Thực trạng cơ chế đánh giá bên ngoài toà án

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 76 - 82)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Thực trạng cơ chế đánh giá bên ngoài toà án

Hiến pháp năm 2013 là văn bản pháp lý cao nhất ghi nhận về cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự bằng các cơ chế bên ngoài toà án. Các cơ chế này bao gồm: Nhân dân, các cơ quan quyền lực Nhà nước, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận và các tổ chức chính trị, xã hội. Thể chế hoá nội dung của Hiến pháp, hệ thống pháp luật Việt Nam thời gian qua đã không ngừng được hoàn thiện để tạo ra hệ thống hành lang pháp lý quan trong bảo đảm sự hiệu lực, hiệu quả của việc đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự.

3.1.1.1 Cơ chế đánh giá bằng công luận

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể quyền lực Nhà nước, trên cơ sở đó, trao một phần quyền của mình cho Nhà nước đại diện quản lý xã hội. Chính vì vậy, người dân có quyền được thực hiện quyền giám sát của mình với mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Toà án với vai trò là cơ quan Nhà nước được giao thực hiện quyền tư pháp, cũng là đối tượng của hoạt động giám sát của Nhân dân. Trong lĩnh vực nhạy cảm như tố tụng hình sự, việc bảo đảm cơ chế đánh giá tình minh bạch và công khai của Toà án bằng công luận có vai trò quan trọng. Để bảo đảm điều này, Hiến pháp cũng ghi nhận Nhà nước có nghĩa vụ tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý Nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. Việc tham gia của người dân là cơ sở quan trọng để chủ thể này có thể đưa ra được đánh giá mức độ công khai, minh bạch trong hoạt động của Toà án nói chung và thiết chế này trong tố tụng hình sự nói riêng. Sự đánh giá của công luận có thể được thực hiện thông qua các phương tiện thể hiện sự tự do ngôn luận của công dân như sách, báo chì, mạng xã hội, các hội thảo, toạ đàm…

Để thực hiện được việc đánh giá tình công khai, minh bạch của Toà án trong tố tụng hình sự, pháp luật ghi nhận quyền tự do ngôn luận của công dân được pháp luật ghi nhận và bảo đảm như tại Điều 25 Hiến pháp năm 2013 (Ghi nhận quyền tự

71

do ngôn luận, tự do báo chì); Điều 4 Luật Báo chì năm 2016, sửa đổi, bổ sung năm 2020 (Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của báo chì); Điều 9 Luật tố cáo năm 2018 (Quy định quyền và nghĩa vụ của người tố cáo với các hành vi trái pháp luật của cá nhân, cơ quan Nhà nước). Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định trách nhiệm hình sự đối với hành vi xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân tại Điều 167… Thể chế hoá quy định của Hiến pháp, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận một loạt các nguyên tắc nhằm tăng cường dân chủ trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự. Theo đó, mọi hoạt động trong tố tụng hình sự phải tuân thủ nguyên tắc bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa (Điều 7); Toà án phải bảo đảm chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia (Điều 22); Toà án có trách nhiệm xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 25; Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự (Điều 32)… Điều 26 Bộ luật quy định Nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm. Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu với toà án phải đưa ra được một phán quyết cuối cùng dựa trên cơ sở các chứng cứ, tài liệu được công khai tại phiên toà, kết quả tranh tụng của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng với người tham gia tố tụng. Đây là một trong những nguyên tắc mới góp phần quan trọng trong việc bảo đảm việc đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

Có thể thấy, hệ thống pháp luật bảo đảm việc đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án trong hoạt động giải quyết vụ án hình sự tương đối toàn diện, trải đều trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Nhìn chung, pháp luật luôn hướng đến một cơ chế thuận lợi để tối đa hoá sự tham gia của công luận. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, sự đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự đến từ công luận lại có sự phân hoá rất lớn.

Thứ nhất, với nhóm chủ thể cá nhân là những công dân không có kiến thức

pháp lý, việc đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự chịu tác động mạnh từ truyền thông (cả tả khuynh và hữu khuynh). Bản thân những chủ thể này vì không nghiên cứu chuyên sâu về các cơ quan tư pháp, hoạt động tố

72

tụng nên dễ dàng đưa ra nhiều ý kiến đánh giá mang tình chất chủ quan, không dựa trên các luận cứ khoa học. Hơn nữa, thực tiễn xét xử cũng cho thấy, quyền tham gia của người dân vào các phiên toà xét xử sơ thẩm, phúc thẩm các vụ án hình sự còn bị hạn chế, đặc biệt là các vụ án có ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh. Chính vì vậy, kết quả đánh giá của nhóm chủ thể đầu tiên này còn nhiều hạn chế, nhiều đánh giá không phản ánh được chính xác thực tiễn khách quan đang diễn ra trong hoạt động tố tụng.

Thứ hai, nhóm chủ thể là cá nhân, tổ chức thực hiện công tác truyền thông,

báo chí; những cá nhân công tác trong khu vực công. Thực tiễn cho thấy, về cơ bản, họ có đủ vốn kiến thức xã hội, nghiệp vụ và cơ hội để tiếp cận đến các nguồn thông tin bảo đảm sự tin cậy vì vậy mà đối tượng này có những đánh giá xác đáng hơn về tính công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự. Những đánh giá của họ, có tính ảnh hưởng đến xã hội sâu rộng, nhiều cá nhân có sự ảnh hưởng sâu sắc đến dư luận xã hội, mang giá trị tham khảo lớn.

Thứ ba, nhóm chủ thể là những người công tác thực tiễn trong các cơ quan tư

pháp hình sự; các nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu. Chất lượng của các đánh giá về tính công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự của nhóm chủ thể này có chất lượng cao, cung cấp các luận cứ khoa học để liên tục hoàn thiện các cơ chế góp phần nâng cao hiệu quả của toà án trong quá trình giải quyết vụ án hình sự.

3.1.1.2 Cơ chế đánh giá bằng các cơ quan Nhà nƣớc

Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, là một bộ phận không thể tách rời trong chỉnh thế Nhà nước. Hoạt động của toà án nói chung và trong hoạt động tố tụng hình sự nói riêng vừa phải bảo đảm sự tách bạch với các cơ quan quyền lực Nhà nước khác để bảo đảm yêu cầu độc lập tư pháp, vừa phải chịu sự giám sát từ các cơ quan này. Thực tiễn cho thấy, cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự được thể hiện chủ yếu thông qua mối quan hệ giữa cơ quan này với Quốc hội (Cơ quan quyền lực cao

73

nhất); Viện kiểm sát nhân dân các cấp (Cơ quan thực hiện quyền công tố và kiểm sát tư pháp), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội; Hội đồng nhân dân các cấp (Cơ quan quyền lực Nhà nước tại địa phương)

Cơ chế đánh giá của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp

Hiến pháp năm 2013 ghi nhận Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Tại địa phương, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất là Hội đồng nhân dân, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, có trách nhiệm giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương. Việc đánh giá tình minh bạch, công khai của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được thực hiện qua hoạt động của chất vấn đối với lãnh đạo ngành toà án tại Trung ương và địa phương trong mỗi kỳ họp. Bên cạnh đó, hoạt các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc hội bằng hoạt động của mính cũng thực hiện quyền giám sát để qua đó đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án nói chung và trong xét xử vụ án hình sự nói riêng. Vai trò của Hội đồng nhân dân còn được thể hiện trong việc bầu ra các Hội thẩm nhân dân để bảo đảm sự tham gia của người dân vào quá trình tố tụng nói chung và tố tụng hình sự nói riêng. Quá các hoạt động này, các cơ quan dân cử từ trung ương đến địa phương sẽ đúc rút ra những kết luận, để kịp thời có phát hiện vấn đề, thực hiện chất vấn làm rõ và kiến nghị hoàn thiện cơ chế pháp luật tố tụng hình sự

Cơ chế đánh giá của Viện kiểm sát nhân dân các cấp

Ở các quốc gia theo mô hình tam quyền phân lập, dù là phân quyền cứng rắn hay phân quyền mềm dẻo, các nhánh quyền lực Nhà nước đã kím chế, đối trọng hạn chế sự vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chẳng hạn như trong mô hính phân quyền cứng rắn tại Hoa Kỳ, Tổng thống có quyền phủ quyết (pocket veto) với dự luật của Nghị viện, Tòa án tối cao có quyền xem xét tính hợp hiến của các đạo luật và các văn bản hành pháp do Nghị viện, Tổng thống ban hành, trong khi đó Tổng thống là người bổ nhiệm các thẩm

74

phán của Tòa án tối cao, còn Nghị viện có quyền đóng cửa Chính phủ. Chính vì vậy, ở các quốc gia theo mô hình tam quyền phân lập, không đặt vấn đề phải có một thiết chế độc lập kiểm sát hoạt động tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước. Ở các quốc gia này quyền công tố thuộc là một dạng quyền lực hành pháp bao gồm 2 bộ chức năng chình (1) Hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ (investigatorial) và (2) Trình bày các chứng cứ tại phiên tòa (forensic prosecutorial) – trên cơ sở đó đã phát triển chức năng buộc tội của quyền này. [48, tr.109]

Ở Việt Nam, quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do không đặt ra vấn đề tam quyền phân lập nên đặt ra yêu cầu cần có một thiết chế độc lập để giám sát, kiểm tra việc tuân thủ pháp chế trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước, trong đó, có Toà án. Việc thực hiện các cơ chế thanh tra, kiểm tra về bản chất vẫn là hoạt động nội bộ trong ngành nên khó có thể tránh khỏi sự nể nang, tình trạng ―vừa đá bóng, vừa thổi còi‖ làm ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động này trên thực tế. Đặt trong bối cảnh Việt Nam hướng đến việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc bảo đảm pháp chế trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước cũng như toàn xã hội lại càng ngày càng quan trọng [34, tr.108]. Tại Hiến pháp năm 2013, Viện kiểm sát được giao thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Với vấn đề đánh giá tình công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự, việc thực hiện 2 quyền này của Viện kiểm sát nhân dân các cấp đóng vai trò quan trọng.

Trong quá trình thực hiện quyền công tố, Viện kiểm sát tiến hành truy tố với người bị buộc tội tại phiên toà dựa trên nhưng chứng cứ, tài liệu được thu thập trong quá trính điều tra, tiến hành tranh tụng với người bào chữa để làm sáng tỏ các sự thật khách quan của vụ án hình sự. Toà án với vai trò là cơ quan xét xử, có trách nhiêm phải bảo đảm toàn bộ tài liệu, chứng cứ trong vụ án được xem xét một cách đầy đủ toàn diện, bảo đảm sự minh bạch trong quá trình giải quyết vụ án hình sự. Ngoài ra, trong quá trình xét xử, để làm sáng tỏ sự việc phạm tội, toà án cũng phải bảo đảm quyền bính đẳng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm

75

quyền tiến hành tố tụng, người bị buộc tội, người bào chữa và người tham gia tố tụng trong việc đưa ra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, đưa ra yêu cầu để làm rõ sự thật khách quan của vụ án.

Trong hoạt động tố tụng, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền kiểm sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan Nhà nước trong đó có toà án. Thực tiễn cho thấy không thể bỏ hoàn toàn quyền kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân bởi lẽ hoạt động tư pháp, một dạng của hoạt động thực hiện quyền lực Nhà nước, là hoạt động mang trong nó những thẩm quyền mạnh mẽ và có khả năng ảnh hưởng đến các quyền cơ bản nhất của con người (quyền tự do, quyền sống…) nên cần và phải chịu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhiều cơ chế kiểm tra, giám sát khác nhau, đặc biệt là cần thiết lập cho được cơ chế giám sát trực tiếp, thường xuyên và có hiệu quả[28, tr.107]. Việc kiểm tra, giám sát của Viện kiểm sát tỏ ra hiệu quả và ưu việt hơn so với công tác của Quốc hội, Mặt trận tổ quốc cùng các tổ chức chính trị - xã hội khác và nhân dân chính bởi tính trực tiếp, thường xuyên của thiết chế này. Trên cơ sở thực hiện các quyền hiến định của mình, Viện kiểm sát ngăn ngừa kịp thời, hiệu quả các hành vi vi phạm, thúc đẩy sự công khai, minh bạch của Toà án trong tố tụng hình sự, phát hiện các hạn chế, thiếu sót để kiến nghị hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật để tăng cường minh bạch, công khai trong Toà án. Qua các hoạt động nghiệp vụ, Viện kiểm sát nhân dân các cấp đã cho thấy vai trò quan trọng của mính trong công tác đánh giá mức động công khai, minh bạch của Toà án trong tố tụng hình sự.

Cơ chế đánh giá của Mặt trận Tổ quốc, các thành viên của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội có vị trí và vai trò quan trọng trong cơ chế kiểm soát quyền lực Nhà nước. Hoạt động giám sát của các thiết chế này góp phần bảo đảm quyền lực Nhà nước được sử dụng đúng mục đìch, có hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng lạm quyền. Mặt trận là nơi thể hiện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vận động nhân dân giám sát, tham gia giám sát hoặc trực tiếp giám sát theo nhiệm vụ, quyền hạn

76

do pháp luật quy định với cơ chế là ―theo dõi, xem xét, đánh giá, kiến nghị ‖ đối với hoạt động của cơ quan, tổ chức, đại biểu dân cử, cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chính sách, pháp luật, đồng thời giám sát việc giải quyết kiến nghị đó.

Việc đánh giá mức độ công khai, minh bạch của toà án trong tố tụng hình sự của Mặt trận Tổ quốc, các thành viên và các tổ chức chính trị xã hội được thể hiện qua nhiều nội dung khác nhau. Trước tiên, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 ghi nhận Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền giám sát hoạt động của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 76 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)