Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến Luận án

1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, Tồ án Cơng lý quốc tế được nghiên cứu chủ yếu trong giáo trình, sách chuyên khảo và bài viết trên tạp chí khoa học của các trường đại học (như Khoa luật – ĐHQG Hà Nội, Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh …), các trung tâm, viện nghiên cứu pháp lý. Ngồi ra, ICJ cịn được nghiên cứu một phần trong các cơng trình nghiên cứu khoa học các cấp, tiêu biểu như cơng trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2011 – 2015 và 2016 - 2020 do Giáo sư Nguyễn Bá Diến, Phĩ Giáo sư Đồn Năng và một số nhà khoa học khác cùng thực hiện, tập trung nghiên cứu các biện pháp, giải pháp để đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đơng; tuy nhiên đây là cơng trình nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật thuộc diện mật, chưa được cơng bố nên Nghiên cứu sinh chưa cĩ điều kiện để tiếp cận. Tùy thuộc vào tính chất của từng cơng trình mà ICJ được nghiên cứu ở những mức độ và khía cạnh khác nhau, nhưng Nghiên cứu sinh chưa tìm thấy bất kỳ cơng trình khoa học nào chỉ dành nghiên cứu riêng biệt về ICJ theo hướng vận dụng thiết chế tài phán này vào điều kiện Việt Nam hiện nay khi giải quyết tranh chấp quốc tế.

Tại Việt Nam cĩ những cơng trình, bài viết khoa học tiêu biểu liên quan trực tiếp đến đề tài Luận án sau đây:

- Phạm Vũ Thắng (2015), Pháp luật quốc tế và việc giải quyết tranh chấp hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, Luận án tiến sĩ luật học, ĐHQG Hà Nội

21

Luận án nghiên cứu chuyên sâu các nguyên tắc và học thuyết pháp lý về xác lập chủ quyền đối với các vùng biển, từ đĩ xây dựng luận cứ pháp lý để chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa. Luận án cũng nghiên cứu các yêu cầu và luận cứ của các quốc gia khác trong khu vực Biển Đơng đối với chủ quyền trên hai quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, qua đĩ phản bác yêu cầu, yêu sách của các quốc gia này. Luận án đưa ra các cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp, trong đĩ nghiên cứu đến thiết chế tài phán quốc tế là ICJ (Tiểu mục 1.2.2. Đối với các nghiên cứu về giải pháp giải quyết tranh chấp); tuy nhiên Luận án chỉ dừng lại nghiên cứu một số nét rất cơ bản về ICJ như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền của ICJ trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

- Nguyễn Hùng Cường (2017), Giải quyết tranh chấp về thềm lục địa trong pháp luật quốc tế, Luận án tiến sĩ luật học, ĐHQG Hà Nội

Luận án nghiên cứu chuyên sâu các khía cạnh pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế về thềm lục địa, luận án đã dẫn chiếu nhiều phán quyết của ICJ làm cơ sở cho các kết luận cĩ tính chất lý luận quan trọng, cĩ ý nghĩa khoa học sâu sắc về quy chế pháp lý của thềm lục địa theo pháp luật quốc tế hiện đại. Trong phần nghiên cứu các biện pháp tài phán giải quyết tranh chấp về thềm lục địa, Luận án đã liệt kê các thiết chế tài phán cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thềm lục địa gồm trọng tài (PCA, trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, VIII của UNCLOS 1982) và tồ án (ICJ, ITLOS), so sánh ưu nhược điểm cơ bản của phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài so với tồ án, đưa ra 4 phương thức mà các cơ quan tài phán này thiết lập thẩm quyền đối với một vụ tranh chấp (bằng thoả thuận đặc biệt, một điều khoản giải quyết tranh chấp trong ĐƯQT, tuyên bố đơn phương và áp dụng nguyên tắc forum prorogatum). ICJ được nghiên cứu một số nội dung cơ bản (trang 101, 102) như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, 2 thẩm quyền chính của ICJ, cơ chế đảm bảo thực thi phán quyết.

- Nguyễn Bá Diến, Nguyễn Hùng Cường (2009), Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển theo Cơng ước luật biển năm 1982, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Luật học, Tập 25, trang 19-26

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích sâu sắc các vấn đề cơ bản liên quan giải quyết tranh chấp trên biển theo UNCLOS 1982 như các nguyên tắc giải quyết tranh chấp, trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp, cơ quan cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp, trình tự thủ tục hịa giải, tổ chức, thẩm quyền và thủ tục tố tụng tại các Tồ án, trọng tài theo Phụ lục VI, VII và VIII của UNCLOS 1982. Bài viết đã phân tích nguyên tắc nền tảng được dùng làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp theo Cơng ước (Điều 279) là “các quốc gia thành viên giải quyết tranh chấp trong việc giải thích hay áp dụng Cơng ước bằng các phương pháp hồ bình theo Khoản 3 Điều 2

22

Hiến chương LHQ, và vì mục đích này cần phải tìm ra giải pháp bằng các phương pháp được nêu ra ở Khoản 1 Điều 33 Hiến chương (đàm phán, điều tra, trung gian hồ giải, trọng tài và tồ án)”. ICJ được nghiên cứu với vai trị một trong những thiết chế tài phán quốc tế cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến giải thích và áp dụng UNCLOS 1982. Chủ thể cĩ quyền đề nghị đưa tranh chấp ra ICJ phân xử chỉ cĩ thể là quốc gia, nếu quốc gia chưa thành viên LHQ thì phải đáp ứng điều kiện do Đại hội đồng đặt ra trên cơ sở kiến nghị của Hội đồng bảo an. Bài viết giới thiệu những nghiên cứu ban đầu, cơ bản về những vấn đề như cơ cấu tổ chức, thẩm phán của Tịa và thẩm phán ad-hoc, phụ thẩm, thư ký và các Tồ đặc biệt, thẩm quyền giải quyết tranh chấp và thủ tục giải quyết tranh chấp tại ICJ.

- Nguyễn Bá Diến, Đinh Phạm Văn Minh (2014), Tranh chấp về phân định biển giữa Peru và Chile tại Tịa án Cơng lý Quốc tế của LHQ (ICJ) và những tham chiếu cho Việt Nam trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, Tạp chí khoa học ĐHQG Hà Nội, Luật học, Tập 30 (2014) trang 10-23

Trong bài viết này, Tác giả đã giới thiệu, phân tích nội dung, diễn biến của vụ việc tranh chấp về phân định biển giữa Peru và Chile tại ICJ, luận cứ mà các bên đưa ra để chứng minh cho yêu cầu của mình, lập luận và đánh giá của ICJ đối với luận cứ của các bên và những kết luận cuối cùng của Tịa về những vấn đề tranh chấp. Theo đĩ, ICJ đã tiến hành hoạch định đường phân định trên biển giữa hai quốc gia với điểm bắt đầu nằm cách xa đất liền là kết quả của một điều ước quốc tế cĩ trước đĩ giữa hai quốc gia, việc được phân định được xây dựng trải qua ba bước chính gồm áp dụng nguyên tắc cách đều để hoạch định đường phân định sơ bộ, sau đĩ ICJ xem xét cĩ tồn tại những hồn cảnh cĩ liên quan (chủ yếu xem hiệu lực của các đảo trong khu vực phân định) tác động đến đường cách đều tạm thời để điều chỉnh lại đường phân định sơ bộ, cuối cùng ICJ thử nghiệm về tính cân xứng (chủ yếu so sánh tỷ lệ độ dài bờ biển các bên) của đường phân định để đạt được kết quả cuối cùng đảm bảo tính cơng bằng. Từ vụ việc, Tác giả đã rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp trên biển bằng ICJ như cách thức Tồ hoạch định đường phân định, nguồn luật quốc tế điều chỉnh tranh chấp, mục đích chính của kết quả giải quyết tranh chấp là hướng đến sự cơng bằng chứ khơng phải phân chia khu vực tranh chấp thành những phần bằng nhau, giải pháp hạn chế căng thẳng trong thời gian tranh chấp chưa được giải quyết và tầm quan trọng của việc sử dụng chuyên gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.

- Nguyễn Hồng Thao, Tịa án Cơng lý quốc tế, Sách chuyên khảo, NXB Chính trị quốc gia (2011)

Sách được biết đến là thành quả của những năm tháng PGS.TS. Nguyễn Hồng Thao nghiên cứu, học tập tại Cung điện Hịa bình ở La Hay, Hà Lan, cũng là kết quả

23

đúc kết được qua thời gian làm cơng tác giảng dạy ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và cơng việc nghiên cứu, sưu tập tài liệu ở Ban Biên giới Chính phủ (nay là Ủy ban Biên giới quốc gia). Cuốn sách nghiên cứu các vấn đề về tổ chức, thẩm quyền, cơ chế hoạt động cùng các phán quyết điển hình và kết luận tư vấn chọn lọc của cơ quan quốc tế này. Nội dung cuốn sách gồm hai phần: Phần I: Tổ chức và hoạt động của ICJ, gồm 4 chương, giới thiệu lịch sử hình thành, cơ cấu hoạt động của ICJ cùng những đĩng gĩp của nĩ trong sự phát triển luật quốc tế. Phần II: Các phán quyết và kết luận tư vấn chọn lọc, là các phán quyết và kết luận tư vấn chọn lọc điển hình trong quá trình hoạt động của ICJ. Ngồi ra, cuốn sách cịn cĩ phần Phụ lục trích giới thiệu Hiến chương LHQ, Quy chế của ICJ và danh sách các vụ việc ICJ đã xét xử từ năm 1946 đến 2010.

Trong cuốn Tồ án Cơng lý quốc tế, nội dung được tác giả phân tích sâu sắc, nổi bật nhất tại Chương IV “Tồ án cơng lý quốc tế và sự phát triển của luật quốc tế”, phân tích vai trị của ICJ trong việc thi hành luật quốc tế nhằm gìn giữ hịa bình, an ninh quốc tế, áp dụng pháp luật quốc tế và đĩng gĩp của Tịa trong phát triển của luật quốc tế. Đối với đĩng gĩp của Tồ trong phát triển của luật quốc tế cĩ thể kể đến như phát triển các lý luận về thụ đắc lãnh thổ, nguyên tắc uti possidetis, về tổ chức quốc tế là chủ thể của luật quốc tế, làm sáng tỏ nguyên tắc dân tộc tự quyết (nguyên tắc jus cogens) … Đặc biệt ICJ đã cĩ rất nhiều đĩng gĩp quan trọng về phát triển luật biển như đường cơ sở thẳng, quy chế pháp lý eo biển quốc tế, khái niệm về thềm lục địa, vịnh lịch sử, quy định về vùng đặc quyền kinh tế và khu vực đánh bắt cá, phân định biển …

- Nguyễn Bá Diến (chủ biên), Đồng Thị Kim Thoa, Nguyễn Hùng Cường (2016), Các án lệ quốc tế về giải quyết tranh chấp biển đảo và kinh nghiệm vận dụng đối với khu vực Biển Đơng, Sách chuyên khảo, NXB Hồng Đức

Đây là Sách chuyên khảo tiêu biểu và duy nhất tính đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam nghiên cứu cĩ hệ thống các án lệ giải quyết tranh chấp biển đảo tại 04 thiết chế tài phán quốc tế quan trọng, phổ biến trên thế giới hiện nay là ICJ, Tồ án quốc tế về luật biển, Tịa trọng tài thường trực quốc tế và Tịa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982. Theo đĩ, Tác giả đã nghiên cứu về một số án lệ điển hình, nổi tiếng mà các thiết chế tài phán trên đã giải quyết. Từ việc nghiên cứu các án lệ đã đúc rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc tham gia giải quyết tranh chấp biển đảo ở khu vực Biển Đơng. Tác giả đưa ra 05 đặc thù của tranh chấp Biển Đơng, hiện trạng giải quyết tranh chấp Biển Đơng, chỉ ra tham vọng bành trướng chủ quyền của Trung Quốc, phân tích vai trị và ý nghĩa của các án lệ giải quyết tranh chấp biển đảo, kinh nghiệm giải quyết tranh chấp biển đảo của ICJ, Tồ án quốc tế về luật biển, Tịa trọng tài thường trực quốc tế và Tịa trọng tài được thành

24

lập theo Phụ lục VII của UNCLOS 1982. Ngồi ra, Sách cĩ phụ lục sinh động gồm các văn bản mang tính chất biểu mẫu phục vụ cho quốc gia chuẩn bị hồ sơ khi tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán trên.

ICJ được nghiên cứu thơng qua 2 phần chính của Sách gồm Chương I nghiên cứu 9 án lệ điển hình mà ICJ đã xét xử (từ trang 21 đến trang 191) và Mục 5.3 thuộc Chương V (từ trang 477 đến trang 487) kinh nghiệm từ một số án lệ giải quyết tranh chấp biển đảo của ICJ cần nghiên cứu, vận dụng đối với khu vực Biển Đơng. Sách đã giới thiệu những nghiên cứu về lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, thẩm quyền, thủ tục tố tụng, đặc biệt đã sơ đồ hố chi tiết thủ tục tố tụng tại ICJ và các thủ tục bổ trợ. Nghiên cứu về cơ chế xác lập thẩm quyền và bác bỏ thẩm quyền, áp dụng biện pháp tạm thời, can dự của bên thứ ba, hợp nhất vụ việc và vấn đề xét xử vắng mặt. Ở phần kinh nghiệm, Sách đã phân tích vai trị ICJ trong giải quyết tranh chấp biển đảo và liên hệ với tranh chấp khu vực Biển Đơng, rút ra một số kinh nghiệm về vấn đề xin can dự của nước thứ ba. Một số kết luận quan trọng trong tranh chấp biển đảo như đối với giải quyết tranh chấp chủ quyền đảo, đá thì danh nghĩa ban đầu hay chủ quyền phát hiện là một trong những yếu tố thường sử dụng khi khẳng định chủ quyền; cần xác lập, thu thập bằng chứng để chứng minh cho lập luận xác lập, thực thi chủ quyền dựa trên nguyên tắc chiếm hữu thực sự (nguyên tắc uti possidetis) và nguyên tắc kế thừa quốc gia; khi các bằng chứng lịch sử khơng rõ ràng thì hành động của quốc gia gần với thời điểm tranh chấp cho đến khi giải quyết tranh chấp luơn được tịa xem xét … Sách là nguồn tài liệu khoa học quý giá cĩ giá trị tham chiếu phục vụ trực tiếp cho Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế trong tương lai.

- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ĐHQG Hà Nội: Cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại và việc vận dụng với Việt Nam. Chủ nhiệm đề tài PGS.TS. Nguyễn Bá Diến. Đã nghiệm thu đạt kết quả xuất sắc năm 2013

Cơng trình nghiên cứu được chia làm 3 phần chính, Phần I nghiên cứu về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại và đưa ra mơ hình lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo; Phần II nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp, các án lệ điển hình về giải quyết tranh chấp biển, đảo của các quốc gia trên thế giới, nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Biển Đơng; trên cơ sở đĩ đánh giá, đưa ra những cơ sở thực tiễn mà Việt Nam cĩ thể áp dụng cho việc giải quyết tranh chấp; Phần III Cơng trình đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý cần thiết cho việc sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để giải quyết các tranh chấp chủ quyền đối với các vùng biển, đảo ở Biển Đơng. Những đĩng gĩp của Đề tài, về mặt lý luận đã

25

làm sáng tỏ cơ bản về cơ chế giải quyết tranh chấp chủ quyền biển, đảo trong luật quốc tế hiện đại, hệ thống hố và phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về các phương thức giải quyết tranh chấp đã và đang được áp dụng về biển, đảo; trên cơ sở đĩ xây dựng mơ hình lý luận về cơ chế giải quyết tranh chấp biển, đảo và đề xuất giải pháp cho Việt Nam trong việc vận dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế nhằm đấu tranh bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đơng.

Kiều Thị Huyền (2014), Giải quyết tranh chấp quần đảo Trường Sa và Hồng Sa của Việt Nam tại các cơ quan tài phán quốc tế, Luận văn thạc sĩ luật học, ĐHQG Hà Nội

Luận văn đi sâu nghiên cứu giải pháp đưa các tranh chấp trên hai quần đảo Trường Sa và Hồng Sa ra các thiết chế tài phán quốc tế để giải quyết. Theo đĩ Luận văn nghiên cứu trên nhiều khía cạnh như tổng quan về vị trí chiến lược và tầm quan trọng của giải quyết tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo, tình hình giải quyết tranh chấp trên hai quần đảo, 05 thiết chế tài phán cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 25 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)