CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp của Tịa án Cơng lý Quốc tế
2.2.7. Nguồn luật áp dụng giải quyết tranh chấp
Về nguồn luật áp dụng khi giải quyết tranh chấp ICJ thường viện dẫn Điều 38 Quy chế của Tịa gồm các nguồn chính như ĐƯQT, tập quán quốc tế, nguyên tắc pháp luật chung. Mặc dù Điều 38 Quy chế của Tồ quy định nguồn luật áp dụng khi Tịa xét xử, tuy nhiên đây là quy định cĩ tính chất tiến bộ, được luật gia, nhà khoa học trên thế giới đánh giá cao về cơng tác pháp điển hĩa của LHQ trong lĩnh vực pháp luật quốc tế. Quy định này đã được nhiều Tồ án, trọng tài quốc tế khác viện dẫn trong xác định các nguồn chứa đựng quy phạm pháp luật áp dụng khi xét xử tại tổ chức mình.
Khoản 2 Điều 38 của Quy chế cho phép Tồ xét xử ex aequo et bono (cơng
bằng), quy định này khơng giới hạn nguồn luật Tịa được quyền áp dụng để xét xử miễn được các quốc gia thỏa thuận đồng ý và phù hợp thẩm quyền xét xử của Tồ. Khả năng này cho phép Tồ bước ra khỏi các giới hạn của luật quốc tế thực định để tuyên án theo cơng lý và cơng bằng, với sự đồng ý của các bên, Tồ cĩ thể khơng cần thiết phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các quy tắc của luật quốc tế, thậm chí bỏ
59
qua chúng để tuyên án dựa trên các cơ sở mà Tồ cho là cơng lý và cơng bằng [8, tr. 166-167]. Quy định này mặc dù khơng “định lượng” rõ ràng nhưng trong thực tế được quốc gia áp dụng khá phổ biến để giải quyết tranh chấp phù hợp với đặc thù của mỗi vụ việc tại các khu vực địa lý với hồn cảnh lịch sử khác nhau trên thế giới, như vụ việc Tranh chấp biên giới (Burkina Faso/Niger), Phán quyết ngày 16/4/2013, tại Điều 6 Hiệp định đặc biệt ngày 24/02/2009 do 02 quốc gia ký kết, đệ trình vụ việc ra Tồ phân xử đã quy định nguồn luật áp dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp là “Các quy tắc và nguyên tắc của luật quốc tế áp dụng cho tranh chấp được quy định tại Điều 38 khoản 1 Quy chế của Tồ Cơng lý quốc tế, bao gồm: nguyên tắc về tính khơng rõ ràng của biên giới thừa kế từ thời thuộc địa và Hiệp định ngày 28/3/1987.”; trong vụ việc này, Tồ đã áp dụng 02 nguyên tắc pháp lý là uti possidetis và effectivité
(lần lượt là “giữ nguyên hiện trạng” và “chiếm cứ hữu hiệu”) để hoạch định các phân
đoạn biên giới “khơng rõ ràng” giữa 02 quốc gia. Như trong vụ việc Giải quyết tranh
chấp trên biển (El Salvador/Honduras), Phán quyết ngày 11/9/1992; Tồ đã áp dụng 02 nguyên tắc uti possidetis juris và effective occupation principle (chiếm hữu thực sự) để phân định chủ quyền các đảo tranh chấp giữa hai quốc gia.
Theo quy định Điều 38 Quy chế của Tồ, các án lệ được xem là nguồn bổ trợ để xác định các nguyên tắc, quy phạm luật pháp quốc tế trong giải quyết tranh chấp, tuy nhiên thực tiễn các Tồ án/trọng tài quốc tế thường viện dẫn các án lệ của mình hoặc tịa án khác cĩ chứa đựng các lập luận, kết luận quan trọng như là nguồn tham chiếu nhằm củng cố cho những lập luận, kết luận của mình khi giải quyết vụ việc cĩ nội dung tương tự sau này mà ICJ khơng phải là ngoại lệ. Về tầm quan trọng của án lệ trong hoạt động của ICJ nĩi riêng và các thiết chế tài phán quốc tế nĩi chung, Hersch Lauterpacht -luật sư người Anh, nguyên thẩm phán của ICJ đã khẳng định:
“các án lệ là kho lưu trữ kinh nghiệm pháp lý mà các Tịa cho phù hợp để tuân thủ; sự tơn trọng các phán quyết đưa ra trong quá khứ làm cho việc xét xử hiện tại thêm chắc chắn và ổn định” [13, tr. 24-55].
Cĩ thể thấy rằng, ICJ là một thiết chế tài phán quốc tế hoạt động cĩ tính tương đồng với các Tồ án quốc gia theo hệ thống Thơng luật (tiền lệ/common law), vì vậy việc nghiên cứu về ICJ cần gắn với việc nghiên cứu các án lệ mà ICJ đã xét xử, nhất là những vụ việc trong những năm gần đây đã gĩp phần làm sáng tỏ những vấn đề cĩ tính chất lý luận và thực tiễn về sự phát triển của luật quốc tế trong một số lĩnh vực. Cũng như các lĩnh vực khoa học khác, Luật Quốc tế nĩi chung và hoạt động xét xử của ICJ nĩi riêng, càng về sau sẽ kế thừa được những thành tựu của các thời kỳ trước để lại, mức độ pháp điển hĩa cao hơn.