Thiết lập cơ quan giám sát độc lập

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 104 - 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tính công khai, minh bạch của

3.2.4. Thiết lập cơ quan giám sát độc lập

3.2.4.1. Cơ quan giám sát hoạt động của Tòa án

Việc thành lập cơ quan giám sát mang ý nghĩa là chủ thể độc lập với các nhành quyền lực nhà nước, được tổ chức không theo chiều dọc của Tòa án, và không theo chiều ngang của các cơ quan tiến hành tố tụng. Có thể hiểu rằng, cơ quan giám sát là một chủ thể giám sát độc lập bên ngoài, có cơ cấu tổ chức rõ ràng và có chức năng đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án. Thành lập cơ quan giám sát chính là việc bổ sung vào cơ chế đánh giá một chủ thể mới giúp hoạt động đánh giá hiệu quả hơn. Giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), các Ủy ban của Quốc hội đối với hoạt động tư pháp là một đặc thù của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Trong những năm qua, Quốc hội, UBTVQH, Ủy ban Pháp luật (trước đây), Ủy ban Tư pháp (hiện nay) và các Đoàn ĐBQH, các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình trong việc tiến hành giám sát đối với hoạt động tư pháp trên các phương diện như: thẩm tra, cho ý kiến và xét báo cáo công tác hàng năm của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC), của Chính phủ về công tác điều tra, công tác thi hành án; tổ chức các Đoàn giám sát để trực tiếp giám sát về hoạt động tư pháp của các cơ quan ở trung ương và địa phương; giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) của TANDTC, VKSNDTC và của Chính phủ; giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp và giám sát việc giải quyết đối với một số vụ án cụ thể; tiến hành chất vấn Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Bộ trưởng Bộ Công an. [20, tr.106]

99

Các hoạt động giám sát đối với Tòa án hiện nay của các cơ quan có thẩm quyền thường chỉ thực hiện giám sát theo đợt, giám sát dựa theo số liệu báo cáo mà thiếu đi tình thực tiễn. Các số liệu báo cáo này hoàn toàn có thể được lập theo ý chí chủ quan của các Tòa án. Hiện nay, nhiều Tòa án vì bảo đảm chỉ tiêu về xử lý các vụ án mà cố tình xét xử thiếu chất lượng cho xong, hoặc tím cách đẩy lùi thời gian giải quyết vụ án để tránh trường hợp rơi vào án tồn đọng, hoặc cũng có nơi tự làm giả các vụ án để đủ chỉ tiêu báo cáo như báo đài đưa tin.

Bên cạnh đó, Viện kiểm sát thực hiện quyền kiểm sát hoạt động đúng đắn của nền tư pháp, trong đó có Tòa án. Tuy nhiên, tại Việt Nam do mô hình tố tụng được tổ chức theo hướng hỗn hợp giữa mô hình tranh tụng và thẩm vấn nên Tòa án và Viện Kiểm sát có mối quan hệ đặc biệt, thiếu đi tình độc lập trong hoạt động xét xử. Tòa án không chỉ đóng vai trò đứng giữa để lắng nghe bên buộc tội, gỡ tội rồi đưa ra phán quyết công bằng, mà còn thực hiện chức năng thẩm vấn như một cách buộc tội bị cáo, có thẩm quyền khởi tố vụ án mới khi thấy có dấu hiệu của tội phạm. Như vậy, chức năng, thẩm quyền của Viện kiểm sát và Tòa án không thật sự rõ ràng và tạo ra sự kiểm sát nửa vời thiếu độc lập.

Qua thực tế chứng minh, các cơ quan giám sát tư pháp cho thấy sự thiếu hiệu quả trong hoạt động giám sát của mình. Chính vì vậy đặt ra yêu cầu cần thiết là phải có một cơ chế giám sát Tòa án sát sao, độc lập, riêng biệt và thường xuyên.

Bộ máy của một cơ quan giám sát Tòa án có thể bao gồm: Chánh án Tòa án Tối cao, người cũng đóng vai trò đứng đầu cơ quan giám sát; hai Thẩm phán Tòa án tối cao có thâm niên nhiều năm nhất; Luật sư; Bộ trưởng Bộ Tư pháp; Hai thành viên được Quốc hội lựa chọn từ công chúng hai năm một lần; và hai thành viên do Chính phủ chọn từ công chúng hai năm một lần.

Cơ quan giám sát này sẽ thành lập đội ngũ thanh tra chuyên dụng để giám sát hoạt động của các thẩm phán và sự tuân thủ của họ đối với quy tắc ứng xử tư pháp cũng như để điều tra khiếu nại của công chúng, đã giúp cải thiện vai trò giám sát của cơ quan. Đội ngũ thanh tra này có thể sát sao và thường xuyên nắm bắt được tình hình hoạt động của các cán bộ Tòa án, đồng thời có sự phân công, phối hợp với

100

các thành viên khác trong cơ quan giám sát tạo ra sự khách quan kiểm sát Tòa án đến từ cả hai nhánh quyền lực là Lập pháp, Hành pháp và bên thứ ba là công chúng bao gồm Luật sư và người dân.

3.2.4.2. Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ Tòa án

Để hoạt động giám sát được hiệu quả thì cán bộ Tòa án cần phải có một bộ quy tắc ứng xử phù hợp và trên cơ sở đó cơ quan giám sát có thể đối chiếu, so sánh nhằm phát hiện ra những sai phạm gây ảnh hưởng tới tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án. Do đó, việc có một bộ quy tắc ứng xử là điều tất yếu phục vụ cho cơ chế đánh giá được hiệu quả.

Ngày 18/09/2008, Tòa án nhân dân Tối cao đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân. Tuy nhiên bộ quy tắc này bộ lộ nhiều thiếu sót khi không thực sự thể hiện được yêu cầu về các phẩm chất đạo đức của cán bộ, công chức Tòa án đối với việc nâng cao hiệu quả công việc, thúc đẩy tính minh bạch, công khai. Bộ quy tắc này cần được xây dựng theo hướng sửa đổi, bổ sung 04 điều sau:

ĐIỀU 1. MỤC ĐÍCH

1.1. Mục đìch của Bộ quy tắc là cung cấp các hướng dẫn và quy định về hành vi đạo đức của tất cả các công chức, cán bộ Tòa án ở Việt Nam, trong đó bao gồm tất cả các Thẩm phán. Quy tắc này không đề xuất đặt ra một tập hợp đầy đủ các hành vi đạo đức hoặc các hành vi sai trái của Cán bộ, công chức Tòa án.

1.2. Bộ quy tắc này mô tả các tiêu chuẩn mà tất cả các Cán bộ, công chức Tòa án cần phấn đấu. Chúng là những nguyên tắc của lý trì được áp dụng dựa trên tất cả các hoàn cảnh liên quan và nhất quán với các yêu cầu độc lập của tư pháp và pháp luật.

1.3. Quy tắc có giá trị ràng buộc đối với tất cả các Cán bộ, công chức Tòa án. Mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ các Cán bộ, công chức Tòa án với những khó khăn về vấn đề đạo đức và nghề nghiệp mà họ phải đối mặt và hỗ trợ công chúng hiểu rõ hơn về vai trò của Tòa án.

101

1.4. Độc lập tư pháp là quyền của mỗi Cán bộ tư pháp ở Việt Nam. Một Cán bộ Tư pháp phải được tự do và được coi là được tự do quyết định một cách trung thực và công bằng trên cơ sở pháp luật và bằng chứng, không có áp lực hoặc ảnh hưởng bên ngoài và không có sợ hãi hoặc sự can thiệp từ bất kỳ ai. Không có gì trong các các quy tắc này có thể, hoặc nhằm hạn chế hoặc hạn chế hoạt động tư pháp độc lập theo bất kỳ cách nào. Cán bộ, công chức Tòa án có nhiệm vụ để duy trì và bảo vệ sự độc lập của tư pháp.

102

ĐIỀU 2. ĐỘC LẬP TƢ PHÁP

Một nền tư pháp độc lập là không thể thiếu đối với công lý khách quan theo quy định của pháp luật. Do đó, các Cán bộ, công chức Tòa án phải đề cao và thể hiện tình độc lập tư pháp ở cả cá nhân và các khía cạnh thể chế để củng cố niềm tin của công chúng, vốn là nền tảng của độc lập tư pháp.

2.1. Cán bộ, công chức Tòa án phải thực hiện các chức năng tư pháp của mình độc lập và không bị ảnh hưởng từ bên ngoài.

2.2. Một Cán bộ, công chức Tòa án phải kiên quyết từ chối bất kỳ tác nhân nào nhằm gây ảnh hưởng đến quyết định của mình trong bất kỳ vấn đề nào trước Tòa án bên ngoài quy trình của Tòa án.

2.3. Cán bộ, công chức Tòa án phải khuyến khích và duy trì các thỏa thuận và các biện pháp bảo vệ nhằm duy trì và nâng cao thể chế và tình độc lập trong hoạt động của Tòa án

2.4. Một Cán bộ, công chức Tòa án phải thể hiện và thúc đẩy các tiêu chuẩn của hành vi tư pháp.

ĐIỀU 3. LIÊM CHÍNH

Cán bộ, công chức Tòa án phải hành xử liêm chình để để duy trì và nâng cao niềm tin của công chúng vào ngành Tòa án.

3.1. Cán bộ, công chức Tòa án phải đảm bảo rằng hành vi của mình liêm chính trong cuộc sống công cộng hoặc riêng tư của chính họ.

3.2. Một Cán bộ, công chức Tòa án ngoài việc tuân thủ tiêu chuẩn cá nhân này thì phải được khuyến khích và ủng hộ việc tuân thủ quy tắc bởi đồng nghiệp của họ.

3.3. Một Cán bộ, công chức Tòa án hoặc thành viên trong gia đính của họ không được nhận một quà tặng, yêu cầu, ưu đãi hoặc cho vay từ bất kỳ người nào cho các mục đìch hối lộ hoặc hành vi tham nhũng hoặc nhằm để gây ảnh hưởng đến cán bộ thi hành công vụ. Ngoại lệ là một món quà, phần thưởng hoặc lợi ích không được coi là hối lộ khi nó không đi kèm với ý định ảnh hưởng đến viên chức tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.

103

3.4. Một Cán bộ, công chức Tòa án không được đưa ra lời khuyên về pháp lý hoặc đầu tư, ngoại trừ các thành viên trong gia đính trực hệ của họ.

3.5. Cán bộ, công chức Tòa án không được đưa ra bất kỳ tuyên bố hoặc chỉ trích nào hoặc tranh luận về nền tư pháp.

ĐIỀU 4. BÌNH ĐẲNG

Cán bộ, công chức Tòa án phải đảm bảo sự bính đẳng trước pháp luật.

4.1. Cán bộ, công chức Tòa án phải thực hiện các nhiệm vụ của mình mà không có phân biệt đối xử trên bất kỳ yếu tố nào.

4.2. Cán bộ, công chức Tòa án phải cố gắng nhận thức và hiểu rõ sự khác biệt phát sinh từ giới tính, chủng tộc, tôn giáo, văn hóa, dân tộc xuất thân, khuynh hướng tình dục, khuyết tật hoặc tình trạng sức khỏe và không được phân biệt đối xử về những điều này hoặc bất kỳ căn cứ nào khác.

4.3. Cán bộ Tư pháp không được là thành viên của bất kỳ tổ chức nào thực hành bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào trái với luật, hoặc điều đó gây ra sự bất bính cho cơ quan tư pháp.

4.4. Trong quá trình tố tụng, một Cán bộ, công chức Tòa án phải tự tách mình ra khỏi sự liên quan và từ chối bất kỳ yêu cầu, chỉ đạo nào khác của Cán bộ Tư pháp dựa trên sự phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc hoặc thể hiện sự phân biệt đối xử mà pháp luật nghiêm cấm.

104

KẾT LUẬN

Trong điều kiện yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đang ngày càng trở nên cấp thiết, việc công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng hình sự của Tòa án là cần thiết để đảm bảo sự khách quan, công bằng trong quá trình tố tụng, tạo dựng niềm tin của nhân dân đối với Nhà nước, sự đồng thuận trong xã hội. Từ đó làm nền tảng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và là cơ chế, nền tảng để người dân kiểm soát hoạt động của cơ quan tư pháp, đảm bảo công lý được thực thi, quyền con người được bảo vệ và tính dân chủ trên thực tiễn.

Đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự là quy trính được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa trên những tiêu chí cụ thể được so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu nhằm đo lường chất lượng, mức độ công khai, minh bạch trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội của Tòa án. Các tiêu chí này có thể kể tới như: Luật hóa và Thi hành các quy định về quyền tiếp cận thông tin; Khả năng tham dự, tiếp cận phiên tòa xét xử của người dân; Căn cứ pháp luật, lập luận pháp lý được áp dụng rõ ràng khi ra bản án, quyết định của Tòa án; Quy định pháp luật phải được phổ biến, công khai; Tài liệu chứng cứ phải được công khai trong quá trình tố tụng; ..v.v

Bên cạnh đó, để đảm bảo cho sự thúc đẩy tính công khai, minh bạch và là nền tảng cho cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án trong tố tụng hình sự thì nền tư pháp Việt Nam cần có nhiều sự thay đổi, cải tiến. Hiện nay, chủ thể tiến hành đánh giá hoạt động của Tòa án được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Quốc hội, UBMTTQ, HĐND..v.v Tuy nhiên chưa đề cao vai trò đánh giá của công luận đối với tính công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng của Tòa án và chưa có những cơ quan, tổ chức độc lập đánh giá hoạt động này. Mục tiêu cuối cùng của tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người, do đó nhất thiết cần có các quy phạm điều chỉnh về cơ chế đánh giá của công luận, xây dựng các cơ chế đánh giá độc lập, các nền tảng bổ trợ cho cơ chế đánh giá như một hành lang pháp lý vững chắc ghi nhận quyền và cách thức thực hiện quyền của những nhóm đối tượng này.

105

Trước hết phải là sự thay đổi về cơ sở đánh giá, trao quyền đánh giá cho các chủ thể là tổ chức, cá nhân thông qua các văn bản pháp luật cụ thể như Luật Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tiếp cận thông tin..v.v. Đồng thời xây dựng cơ chế đánh giá bên trong nội bộ Tòa án theo chiều dọc từ trên xuống dưới, với nguyên tắc Tòa án cấp trên đánh giá Tòa án cấp dưới và Tòa án cấp dưới góp ý, đề xuất với tòa án cấp trên. Các cơ chế đánh giá bên ngoài Tòa án cũng được củng cố và xây dựng để bảo đảm tính khách quan trong cơ chế đánh giá, thiết lập cơ quan giám sát độc lập, mở rộng quyền giám sát cho công dân.

Để cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án trong quá trình tố tụng hình sự được hiệu quả thì cần xây dựng nền tảng cung cấp nguồn dữ liệu hiệu quả cho cơ chế đánh giá đó. Cụ thể, Việt Nam cần tham khảo và xây dựng mô hình Tòa án điện tử - nơi công bố quy trình giải quyết của vụ án và các văn bản pháp lý kèm theo để mọi người dễ dàng truy cập, kiểm soát. Đồng thời cần có quy chế lựa chọn thẩm phán sát sao, minh bạch. Một trong những tiêu chí, yếu tố đánh giá một Tòa án có đủ công khai, minh bạch hay không là dựa trên quy trình lựa chọn Thẩm phán của họ, bởi lẽ đây là cơ sở để đảm bảo cho một vụ án được giải quyết đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.

106

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 49-NQ/TW, ngày 02-6-2005 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

2. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015

3. Bộ quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức ngành Tòa án nhân dân ngày 18/09/2008

4. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ngày 16/12/1966

5. Công ước Liên Hợp Quốc phòng chống tham nhũng đã được Liên Hợp Quốc thông qua tại ngày 31/10/2003

6. Contini F, Mohr R. 2008. Đánh giá ngành tư pháp, Truyền thống, cải cách và đề xuất đánh giá chất lượng của hoạt động Tòa án. Saảbrucken: CDM, tr.120

7. Các bài viết của GS.TS Võ Khánh Vinh, PGS.TS Nguyễn Tất Viễn

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 104 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)