều thể loại hầu như đều được đưa vào diễn xướng trong lễ hội. Sự muôn màu muôn vẻ của dân ca đã phản ánh khá rõ nét về truyền thống sinh hoạt văn hóa văn nghệ.
Âm nhạc trong lễ hội truyền thống của người Việt xứ Thanh có vai trò đặc biệt quan trọng và không thể thiếu trong ý thức cộng đồng làng xã từ những thời kỳ xa xưa. Cho đến nay, nét đẹp đó vẫn còn được duy trì ở nhiều nơi trên địa bàn của tỉnh.
Nếu dân ca mang ý nghĩa trình diễn, giao lưu, giải trí, đua tài trong hội thì nhạc lễ lại gắn bó chặt chẽ với những nghi thức tế lễ Thần linh qua các hình thức cúng bái, thắp hương, cúng tiến, dâng lễ vật,… Trong không gian linh thiêng mang màu sắc huyền bí, những âm thanh đa dạng với những màu sắc đặc trưng đó đã giúp cho con người cảm nhận được sự giao hòa với thần linh. Mặc dù những cảm nhận đó chỉ là mơ hồ, hư hư thực thực, nhưng ai cũng tin rằng thần linh đang ngự tại đây và có thể chi phối những công việc của họ.
Bên cạnh mục đích chính là tổ chức lễ hội để cúng tế thần linh. Đến với lễ hội, người dân còn được trình diễn và thưởng thức nghệ thuật sáng tạo của họ, trong đó có các trò diễn, diễn xướng, các làn điệu dân ca mà hàng ngày họ vẫn say xưa sáng tạo trong qúa trình lao động. Đó chính là thành quả được đúc kết trong quá khứ, tồn tại và phát triển cho đến ngày nay.
CHƯƠNG 3