Những khĩ khăn, thách thức và thuận lợi khi Việt Nam tham gia quyết

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

4.2. Kinh nghiệm và giải pháp cho Việt Nam sử dụng Tịa án Cơng lý quốc

4.2.2. Những khĩ khăn, thách thức và thuận lợi khi Việt Nam tham gia quyết

quyết tranh chấp tại Tịa án Cơng lý quốc tế

4.2.2.1. Về khĩ khăn, thách thức

Trong trường hợp Việt Nam tham gia giải quyết tranh chấp tại ICJ nĩi riêng, tại thiết chế tài phán quốc tế khác nĩi chung, sẽ gặp những khĩ khăn, thách thức sau:

Thứ nhất, đến nay Việt Nam chưa từng giải quyết tranh chấp quốc tế tại các thiết chế tài phán quốc tế cĩ tính chất cơng với vai trị là một bên tranh chấp, chỉ tham gia hạn chế với vai trị quan sát viên, như vụ việc Trọng tài Biển Đơng Philippin kiện Trung Quốc ra Tịa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 (PCA là cơ quan đăng ký), Tịa Trọng tài đã gửi thơng báo cho các quốc gia liên quan được quyền tham gia các phiên điều trần với vai trị là quan sát viên, trong đĩ cĩ Việt Nam [Vụ 32-57]. Đối với vụ việc kết luận tư vấn tại ICJ, trong những năm gần đây Việt Nam đã bước đầu đưa ra tuyên bố bằng văn bản trong giai đoạn thủ tục viết hoặc bằng lời tại phiên điều trần, qua đĩ thể hiện quan điểm của mình đối với vấn đề pháp lý cần giải quyết. Đến nay cĩ duy nhất 02 vụ việc kết luận tư vấn tại ICJ Việt Nam đưa ra

quan điểm (bằng văn bản hoặc bằng lời), vụ việc Hậu quả pháp lý của việc tách quần

đảo Chagos ra khỏi Mauritius năm 1965, Kết luận tư vấn ngày 25/02/2019, Việt Nam

đã đưa ra tuyên bố bằng văn bản ngày 01/3/2018 và vụ việc Phù hợp với Luật quốc

tế về Tuyên bố độc lập của Kosovo, Kết luận tư vấn ngày 22/7/2010, Việt Nam đã đưa ra tuyên bố bằng lời tại phiên điều trần vụ việc [Vụ 22-46].

108

rằng, thủ tục rất phức tạp, kết quả giải quyết tranh chấp phụ thuộc rất lớn đến quá trình thực hiện các thủ tục tố tụng và việc xây dựng hồ sơ pháp lý. Hiện nay Việt Nam cĩ một số cơng trình nghiên cứu khoa học đối với các thiết chế tài phán quốc tế nhiều cấp độ khác nhau. Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn là điều khơng thể thay thế được, đây là khĩ khăn rất lớn đối với Việt Nam khi tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế, trong đĩ cĩ ICJ.

Hiện nay, một số quốc gia Đơng Nam Á đã từng tham gia giải quyết tranh chấp tại ICJ như Thái Lan và Campuchia (Đền Preah Vihear, Phán quyết ngày 15/6/1962, Giải thích phán quyết ngày 11/11/2013); Malaysia và Singapore (Chủ quyền đối với Pedra Branca / Pulau Batu Puteh, Middle Rocks và South Ledge, Phán

quyết ngày 23/5/2008), Indonesia và Malaysia (Chủ quyền đối với Pulau Ligitan và

Pulau Sipadan, Phán quyết ngày 17/12/2002). Với Philippines đã tham gia giải quyết tranh chấp tại Tịa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS 1982 vụ việc

Trọng tài Biển Đơng, Phán quyết ngày 12/7/2016, PCA đĩng vai trị cơ quan đăng ký. Kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế là yếu tố cịn thiếu nhưng rất quan trọng đối với Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, con người luơn được xác định là nhân tố quan trọng nhất của mọi vấn đề, trong giải quyết tranh chấp quốc tế khơng phải là ngoại lệ. Đến này cơng dân Việt Nam chưa từng được bầu làm thẩm phán ICJ. Các chuyên gia pháp lý của Việt Nam chưa từng tham gia giải quyết tranh chấp tại ICJ với vai trị luật sư, người biện hộ (counsel, advocates) hay cố vấn pháp lý, chuyên gia (adviser, expert). Thực tế trên khơng phải bắt nguồn từ năng lực, trình độ của đội ngũ chuyên gia pháp lý của Việt Nam hiện nay, mà do Việt Nam chưa cĩ chiến lược quốc gia về bồi dưỡng, đào tạo cơng dân Việt Nam thật sự bài bản cĩ đầy đủ phẩm chất để tham gia giải quyết tranh chấp tại các thiết chế tài phán quốc tế hoặc tiến cử vào vị trí thẩm phán tại các thiết chế tài phán quốc tế quan trọng như ICJ. Cĩ thể thấy điều này qua việc Việt Nam giải quyết các khĩ khăn, thách thức về nhân tố con người cùng với kinh nghiệm tham gia giải quyết tranh chấp rất hiệu quả trong lĩnh vực thương mại, đầu tư quốc tế thơng qua vụ kiện tơm Việt Nam chống lại Mỹ trong khuơn khổ WTO kết thúc ngày 18/7/2016 với chiến thắng thuộc về Việt Nam sau 8 năm theo kiện, hay các vụ việc tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngồi với Chính phủ Việt Nam như được phân tích ở phần trên.

Thứ ba, hành vi của Trung Quốc trên Biển Đơng trong nửa thế kỷ qua, đặc biệt từ khi Chủ tịch Tập Cần Bình lên nắm quyền, cho thấy chính sách mở rộng khu vực kiểm sốt trên Biển Đơng của Trung Quốc dựa trên thế nước lớn, sử dụng nhiều chiến thuật để đạt được yêu sách của mình như “cưỡng ép cường độ thấp và thời gian ngắn” như sử dụng tàu chấp pháp kết hợp với tàu dân sự để thực hiện yêu sách đối với

109

“quyền lịch sử” của mình trong đường 9 đoạn, nhưng giữ cho ngưỡng đụng độ dưới mức quân sự; hay chiến thuật “salami – lấn dần từng bước” hay “tiến 3 bước, lùi 2 bước” [1, tr. 124-125], tức là cứ tiến từng bước nhỏ, đều đặn, khi dư luận tiến bộ trên thế giới lên án thì dừng lại hoặc lùi một chút để xoa dịu, sau đĩ đợi thời cơ thích hợp lại tiếp tục tiến; hay chiến thuật “việc đã rồi theo từng bước dần dần”, theo đĩ đánh chiếm các đảo, đá và thực thể khác trên các quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, đưa các quốc gia khác yếu thế hơn vào thế việc đã rồi, sau đĩ hợp thức hố dần hành vi phi pháp thơng qua cải tạo thay đổi thực địa, bằng những tuyên bố thiếu căn cứ như “Trung Quốc cĩ chủ quyền mang tính lịch sử khơng thể tranh cãi”, cĩ “lợi ích cốt lõi”; hay chiến thuật biến vùng đang tranh chấp thành khơng tranh chấp chỉ bằng tuyên bố vùng này thuộc chủ quyền riêng của Trung Quốc và biến những khu vực khơng tranh chấp của các quốc gia khác đang quản lý, khai thác, sử dụng lâu nay thành khu vực cĩ tranh chấp với Trung Quốc, sự kiện tàu Hải Dương 8 Trung Quốc hoạt động tại bãi Tư Chính của Việt Nam là một ví dụ cho chiến thuật này. Đặc biệt gần đây, Trung Quốc đưa ra chiến thuật mới thay cho đường 9 đoạn, cĩ tên gọi là Tứ Sa bao gồm bốn nhĩm đảo Đơng Sa (quần đảo Pratas), Tây Sa (quần đảo Hồng Sa), Nam Sa (quần đảo Trường Sa) và Trung Sa (bãi Macclesfield), đồng thời địi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (gần như tồn bộ Biển Đơng) xung quanh bốn khu vực quần đảo này.

Về hành vi trên thực địa, tình hình tranh chấp ở Biển Đơng đã ngày càng trở nên căng thẳng với nhiều vụ va chạm xảy ra liên quan đến việc xác lập, thực hiện và bảo vệ chủ quyền, quyền tự do hàng hải cũng như việc khai thác và bảo tồn tài nguyên biển. Hầu hết các vụ đụng độ, xung đột giữa các quốc gia xảy ra ở Biển Đơng trong giai đoạn này đều xuất phát từ các hành vi ngày càng quyết liệt của Trung Quốc. Hàng năm, Trung Quốc liên tục đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đơng, tàu chấp pháp của Trung Quốc đã cố tình va chạm làm chìm với tàu cá của Việt Nam và các nước khác liên quan, bắt giữ địi tiền chuộc và trục xuất các tàu quốc gia khác ra bên ngồi đường 9 đoạn, ngăn cản các hoạt động khai thác dầu khí trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia khác [1, tr.122]. Mặt khác, Trung Quốc ra sức củng cố, xây dựng căn cứ quân sự trên quần đảo Hồng Sa và một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa (đánh chiếm của Việt Nam trong các năm 1974 và 1988) nhằm tăng cường sự hiện diện của Trung Quốc trên Biển Đơng, qua đĩ tiếp tục kiểm sốt các thực thể và khơng gian biển, thay đổi hiện trạng theo chiều hướng cĩ lợi cho Trung Quốc.

Về giải quyết tranh chấp, Trung Quốc tuyên bố “khơng quốc tế hố Biển Đơng” mà chỉ giải quyết bằng con đường ngoại giao đàm phán song phương nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của ASEAN, Mỹ và quốc gia khác ở khu vực này, nhằm trì

110

hỗn việc phải đối diện trực tiếp với tranh chấp để cĩ thời gian cũng cố thực địa, hợp thức hĩa sai phạm, đồng thời tận dụng thế nước lớn trên bàn đàm phán. Mặt khác, Trung Quốc tuyên bố khơng đồng ý đưa tranh chấp ra thiết chế tài phán quốc tế phân xử với luận điệu “Trung Quốc cĩ chủ quyền khơng tranh cãi”, vì khơng cĩ tranh chấp

nên khơng tham gia giải quyết tranh chấp, vụ việc Trọng tài Biển Đơng (Philippin v.

Trung Quốc) là một ví dụ điển hình cho tuyên bố này. Vì vậy, phải đối diện với chính sách thực thi pháp luật quốc tế nửa vời, xác lập các quyền, mở rộng khu vực kiểm sốt dựa trên hành vi vi phạm pháp luật quốc tế cĩ lúc tinh vi, cĩ khi hung hăng nhằm phục vụ cho mục đích cuối cùng của Trung Quốc là độc chiếm Biển Đơng, là một khĩ khăn, thách thức rất lớn đối với Việt Nam trong việc sử dụng thiết chế tài phán quốc tế giải quyết tranh chấp trên Biển Đơng.

4.2.2.2. Về thuận lợi

Bên cạnh những khĩ khăn, thách thức như đã phân tích ở trên, Việt Nam cĩ những thuận lợi khi tham gia giải quyết tranh chấp quốc tế tại ICJ.

Thứ nhất, nhận định của Đảng ta tại Nghị quyết Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ XII về tình hình thế giới hiện nay là “hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn”, xu thế này là đặt ra yêu cầu mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế phải hành xử văn minh, hồ bình và tuân thủ luật pháp quốc tế trong giải quyết các vấn đề quốc tế. Mọi hành vi vi phạm pháp luật quốc tế đều bị nhân loại tiến bộ lên án, thực tiễn trong 20 thế kỷ qua đã chứng minh một điều rằng “nhân loại khơng thể giải quyết bằng binh lính hay súng đạn, mà hồn tồn ngược lại” (phát biểu của GREGOR GYSI - Chủ tịch Khối nghị sĩ Đảng Cánh tả Đức tại Phiên họp tồn thể của Nghị viện Đức ngày 13/3/2014, vài ngày trước khi cuộc Trưng cầu dân ý diễn ra ở Krym). Xu thế này phù hợp với nguyên tắc Jus cogens hồ bình giải quyết tranh chấp quốc tế, việc sử dụng các thiết chế tài phán quốc tế như ICJ (được ví như Tồ án thế giới) là một trong những biện pháp hồ bình, văn minh, cơng bằng trong giải quyết tranh chấp quốc tế.

Thứ hai, Đảng và Nhà Việt Nam luơn kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hố, đa phương hố quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển. Trên cơ sở đường lối đối ngoại đĩ, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đĩ ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ. Các mối quan hệ song phương và đa phương đĩ đã gĩp phần khơng nhỏ vào việc khơng ngừng củng cố mơi

111

trường hồ bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Với đường lối đối ngoại mở rộng theo phương châm “dĩ bất biến, ứng vạn biến” đã vơ hiệu hố được phần lớn âm mưu của Trung Quốc trên Biển Đơng như tuyên bố khơng quốc tế hố vấn đề Biển Đơng, hay chiến thuật chia rẽ, bẻ gãy từng chiếc đũa trong quan hệ với ASEAN.

Thứ ba, giải quyết tranh chấp quốc tế bằng thiết chế tài phán quốc tế luơn nhận được sự ủng hộ của LHQ, các quốc gia, tổ chức quốc tế liên chính phủ và dư luận tiến bộ trên thế giới, như trong vụ việc Trọng tài Biển Đơng (Philippin v. Trung Quốc), Phán quyết ngày 12/7/2016, mặt dù Trung Quốc đưa ra nhiều lý lẽ để phản bác tính cơng bằng, khơng cơng nhận, nhưng Phán quyết đã được đĩn nhận và hoan nghênh rộng rãi trên tồn thế giới. Phán quyết thúc đẩy tinh thần thượng tơn pháp luật quốc tế, đưa ra các chỉ dẫn quan trọng về giải thích và áp dụng Cơng ước luật biển 1982, đồng thời yêu cầu các quốc gia liên quan phải làm rõ nội dung và phạm vi tranh chấp phù hợp với luật pháp. Tổng Thư ký LHQ, Mỹ, EU, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, nhiều quốc thành viên ASEAN, … đều nhanh chĩng ra tuyên bố khẳng định ủng hộ phán quyết, coi đây là phán quyết chung cuộc, mang tính ràng buộc pháp lý và các bên liên quan phải tuân thủ phán quyết này đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế, tuân thủ luật pháp quốc tế [25]. ICJ với vai trị là cơ quan tư pháp chính của LHQ, trong đĩ Việt Nam là thành viên của LHQ đồng thời thành viên của Tồ, vì vậy việc lựa chọn giải quyết tranh chấp tại ICJ chắc chắn luơn nhận được sự đồng tình, ủng hộ của LHQ.

Thứ tư, đến nay hệ thống cơng trình, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp cĩ nội dung về giải quyết tranh chấp quốc tế ngày càng gia tăng về chất lượng và số lượng, Nhà nước đã cĩ đầu tư thích đáng đối với cơng tác nghiên cứu khoa học đối với những vấn đề trọng điểm, cần kíp như giải quyết tranh chấp biển, đảo, điển hình trong giai đoạn 2011 đến 2015, Việt Nam cĩ 16 Chương trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước (theo Quyết định số 2850/QĐ-BKHCN ngày 15/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Cơng nghệ), trong đĩ dành 01 Chương trình “Nghiên cứu khoa học và cơng nghệ phục vụ quản lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển” (mã số KC.09/11-15) phục vụ cho cơng cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền Việt Nam trên Biển Đơng. Tiếp nối thành cơng của Chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp Nhà nước mã số KC.09/11-15, ngày 25/3/2016 Bộ Khoa học và Cơng nghệ đã ban hành Quyết định số 589/QĐ-BKHCN phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và cơng nghệ trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn

2016-2020, mã số KC.09/16-20: “Nghiên cứu khoa học và cơng nghệ phục vụ quản

lý biển, hải đảo và phát triển kinh tế biển”. Đây cĩ thể nĩi là những nguồn luận cứ khoa học quý báu cĩ giá trị trực tiếp phục vụ cho cơng cuộc đấu tranh, bảo vệ chủ

112

quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đơng.

Một phần của tài liệu Tòa án công lý quốc tế thiết chế tài phán quan trọng trong giải quyết tranh chấp quốc tế đối với việt nam hiện nay (Trang 112 - 117)