Thủ tục viết (Written Proceedings)

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 40 - 52)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp của Tịa án Cơng lý Quốc tế

2.2.2. Thủ tục viết (Written Proceedings)

Thủ tục viết được thực hiện dưới hình thức các quốc gia đệ trình hồ sơ pháp lý để chứng minh cho lập luận, yêu cầu của mình. Hồ sơ pháp lý cịn được các bên tham gia giải quyết tranh chấp đệ trình đến Tồ trong thủ tục tiền tố tụng và thủ tục bổ trợ như xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp, xác định lại phạm vi, nội dung của tranh chấp cần giải quyết, áp dụng biện pháp bảo đảm tạm thời, bên thứ ba xin can dự … Như vậy, thủ tục viết hiểu theo nghĩa rộng cịn bao gồm việc đệ trình hồ sơ pháp lý khi thực hiện những thủ tục tố tụng này. Trong một số vụ việc, nội dung đơn thiết lập thủ tục tố tụng cũng chứa đựng các lập luận và chứng cứ nhằm chứng minh cho lập luận, yêu cầu của bên đệ trình đơn như Đơn thiết lập thủ tục tố tụng của

Bolivia đề ngày 24/4/2013 [Vụ 03-06] vụ việc Nghĩa vụ đàm phán tiếp cận Thái Bình

Dương (Bolivia v. Chile), Phán quyết ngày 01/10/2018, đã viện dẫn quy định Điều 267 Hiến pháp Bolivia về quyền tiếp cận với Thái Bình Dương và khơng gian biển, Điều XXXI Hiệp ước Châu Mỹ về giải quyết tranh chấp Thái Bình Dương (Hiệp ước Bogota) ngày 30/4/1948 để chứng minh cho thẩm quyền của Tồ, Danh sách các ĐƯQT, Cơng hàm và văn kiện pháp lý quốc tế khác chứng minh cho lập luận, yêu

cầu của Bolivia. Trong vụ việc Một số hoạt động được Nicaragua thực hiện ở khu

vực biên giới (Costa Rica v. Nicaragua), Phán quyết ngày 02/02/2018, Đơn thiết lập thủ tục tố tụng của Costa Rica đề ngày 18/10/2010 [Vụ 04-08] đã viện dẫn quy định Hiến chương LHQ, Hiệp ước Giới hạn lãnh thổ hai quốc gia đã ký kết với nhau ngày 15/4/1858, Cơng ước năm 1971 về các vùng đất ngập nước cĩ tầm quan trọng quốc tế, đặc biệt là mơi trường sống của thủy cầm, Phán quyết của Tổng thống Mỹ Grover

36

Cleveland ngày 22/3/1888, Phán quyết của viên sỹ quan quân đội Edward Porter Alexander vào các ngày 30/9 và ngày 20/12 năm 1897, Phán quyết của ICJ ngày

13/7/2009 vụ việc Tranh chấp liên quan đến quyền điều hướng và quyền liên quan

(Costa Rica v. Nicaragua).

Thủ tục viết được thực hiện thơng qua việc các bên đệ trình hồ sơ pháp lý cĩ chứa đựng các lập luận, chứng cứ đến Tồ dưới hình thức Bị vong lục (Memorial) và Phản bị vong lục (Counter-memorial). Sau khi nộp bị vong lục và phản bị vong lục, theo yêu cầu của Tồ hoặc đề nghị của các bên được Tịa chấp thuận, các bên cĩ quyền đệ trình hồ sơ pháp lý dưới hình thức Bản phản hồi (Reply) và Bản kháng biện (Rejoinder) để bổ sung cho lập luận, yêu cầu của mình hoặc phản bác lập luận, yêu cầu của bên cịn lại.

2.2.2.1. Về thứ tự nộp hồ sơ pháp lý

Thứ tự nộp các hồ sơ pháp lý được thực hiện căn cứ vào cách thức thiết lập thủ tục tố tụng vụ việc bằng Đơn khởi kiện hay Hiệp định đặc biệt.

a. Đối với vụ việc được thiết lập bằng đơn khởi kiện

Tồ sẽ xác định các bên gồm quốc gia nộp đơn và bị đơn. Quốc gia nộp đơn sẽ nộp bị vong lục trước, bị vong lục sẽ được Thư ký Tịa sao, chuyển cho quốc gia bị đơn được biết. Sau đĩ bị đơn sẽ nộp phản bị vong lục, phản bị vong lục cũng sẽ được Thư ký Tịa sao, chuyển cho quốc gia nộp đơn được biết. Căn cứ vào nội dung của bị vong lục và phản bị vong lục đã được nộp, theo đề nghị của các bên tham gia giải quyết tranh chấp, Tồ cĩ thể quyết định cho phép quốc gia nộp đơn bổ sung thêm

bản phản hồi, sau đĩ bị đơn nộp thêm bản kháng biện. Như vụ việc Phán quyết trọng

tài ngày 31/7/1989 (Guinea-Bissau v. Senegal), thiết lập thủ tục tố tụng ngày 23/8/1989, Phán quyết ngày 12/11/1991, các bên thống nhất ký kết một Hiệp định trọng tài vào ngày 12/5/1985, theo đĩ thành lập một tịa trọng tài gồm 03 trọng tài viên để giải quyết vụ việc, tại Điều 2 của Hiệp định trọng tài quy định để ngỏ 02 vấn đề sẽ được chuyển cho Tịa án Cơng lý Quốc tế giải quyết gồm: Thứ nhất, xem xét việc trao đổi cơng hàm giữa Pháp và Bồ Đào Nha vào ngày 26/4/1960 cĩ đủ cơ sở để cấu thành một ĐƯQT và cĩ hiệu lực pháp luật đối với Guinea-Bissau và Senegal hay khơng? Thứ hai, trường hợp câu trả lời phủ định cho vấn đề thứ nhất thì tính pháp lý của đường phân định trên biển giữa hai quốc gia là đường gì?. Để giải quyết vụ việc, Tồ đã ấn định các thời hạn như sau [Vụ 05-12]: Bằng Lệnh ngày 01/11/1989, Tồ đã ấn định thời hạn cho Guinea-Bissau nộp bị vong lục là ngày 02/5/1990 và Senegal nộp phản bị vong lục là ngày 31/10/1990. Bị vong lục và phản bị vong lục của các bên đã được nộp cho Tồ trong thời hạn được ấn định này. Trong vụ việc này, các bên khơng đề nghị bổ sung thêm hồ sơ pháp lý khác như bản phản hồi và bản kháng biện nên thủ tục viết kết thúc sau khi Senegal nộp phản bị vong lục.

37

Trường hợp bị đơn khơng trả lời hoặc khơng cử đại diện trình diện trước Tịa, thủ tục viết sẽ kết thúc sau khi Bị vong lục của bên khởi kiện được tiếp nhận và thời gian dành cho bị đơn chuẩn bị Phản bị vọng lục đã hết. Điều 53 Quy chế của Tịa quy định:

1. Nếu một trong các bên khơng trình diện trước Tịa khơng đưa ra lý lẽ của mình thì bên kia cĩ thể yêu cầu Tịa giải quyết theo hướng cĩ lợi cho mình.

2. Trước khi xác nhận lời thỉnh cầu đĩ, Tồ phải tin chắc rằng khơng chỉ Tồ cĩ thẩm quyền xét xử theo các điều 36 và 37, mà yêu sách đĩ cĩ đủ cơ sở thực tế và pháp lý.

Đối với những vụ việc này thường quốc gia bị kiện cũng khơng cử đại diện tham gia thủ tục nĩi, sau khi xem xét vấn đề thẩm quyền, Tịa tiến hành xét xử với sự tham gia của bên khởi kiện (vắng mặt bị đơn) và ban hành phán quyết giải quyết vụ việc, phán quyết của Tịa đảm bảo tính cơng bằng và khách quan cho các bên, đây là

trường hợp trong vụ việc Thẩm quyền nghề cá (Đức v. Iceland) và (Vương quốc Anh

và Bắc Ireland v. Iceland) [Vụ 06-13], Đơn thiết lập thủ tục tố tụng của Đức đệ trình lên Tồ ngày 05/6/1972, của Vương quốc Anh và Bắc Ireland ngày 14/4/1972, Phán quyết 02 vụ việc cùng ngày 25/7/1974, thủ tục viết chỉ cĩ Bị vọng lục của Đức, Anh

và Bắc Iceland, Iceland đã khơng nộp Phản bị vong lục.Vụ việc Các cuộc thử vũ khí

hạt nhân (Australia v. Pháp) và (New Zealand v. Pháp) [Vụ 07-14], Đơn thiết lập thủ tục tố tụng của Australia và New Zealand đệ trình lên Tồ cùng ngày 09/5/1973, Phán quyết 02 vụ việc của ICJ cùng ngày 20/12/1974, thủ tục viết chỉ cĩ Bị vọng lục

của Australia và New Zealand, Pháp đã khơng nộp Phản bị vong lục. Vụ việc Phái

đồn ngoại giao và lãnh sự tại Tehran (Mỹ v. Tehran) [Vụ 08-15], thiết lập thủ tục tố tụng ngày 29/11/1979, Phán quyết ngày 24/5/1980, thủ tục viết chỉ cĩ Bị vọng lục

của Mỹ, Tehran đã khơng nộp Phản bị vong lục. Vụ việc Các hoạt động quân sự và

bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua v. Mỹ) [Vụ 01-02], thiết lập thủ tục tố tụng ngày 09/4/1984, Phán quyết ngày 27/6/1986, thủ tục viết chỉ cĩ Bị vọng lục của Nicaragua, Mỹ đã khơng nộp Phản bị vong lục.

b. Đối với vụ việc được thiết lập thơng qua Hiệp định đặc biệt

Đối với vụ việc thiết lập thủ tục tố tụng bằng Hiệp định đặc biệt, Tồ khơng xác định quốc gia nộp đơn và bị đơn. Số lượng, thứ tự và thời hạn nộp bị vong lục, phản bị vong lục, bản phản hồi và bản kháng biện đến Tồ sẽ được xác định căn cứ vào Hiệp định đặc biệt. Nếu Hiệp định đặc biệt khơng quy định và các bên khơng thỏa thuận về cách thức thực hiện thì hồ sơ pháp lý cùng loại trên sẽ được các bên

nộp đồng thời cho Tồ. Như vụ việc Tranh chấp biên giới (Benin/Niger), thiết lập

38

định đặc biệt được Benin và Nigeria ký kết ngày 11/4/2002 thỏa thuận đưa tranh chấp tại khu vực biên giới giữa 02 quốc gia ra Tịa giải quyết, trong đĩ cĩ thỏa thuận về thời hạn nộp hồ sơ pháp lý cho Tịa. Bằng các Lệnh của ICJ đã ấn định ngày 27/8/2003 là thời hạn để Benin và Nigeria nộp bị vong lục cho Tồ, ngày 28/5/2004 là thời hạn để các bên nộp phản bị vong lục đến Tồ và ngày 17/12/2004 là thời hạn để các bên

nộp bản phản hồi đến Tồ. Hay như trong Vụ việc Tranh chấp lãnh thổ (Libyan Arab

Jamahiriya/Chad), thiết lập thủ tục tố tụng ngày 31/8/1990, Phán quyết ngày 03/02/1994; ngày 03/9/1990 Chad nộp cho Thư ký Tịa một Đơn thiết lập thủ tục tố tụng [Vụ 10-17, tr. 7-13] chống lại Arab Jamahiriya liên quan đến tranh chấp về lãnh thổ giữa 02 quốc gia theo Thỏa thuận khung về giải quyết hịa bình tranh chấp lãnh thổ giữa Libyan Arab Jamahiriya và Chad ký kết ngày 31/8/1989. Trong Thỏa thuận khung các bên khơng thỏa thuận về thời hạn nộp hồ sơ pháp lý đến Tồ, vì vậy Tồ đã xác định quan điểm của các bên về thời hạn nộp các hồ sơ pháp lý trước khi quyết định ấn định thời hạn nộp các hồ sơ pháp lý.

c. Bổ sung hồ sơ pháp lý

Ngồi ra, theo yêu cầu của ICJ hoặc đề nghị của các bên được Tịa chấp nhận, các bên cĩ quyền đệ trình bổ sung thêm tài liệu, chứng cứ để làm rõ những vấn đề mà Tồ thấy cần thiết, việc đệ trình bổ sung này được thực hiện sau khi kết thúc thủ tục viết hoặc trong giai đoạn thực hiện thủ tục nĩi. Theo Điều 56 Bộ quy tắc của Tịa, sau khi kết thúc thủ tục viết một bên muốn đệ trình tài liệu, chứng cứ bổ sung lên Tồ phải được sự đồng ý của bên cịn lại, trường hợp bên cịn lại khơng cĩ văn bản phản đối thì được coi là chấp thuận việc đệ trình bổ sung. Nếu bên cịn lại phản đối, Tồ sẽ xem xét các tài liệu, chứng cứ được đệ trình bổ sung để quyết định cĩ cho phép hay khơng. Trong quá trình thực hiện thủ tục nĩi, các bên khơng được việc dẫn những tài liệu, chứng cứ khơng cĩ trong hồ sơ pháp lý được đệ trình trong giai đoạn thủ tục viết hoặc đệ trình bổ sung sau mà chưa được Tịa đồng ý, trừ khi tài liệu này là ấn phẩm đã xuất bản cĩ sẵn. Theo Hướng dẫn thực tiễn Ibis của ICJ, một ấn phẩm được xem xuất bản cĩ sẵn khi đáp ứng được hai yếu tố sau: (1) ấn phẩm phải cơng khai và cĩ thể ở bất kỳ định dạng nào (in hoặc điện tử), dưới dạng (vật lý hoặc trực tuyến như được đăng trên internet) hoặc trên bất kỳ phương tiện dữ liệu nào như trên giấy, trên kỹ thuật số hoặc bất kỳ phương tiện truyền thơng nào khác. (2) ấn phẩm phải cĩ sẵn để Tồ, các bên cĩ thể tiếp cận được trong thời gian ngắn, nếu ấn phẩm đĩ khơng phải bằng ngơn ngữ chính thức của Tồ thì phải cĩ bản dịch đính kèm. Theo đĩ, các tài liệu của LHQ, các bộ sưu tập các điều ước quốc tế, các chuyên khảo lớn về luật pháp quốc tế, đã thành lập các cơng trình tham khảo … được cơng nhận là ấn phẩm xuất bản cĩ sẵn.

39

bên trình ra chứng cứ hoặc đưa ra những giải thích để làm sáng tỏ vấn đề đã được

đưa ra trước đĩ mà Tồ thấy cần thiết, như vụ việc Cá voi ở Nam Cực (Australia v.

Nhật Bản: New Zealand xin can dự), tại buổi điều trần ngày 08/7/2013, thẩm phán Cançado Trindade đã đặt câu hỏi cho Nhật Bản để làm rõ 04 vấn đề sau: Giải thích cách hiểu về “bảo tồn và tăng trưởng” theo quy định của Cơng ước quốc tế về quản lý Cá voi (ICRW)? Chương trình nghiên cứu cá voi của Nhật Bản ở Nam Cực (JARPA II) sử dụng biện pháp gây chết cĩ thể được xem là nghiên cứu khoa học cĩ phù hợp với đối tượng và mục đích của Cơng ước khơng? Việc sử dụng phương pháp khơng gây chết cĩ ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu của Chương trình? Và điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá voi nếu như các quốc gia là thành viên của Cơng ước thực hiện các chương trình nghiên cứu cá voi bằng phương pháp gây chết tương tự như Nhật Bản? [Vụ 11-18, tr. 40-41]. Ngày 15/7/2013, Nhật Bản đã gửi văn bản trả lời của mình đối với những vấn đề mà thẩm phán Cançado Trindade yêu cầu. Đến ngày 19/7/2013, Australia đệ trình đến Tịa văn bản nêu quan điểm của mình đối với văn bản trả lời của Nhật Bản. Trong vụ việc này, hồ sơ pháp lý đã được các bên đệ trình lên Tịa để làm rõ thêm những vấn đề mà Tồ thấy cần thiết sau khi kết thúc thủ tục

nĩi. Trong vụ việc Áp dụng Cơng ước về phịng ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng

(Bosnia và Herzegovina v. Serbia và Montenegro), ngồi việc các bên đệ trình tài liệu, chứng cứ giải quyết tranh chấp chính, các bên cịn đề nghị Tịa xem xét các đề nghị khác như Bosnia và Herzegovina đề nghị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Serbia và Montenegro phản đối về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tịa và đưa ra yêu cầu phản tố. Trong vụ việc này, thủ tục viết kết thúc thơng qua việc Tồ ấn định cho Serbia và Montenegro (thời điểm đĩ là Nam Tư) nộp bản kháng biện ngày 22/02/1999, Tồ mở các buổi điều trần bắt đầu từ ngày 27/02/2006, trước đĩ ngày 16/01/2006 Bosnia và Herzegovina đã đệ trình bổ sung đến Tồ danh sách các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho lập luận, yêu cầu của mình và danh sách các tài liệu chứng cứ sẽ được viện dẫn trong giai đoạn thực hiện thủ tục nĩi [Vụ 12-22].

2.2.2.2. Về thời hạn nộp hồ sơ pháp lý

Trên cơ sở thỏa thuận hoặc đề nghị của các bên, ICJ sẽ ban hành lệnh ấn định thời hạn nộp hồ sơ pháp lý cho các bên, thơng thường khoảng cách giữa mỗi lần nộp hồ sơ pháp lý (thời gian giữa bị vong lục, phản bị vong lục, bản phản hồi và bản kháng biện) từ 6 tháng đến 1 năm. Theo Điều 48 Bộ quy tắc của Tịa, căn cứ vào điều kiện của từng vụ việc thời hạn nộp các hồ sơ pháp lý sẽ được Tịa xác định ngắn nhất cĩ thể.

Các bên cĩ quyền đề nghị Tồ quyết định rút ngắn hoặc gia hạn thêm thời hạn nộp hồ sơ pháp lý nhằm tạo điều kiện cho bên đĩ cĩ thời gian chuẩn bị tốt hơn. Ngồi ra, thủ tục viết cĩ thể bị gián đoạn trong thời gian Tồ xem xét phản đối của một bên

40

đối với thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tịa, xem xét áp dụng biện pháp bảo đảm tạm thời hoặc yêu cầu phản tố. Trong trường hợp này sau khi Tịa ban hành phán quyết cơng nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp, hay lệnh quyết định áp dụng hoặc khơng áp dụng biện pháp tạm thời, chấp nhận hoặc khơng chấp nhận nội dung phản tố, Tồ sẽ tiếp tục ban hành lệnh đến các bên để ấn định thời hạn nộp hồ sơ pháp lý.

2.2.2.3. Đệ trình ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và lời chứng của nhân chứng

Trong một số vụ việc, theo đề nghị của các bên được ICJ chấp thuận hoặc Tồ tự mình thấy cần thiết sẽ gọi các chuyên gia, nhà khoa học về một lĩnh vực khoa học tham gia vào quá trình tố tụng để hỗ trợ Tồ làm rõ những vấn đề cĩ tính chất chuyên mơn kỹ thuật. Sau khi các chuyên gia, nhà khoa học báo cáo kết quả về vấn đề cần lấy ý kiến, bản sao báo cáo này sẽ chuyển đến các bên được biết, các bên được nêu

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 40 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)