CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
4.1. Các hạn chế và đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật quốc tế về giả
4.1.2. Các đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp bằng
94
Tịa án Cơng lý quốc tế
Nhất thể hố pháp luật quốc tế thơng qua ban hành bộ luật áp dụng chung cho cộng đồng quốc tế dường như việc làm khơng thể vì sự khác biệt về chính trị, kinh tế, văn hố, tơn giáo …, đặc biệt là sự mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, việc xây dựng một cơ quan tư pháp chung cho cộng đồng quốc tế dường như là phương án khả thi nếu tổ chức này được thiết kế hoạt động thật sự hiệu quả mà quan trọng nhất là các vấn đề liên quan đến thẩm quyền, thẩm phán và thực thi phán quyết. ICJ được thiết kế để trở thành “Tịa án Thế giới” và cơ quan tư pháp chính của LHQ, tuy nhiên qua 75 năm hoạt động, thiết chế tài phán quốc tế này đã bộc lộ những hạn chế như đã nghiên cứu. Phần này xin được đưa ra kiến nghị, đề xuất nhằm hồn thiện pháp luật quốc tế chủ yếu là Hiến chương LHQ và Quy chế của ICJ về giải quyết tranh chấp bằng ICJ.
4.1.2.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tịa án Cơng lý quốc tế
Về thực tiễn, hiện nay cĩ quan điểm rằng, thẩm quyền của ICJ cần được xác lập trên cơ sở bắt buộc, tức thẩm quyền khơng dựa trên sự đồng thuận của các quốc gia tham gia giải quyết tranh chấp [18, tr. 18]. Để giải quyết vấn đề này, cĩ thể liên hệ giữa PCIJ và ICJ so với GATT 1947 và WTO để thấy sự chuyển tiếp giữa hai tổ chức này. Mặt dù, hai cơ quan này rất khác nhau, chúng cĩ thẩm quyền đối với các vấn đề riêng biệt, thương mại khác với các vấn đề của luật pháp quốc tế. Khi hệ thống GATT năm 1947 được cải cách và tạo ra WTO, hai sửa đổi chính đã được đưa ra là thẩm quyền bắt buộc và xét xử phúc thẩm (tại Thoả thuận về các quy tắc và thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp, Phụ lục 2 của Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới). Trong khi ICJ được hình thành từ PCIJ xuất phát từ động cơ về chính trị chủ yếu, khơng phải thuần tuý từ nhu cầu cải cách một thiết chế quốc tế để hoạt động hiệu quả hơn. Theo đĩ, cĩ 2 lý do để PCIJ chấm dứt hoạt động, thứ nhất, một cơ quan tài phán quốc tế quan trọng phải cĩ thành viên của phe chống phát-xít, đặc biệt là Mỹ và Liên Xơ những nước khơng phải thành viên của Hội quốc liên đồng thời khơng phải thành viên của PCIJ, thứ hai, vị trí ưu thế của các quốc gia thuộc phe phát-xít trong PCIJ cần được xố bỏ. Như một phép so sánh, tại sao chúng ta khơng nên cĩ sự thay đổi lớn như vậy khi PCIJ phát triển tới ICJ. Thẩm quyền bắt buộc rõ ràng là hiệu quả hơn trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế, ICJ vẫn cĩ thể học hỏi được từ kinh nghiệm và khuơn khổ pháp lý của WTO [18, tr. 23].
Về lý luận, luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế với nhau trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế [7, tr. 28]. Quy định thẩm quyền dựa trên sự đồng thuận của các quốc gia về mặt lý luận chính là sự
95
cụ thể hố bản chất của luật quốc tế, một hệ thống pháp luật được hình thành dựa trên cơ sở thoả thuận giữa các quốc gia - chủ thể cơ bản của luật quốc tế. Trong thực tiễn, quốc gia cĩ thể tự hạn chế một số quyền của mình khi thành lập tổ chức quốc tế liên chính phủ và trao chúng cho những tổ chức quốc tế này (như trường hợp quốc gia tự hạn chế quyền miễn trừ tư pháp khi ký kết các hiệp định về đầu tư, thương mại quốc tế ...). Vì vậy, đề xuất sửa đổi Hiến chương LHQ theo hướng, trao thẩm quyền bắt buộc cho ICJ nếu được các quốc gia thành viên LHQ thơng qua, thì vấn đề thẩm quyền bắt buộc được xác lập trong trường hợp này vẫn phù hợp với lý luận chung của luật quốc tế.
Trường hợp thẩm quyền của ICJ là bắt buộc khĩ được thơng qua vì lý do liên quan đến chủ quyền, cĩ thể tham khảo cách thức mà ICJ xác lập thẩm quyền đối với kết luận tư vấn khi nhận được đề nghị của Đại hội đồng, Hội đồng bảo an hoặc các cơ quan chuyên mơn của LHQ như được nghiên cứu tại Chương 3 của Luận án. Theo đĩ, trường hợp 1 quốc gia khởi kiện, bên cịn lại khơng chấp thuận thẩm quyền ICJ, bên đề nghị cĩ thể đề xuất Đại hội đồng ra Nghị quyết vấn đề thẩm quyền ICJ đối với vụ việc. Nếu Đại hội đồng thơng qua, ICJ sẽ cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp được đệ trình. Đề xuất này nhằm hạn chế việc các quốc gia né tránh tham gia vào các vụ việc mà kết quả sẽ bất lợi cho mình.
Một đề xuất khác liên quan đến thẩm quyền tham gia giải quyết tranh chấp của các tổ chức liên chính phủ, các tổ chức quốc tế và khu vực này đang ngày càng cĩ nhiều quyền lực hơn và cĩ nhiều ảnh hưởng hơn các quốc gia. Vai trị của chúng đã được đề cập trong Hiến chương LHQ, đặc biệt các tổ chức liên chính phủ được cơng nhận chủ thể của luật quốc tế (chủ thể phái sinh). Hiện nay trên thế giới tồn tại những bất đồng giữa quốc gia với tổ chức quốc tế liên chính phủ hoặc giữa các tổ chức quốc tế liên chính phủ với nhau như sự kiện Brexit khi Anh rời EU với nhiều bất đồng, hay các hoạt động quân sự của NATO vẫn diễn ra hàng năm trên thế giới … Vì vậy, cần sửa đổi Điều 34 Quy chế của ICJ theo hướng cơng nhận quyền của các tổ chức liên chính phủ tham gia giải quyết tranh chấp tại ICJ với vai trị là một bên phù hợp với lý luận khoa học pháp lý và thực tiễn quốc tế hiện nay. Đề xuất này khơng bao gồm áp dụng với các tổ chức quốc tế phi chính phủ, hoạt động của những tổ chức này khơng thuộc về bất kỳ một chính phủ nào, khơng được xem chủ thể của luật quốc tế, vì vậy khơng phù hợp để cĩ thể tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán liên chính phủ (thiết chế tài phán cơng).
4.1.2.2. Đảm bảo tính độc lập, khách quan cho thẩm phán
Để đảm bảo tính độc lập, khách quan cho các thẩm phán ICJ, Luận án xin đưa ra một số đề xuất khác gồm:
96
tế (Institut de Droit International) đưa ra khuyến nghị đối với các thẩm phán tại tịa án và trọng tài quốc tế, bao gồm cả ICJ, theo đĩ tại Điều 2 khuyến nghị để tăng cường
tính độc lập của các thẩm phán, tốt hơn là họ được bầu “trong khoảng thời gian từ 9
đến 12 năm” [35] nhưng khơng cĩ khả năng tái bầu cử. Một so sánh cĩ thể được thực hiện với Tịa án Hình sự Quốc tế (ICC), nơi các thẩm phán được bầu cho một khoảng thời gian 9 năm mà khơng cĩ lựa chọn tái đắc cử, cũng giống với Tồ án Nhân quyền châu Âu, nơi các thẩm phán được bầu vào nhiệm kỳ 9 năm mà khơng cĩ cuộc bầu cử lại, đây là khuơn khổ mà ICJ cĩ thể học hỏi. Luận án nhận thấy, đề xuất của Viện pháp luật quốc tế cũng chưa đủ dài để đảm bảo tốt hơn cho thẩm phán ICJ thực hiện đúng chức trách của mình. Số liệu thống kê cho thấy, đến hết năm 2021 cĩ 13/108 thẩm phán của ICJ (chiếm 12%) phục vụ từ 02 đến 03 nhiệm kỳ (từ 18 – 27 năm), gồm các thẩm phán: Jules Basdevant (Pháp) từ năm 1946-1964, Mohammed Bedjaoui (Algeria) từ năm 1982-2001, Isaac Forster (Senegal) từ năm 1964-1982, André Gros (Pháp) từ năm 1964-1984, Gilbert Guillaume (Pháp) từ năm 1987-2005, Abdul G. Koroma (Sierra Leone) từ năm 1994-2012, Manfred Lachs (Ba Lan) từ năm 1967- 1993, Shigeru Oda (Nhật Bản) từ năm 1976-2003, Raymond Ranjeva (Madagascar) từ năm 1991-2009, José Maria Ruda (Argentina) từ năm 1973-1991, Stephen M. Schwebel (Mỹ) từ năm 1981 – 2001, Peter Tomka (Slovakia) từ năm 2003-2021, Bohdan Winiarski (Ba Lan) từ năm 1946-1967) [30], cịn số thẩm phán phục vụ từ 12-15 năm lớn hơn nhiều. Vì vậy, xin đề xuất sửa đổi Khoản 1 Điều 13 Quy chế ICJ, theo đĩ kéo dài thêm nhiệm kỳ thẩm phán ICJ lên 15 năm, cứ 5 năm thì bầu lại 1/3 số thẩm phán và khơng tái cử, thay vì nhiệm kỳ 9 năm, cứ 3 năm bầu lại 1/3 số thẩm phán và được tái cử như hiện nay. Quy định này một mặt sẽ hạn chế được những tác động của yếu tố chính trị khi một thẩm phán hết nhiệm kỳ và mong muốn được tái cử như đã phân tích trên, mặt khác so với các thiết chế tài phán quốc tế khác, các vụ việc ICJ giải quyết thuộc diện phức tạp nhất trên thế giới hiện nay, quá trình giải quyết kéo dài nhiều năm (đa số vụ việc giải quyết trong khoảng 3-6 năm, cĩ những vụ việc kéo dài hơn 10 năm), nên nhiệm kỳ thẩm phán ICJ cần đủ dài để cĩ thể theo giải quyết vụ việc được tốt hơn.
Trong những lần bầu gần đây số lượng thẩm phán được bầu mới thường ít hơn nhiều so với thẩm phán tái cử, điển hình như ngày 13/11/2020 Đại hội đồng và Hội đồng Bảo an đã bầu 05 thẩm phán của Tịa án với nhiệm kỳ 9 năm, bắt đầu nhiệm kỳ từ ngày 06/02/2021, các thẩm phán Xue Hanqin (Trung Quốc), Peter Tomka (Slovakia), Julia Sebutinde (Uganda) và Yuji Iwasawa (Nhật Bản) tái cử, duy nhất ơng Georg Nolte (Đức) được bầu làm thẩm phán mới của Tịa án [31]. Với quy định bầu thẩm phán ICJ như hiện nay, cĩ những quốc gia gần như khơng cĩ cơ hội cĩ cơng dân trở thành thẩm phán của ICJ. Như vậy, việc quy định kéo dài nhiệm kỳ và khơng
97
tái cử đảm bảo yếu tố đổi mới sức mạnh cho đội ngũ thẩm phán của Tịa, qua đĩ tạo điều kiện, cơ hội tốt hơn cho những ứng viên cơng dân của nhiều quốc gia khác trên thế giới trở thành thẩm phán của ICJ, mà Việt Nam nằm trong số đĩ.
Thứ hai, đề xuất sửa đổi Khoản 3 Điều 13 Quy chế ICJ, trường hợp kết thúc nhiệm kỳ thẩm phán vào thời điểm kết thúc thủ tục viết hoặc bắt đầu thủ tục nĩi để xem xét nội dung tranh chấp thì thẩm phán được bầu mới trong giai đoạn này sẽ khơng tham gia vào giải quyết vụ việc hiện tại.
Thứ ba, bổ sung quy định tại Điều 16 và Điều 17 Quy chế ICJ và Hướng dẫn thực tiễn VII, theo đĩ các thẩm phán ICJ khơng tham gia làm đại diện, cố vấn, luật sư trong thời gian từ 5-10 năm sau khi hết nhiệm kỳ; riêng những vụ việc mà thẩm phán đĩ đã từng ngồi trong hội đồng xét xử thì khơng được tham gia bất kể thời gian nào sau khi kết thúc nhiệm kỳ; khơng tham gia làm trọng tài viên, thẩm phán cho bất kỳ thiết chế tài phán nào trong nhiệm kỳ và trong thời gian từ 5-10 năm sau khi hết nhiệm kỳ. Ngoại lệ duy nhất nhằm phát huy và sử dụng năng lực, kinh nghiệm, kiến thức của các thẩm phán ICJ, được tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và giảng dạy với vai trị cá nhân mà khơng thuộc biên chế của cơ sở khoa học, viện nghiên cứu hay trường đại học nào trên thế giới trong nhiệm kỳ và sau khi kết thúc nhiệm kỳ thẩm phán.
Thứ tư, thành phần thẩm phán của ICJ luơn cĩ đại diện của 5 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an, thực tế này đã trở thành luật bất thành văn từ khi ICJ đi vào hoạt động (ngày 06/02/1946) đến này, tuy nhiên lần đầu tiên hội đồng thẩm phán nhiệm kỳ 2018-2021 và nhiệm kỳ 2021-2024 khơng cĩ thẩm phán quốc tịch Anh, cĩ ý kiến cho rằng kết quả này cĩ lý do bắt nguồn từ sự kiện Anh rời EU – Brexit [38]. Trong lịch sử Trung Quốc đã từng khơng đề cử đại diện của mình tham gia ICJ trong khoảng thời gian dài từ năm 1967-1985. Hiện nay, cục diện thế giới đã thay đổi nhiều so với thời điểm LHQ và ICJ mới hình thành, nhiều quốc gia mới trỗi dậy như BRIC (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc), những nền kinh tế đang nổi lên (LEMs) bao gồm 4 nước BRIC cộng với Argentina, Indonesia, Hàn Quốc, México, Ả Rập Xê Út, và Thổ Nhĩ Kỳ. Sự phân biệt giữa các quốc gia thuộc khối đồng minh và khối phát xít trước đây đã mờ nhạt dần, nhường chỗ cho xu hướng hợp tác cùng phát triển trong quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực. Quốc gia mạnh, yếu trên trường quốc tế suy cho cùng mang tính tương đối tuỳ theo thời kỳ, như Đức trước đây đứng đầu khối phát-xít với nhiều kỳ thị và nền kinh tế bị kiệt quệ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đến này trở thành “đầu tàu của EU”.
Đây là những gợi mở cho một đề xuất giới hạn số lượng thẩm phán của Tồ đại diện của 5 quốc gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an. Việc sửa đổi Hiến chương LHQ nhằm loại bỏ quy chế thành viên thường trực Hội đồng bảo an là việc
98
làm dường như khơng thể vì vai trị của Hội đồng trong việc gìn giữ hịa bình và ổn định trên thế giới vẫn là xu hướng chính. Tuy nhiên, đề xuất bổ sung quy định tại Điều 3 Quy chế ICJ theo hướng, quy định số lượng giới hạn thẩm phán mang quốc tịch của quốc gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an từ 2-3 thẩm phán. Nghiên cứu bổ sung quy định tại Điều 21 theo hướng, thẩm phán mang quốc tịch của quốc gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an khơng giữ chức vụ Chánh án hay Phĩ Chánh án ICJ. Các quy định này một mặt vẫn duy trì được vị thế của quốc gia thành viên thường trực Hội đồng bảo an trong hoạt động của ICJ, nhưng mặt khác đảm bảo sự tương quan trong cơ cấu của Tịa, tạo điều kiện cho những quốc gia đang phát triển và kém phát triển cĩ cơ hội tốt hơn tham gia hoạt động của Tồ.
4.1.2.3. Yếu tố chính trị đối với hoạt động của ICJ
Hiện tượng đàm phán giữa các quốc gia trong quá trình bầu cử thẩm phán tại Đại hội đồng và Hội đồng bảo an là khả năng khơng thể tránh khỏi, bên cạnh đĩ sự ảnh hưởng của Hội đồng bảo an đối với quá trình bầu cử thẩm phán và xét xử của ICJ rất lớn đã được nghiên cứu ở phần trên. Trong phần này, Luận án đưa ra những đề xuất nhằm hạn chế sự tác động của yếu tố chính trị lên hoạt động ICJ.
Đề xuất đầu tiên liên quan đến quy định bầu cử thẩm phán ICJ, Điều 24 Hiến
chương LHQ quy định: “các thành viên LHQ trao cho Hội đồng bảo an trách nhiệm
trong việc duy trì hịa bình, an ninh quốc tế và thừa nhận rằng, khi làm những nghĩa vụ do trách nhiệm ấy đặt ra, thì Hội đồng bảo an hành động với tư cách thay mặt cho các thành viên của LHQ”, quy định này được hiểu Hội đồng bảo an hành động thay mặt cho Đại hội đồng LHQ, về nguyên tắc giữa 2 tổ chức này phải thống nhất trong
ý chí và hành động. Tuy nhiên, Điều 8 Quy chế ICJ quy định: “Đại hội đồng và Hội
đồng bảo an tiến hành bầu thành viên của Tồ hồn tồn độc lập với nhau”, quy định này tạo nên sự tách biệt, mâu thuẫn về vị trí, vai trị và mối quan hệ giữa Đại hội đồng với Hội đồng bảo an. Vì vậy, để thống nhất quy định của Hiến chương LHQ mà
Quy chế ICJ “là một bộ phận hợp thành Hiến chương LHQ”, đồng thời hạn chế sự
ảnh hưởng, tác động của Hội đồng bảo an, đặc biệt 5 quốc gia thành viên thường trực lên quá trình bầu của thẩm phán ICJ, đề nghị sửa đổi Điều 8 Quy chế ICJ theo hướng, bầu cử thẩm phán ICJ chỉ thực hiện tại Đại hội đồng. Cơ sở pháp lý của đề xuất này nằm chính Điều 24 Hiến chương LHQ khi quy định hành động của Hội đồng bảo an chính là của Đại hội đồng hay Đại hội đồng “uỷ quyền” cho Hội đồng bảo an thực hiện một số chức trách của mình. Nếu việc bầu cử thẩm phán diễn ra đồng thời ở cả