Tiếp nhận và xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.2. Thủ tục giải quyết tranh chấp của Tịa án Cơng lý Quốc tế

2.2.1. Tiếp nhận và xem xét thẩm quyền giải quyết tranh chấp

Căn cứ quy định của Hiến chương LHQ, Quy chế và thực tiễn giải quyết tranh chấp của ICJ, tranh chấp được đệ trình đến Tịa theo một trong 03 phương thức sau:

- Sau khi phát sinh tranh chấp, các bên tiến hành ký kết một Hiệp định đặc biệt đệ trình vụ việc đến Tịa để giải quyết, trên thực tế cĩ nhiều vụ việc thẩm quyền của Tịa được thiết lập theo phương thức này, cĩ 296 ĐƯQT song phương và đa phương cĩ chứa điều khoản ghi nhận thẩm quyền giải quyết tranh chấp của ICJ [6, tr. 35].

- Khoản 1 Điều 36 Hiến chương LHQ quy định, Hội đồng Bảo an LHQ cĩ

quyền kiến nghị: “Trong bất kỳ giai đoạn nào của vụ tranh chấp nĩi ở điều 33 hoặc

một tình huống tương tự, Hội đồng bảo an cĩ thẩm quyền kiến nghị những thủ tục hoặc những phương thức giải quyết thích đáng”, khoản 3 Điều 36 Hiến chương LHQ

33

quy định: “Khi đưa ra kiến nghị trên cơ sở Điều này, Hội đồng Bảo an phải lưu ý đối

với những tranh chấp cĩ tính chất pháp lý, thơng thường, các đương sự phải đưa các tranh chấp ấy ra ICJ theo đúng Quy chế của Tịa.” Trên thực tế khơng cĩ nhiều vụ

việc Hội đồng bảo an sử dụng quyền này, trong vụ Eo biển Corfou (Anh v. Anbani),

Phán quyết ngày 15/12/1949, Hội đồng bảo an đã ra Nghị quyết ngày 09/4/1947 khuyến nghị Chính phủ Anh và Albania đệ trình ngay lập tức tranh chấp với ICJ phù hợp với Quy chế của Tịa [Vụ 02-05, tr. 16, Phụ lục 2]. Tuy nhiên, nghị quyết của Hội đồng bảo an trong trường hợp này khơng cĩ tính quyết định đối với thẩm quyền của Tồ, mà thẩm quyền của Tồ sẽ do chính Tồ quyết định trên cơ sở các bên đệ trình vụ việc đến Tịa. Điều này cĩ nghĩa là ngay cả khi cĩ nghị quyết Hội đồng bảo an, căn cứ xác lập thẩm quyền của Tịa vẫn do các bên thỏa thuận trao cho.

- Khoản 2 Điều 36 Quy chế của Tịa quy định, quốc gia thành viên cĩ quyền tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tịa đối với 04 loại tranh chấp gồm (1) giải thích ĐƯQT, (2) bất kỳ vấn đề nào của luật quốc tế, (3) sự tồn tại của bất kỳ sự kiện nào, nếu xác định được tạo nên sự vi phạm một cam kết quốc tế, (4) tính chất hoặc mức độ bồi hồn do vi phạm một cam kết quốc tế. Khi phát sinh tranh chấp trên thực tế, chỉ cần quốc gia cịn lại đồng ý là Tịa cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Trong giai đoạn đầu mới thành lập Tịa cĩ một số vụ

việc thẩm quyền của Tịa được thiết lập theo phương thức này như vụ việc Các cuộc

thử vũ khí hạt nhân (Australia v. Pháp) và (New Zealand v. Pháp); vụ việc Các hoạt động quân sự và bán quân sự chống lại Nicaragua (Nicaragua v. Mỹ).

Hiện nay cĩ quan điểm mới về phương thức khác cĩ tên gọi là Thách kiện –

“Forum prorogatum”: Theo đĩ quốc gia cĩ thể đơn phương đệ đơn đến ICJ khởi kiện một quốc gia khác đối với một tranh chấp cụ thể mà khơng hoặc chưa cĩ sự đồng ý về thẩm quyền của bên kia. Phương thức này khơng chỉ dừng lại là một phương thức thiết lập thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà qua đĩ truyền đạt đi thơng điệp đến cộng đồng quốc tế về ý thức tuân thủ pháp luật quốc tế và trách nhiệm giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hồ bình của quốc gia áp dụng cơ chế này. Thách kiện được xem một trong những phương thức cần áp dụng đối với những quốc gia ở vị thế chính nghĩa nhưng bị thiệt hại bởi hành vi vi phạm pháp luật quốc tế của quốc gia khác (phương thức này được nghiên cứu áp dụng giải quyết tranh chấp quốc tế của nước ta hiện nay tại Chương 4 Luận án).

Về hình thức, việc thiết lập thủ tục tố tụng được thực hiện thơng qua 02 hình thức sau: Đơn khởi kiện (Application Instituting Proceedings) hoặc Hiệp định đặc biệt (Special agreement). Nội dung Đơn khởi kiện hoặc Hiệp định đặc biệt phải nĩi rõ yêu cầu đề nghị Tịa giải quyết, các sự kiện thực tế cĩ liên quan và cơ sở pháp lý làm cơ sở cho yêu cầu (xem Nội dung chính của Đơn khởi kiện và Hiệp định đặc biệt

34 cần cĩ tại Phụ lục III).

Trường hợp các bên cĩ bất đồng quan điểm về thẩm quyền, Tồ sẽ xem xét vấn đề thẩm quyền bằng một phiên tịa độc lập như giải quyết tranh chấp, với hai thủ tục chính là thủ tục viết và thủ tục nĩi. Theo đĩ các bên được quyền đệ trình các biện hộ bằng văn bản, sau đĩ Tồ sẽ tổ chức buổi điều trần để nghe quan điểm của các bên. Tồ sẽ ban hành phán quyết trong đĩ quyết định rằng Tồ cĩ thẩm quyền giải

quyết tranh chấp hay khơng, như trong vụ việc Nghĩa vụ đàm phán tiếp cận Thái Bình

Dương (Bơlivia v. Chile), trong vụ việc này Chile đã phản đối thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tịa, bằng Phán quyết ngày 24/9/2015, Tịa đã cơng nhận Tồ cĩ thẩm

quyền giải quyết tranh chấp giữa 02 quốc gia; ngược lại trong vụ việc Nghĩa vụ liên

quan đến các cuộc đàm phán liên quan đến việc chấm dứt cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân và giải trừ vũ khí hạt nhân (Quần đảo Marshall v. Anh), trong vụ việc này Anh đã phản đối thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tịa, bằng Phán quyết ngày 05/10/2016, Tồ đã khơng cơng nhận Tịa cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa 02 quốc gia, kết thúc thủ tục giải quyết tranh chấp vụ việc. Tuy nhiên, ngày cả trường hợp các bên khơng cĩ bất đồng về thẩm quyền thì ICJ vẫn xem xét vấn đề thẩm quyền (khả năng thụ lý vụ kiện). Trước khi xem xét nội dung vụ việc, Tịa phải chắc chắn mình cĩ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đối với vụ việc.

Các bên tham gia giải quyết tranh chấp là quốc gia, trường hợp một trong các bên khơng phải là quốc gia thì khơng thuộc thẩm quyền của Tồ. Tranh chấp mà Tồ cĩ thẩm quyền giải quyết phải là tranh chấp pháp lý, tồn tại vào thời điểm tranh chấp được đệ trình đến Tồ. Trường hợp tranh chấp về chính trị, ngoại giao, quân sự … hoặc thời điểm đệ trình tranh chấp khơng cịn tồn tại, sẽ khơng thuộc thẩm quyền giải

quyết của Tịa, như vụ việc Các hoạt động quân sự và bán quân sự chống Nicaragua

(Nicaragua v. Mỹ), Phán quyết ngày 27/6/1986 được phân tích trang 31 của Luận án.

Về đối tượng tranh chấp, trong vụ việc Cơng ty TNHH Barcelona Traction,

Light and Power (Bỉ v. Tây Ban Nha), Phán quyết ngày 05/02/1970, Tồ đã chỉ ra rằng, Chính phủ Bỉ khơng cĩ cơ sở pháp lý để bảo vệ một cơng ty cũng như những người gĩp vốn cổ phần của cơng ty đĩ khơng cĩ quốc tịch Bỉ, vì vậy đơn Bỉ chống

lại Tây Ban Nha khơng được chấp nhận [8, tr. 107]; vụ việc Tranh chấp biên giới đất

liền, đảo và biển (El Salvador/Honduras: Nicaragua xin can dự), thiết lập thủ tục tố tụng ngày 11/12/1986, phán quyết ngày 11/9/1992, trong vụ việc này các bên đề nghị Tịa giải quyết 03 vấn đề chính gồm: (1) Hoạch định đường biên giới tại 6 khu vực biên giới đất liền; (2) xác định tình trạng pháp lý của các đảo ở Vịnh Fonseca; (3) xác định tình trạng pháp lý của khơng gian biển bên trong và bên ngồi Vịnh Fonseca. Đối với vấn đề thứ hai, Tồ đã tiến hành trao đổi với các Bên nhằm làm rõ các nội dung đề nghị giải quyết, các Bên đã thống nhất giới hạn lại đề nghị Tịa xác định chủ

35

quyền chỉ cịn đối với 03 đảo là El Tigre, Meanguera và Meanguerita trong vịnh Fonseca.

Từ những phân tích và thực tiễn được dẫn chứng nĩi trên cĩ thể rút ra kết luận như sau, trước khi giải quyết tranh chấp Tịa phải xác định rõ cĩ thẩm quyền đối với vụ việc hay khơng, thể hiện trên hai phương diện chính là thủ tục và nội dung.

- Về thủ tục, trường hợp một trong các bên tranh chấp phản đối thẩm quyền hoặc Tồ xét thấy thẩm quyền chưa rõ ràng, thiếu chắc chắn thì chính Tồ sẽ xem xét, ban hành phán quyết để xác định thẩm quyền của mình chứ khơng phải cơ quan nào khác.

- Về nội dung, để xác định Tịa cĩ thẩm quyền hay khơng, Tồ xem xét xem xét những vấn đề chính sau: (1) chủ thể tham gia giải quyết tranh chấp, (2) cĩ tồn tại thoả thuận đồng ý trao thẩm quyền giải quyết tranh chấp cho Tịa hay khơng? (3) tính chất, đối tượng của tranh chấp, (4) các bên đã áp dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp ban đầu như thương lượng, đàm phán hoặc các biện pháp hồ bình khác được thoả thuận hay chưa.

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)