Cơ chế đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 39 - 44)

7. Kết cấu của luận văn

1.4. Cơ chế đánh giá

PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí cho rằng: “Cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án là sự vận hành của các bộ phận trong cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án tại thời điểm nhất định theo quy định của pháp luật và quy trình được ấn định nhằm xác định mức độ minh bạch được thể hiện trong các hệ thống pháp luật TTHS và mức độ đạt được về tính minh bạch

trong thực tiễn hoạt động xét xử của Tòa án”. Cơ chế đánh giá bao gồm:

- Pháp luật về tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án. - Cơ chế và điều kiện thực thi tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án.

- Cơ chế giám sát tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án.

1.4.1. Cơ sở xây dựng tiêu chí đánh giá

34

a) Nhóm căn cứ thứ nhất nhằm đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án được quy định trong luật ở mức độ nào, sẽ bao gồm: Quy định về nguyên tắc và những bảo đảm giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án; Quy định về công khai, minh bạch trong thủ tục tố tụng; Quy định về công khai, minh bạch trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; Quy định về công khai, minh bạch tại phiên tòa; Quy định về sự tham gia và tiếp cận thông tin đối với hoạt động xét xử của người dân, công luận và xã hội; Quy định về công khai bản án và các dữ liệu của vụ án; Quy định về các điều kiện bảo đảm về công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án...;

b) Nhóm căn cứ thứ hai nhằm xác định mức độ công khai, minh bạch trên trên thực tế trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án, bao gồm: Thực hiện qui định về công khai, minh bạch trong các thủ tục tố tụng; Thực hiện qui định về công khai, minh bạch trong giai đoạn chuẩn bị xét xử; Thực hiện quy định về công khai, minh bạch tại phiên tòa; Thực hiện quy định về sự tham gia và tiếp cận thông tin đối với hoạt động xét xử của người dân, công luận và xã hội; Thực hiện quy định về công khai bản án và các dữ liệu của vụ án,...

c) Nhóm căn cứ thứ ba, nhằm xác định mức độ các điều kiện bảo đảm về công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án, đó là: Thể chế; Con người (thẩm phán và cán bộ Tòa án); Cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật,...

Mỗi căn cứ nêu trên cần được cụ thể hóa bằng các tiêu chí (chỉ số) để đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của Tòa án.

1.4.2. Quy trình đánh giá

Cơ chế đánh giá đòi hỏi phải khách quan, trung thực, chính xác về mức độ công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự. Với đặc thù là sự lai ghép giữa hoạt động tư pháp và hành chình thí khi đánh giá Tòa án cần dựa trên

35

các phương diện đánh giá về pháp lý; quản lý; và lắng nghe tiếng nói từ công chúng. [6, tr.105]

Khi tiến hành đánh giá, chủ thể đánh giá cần dựa trên những tiêu chí có sẵn, được xây dựng phù hợp với bối cảnh xã hội, mô hình tổ chức, đặc điểm của đối tượng cần được đánh giá để đo lường sự thay đổi, khác biệt giữa thực tế kết quả đạt được so với các chỉ tiêu đề ra ban đầu. Việc đo lường được thực hiện thông qua phương pháp thu thập, phân tích các dữ liệu đầu vào, sau đó tiến hành so sánh. Kết quả của việc đo lường được sử dụng nhằm mục đìch phụ vụ cho mục tiêu đánh giá. Tiến trính này đặc biệt được tạo ra với vai trò là một phần trong một hệ thống quản lý theo mục tiêu (MBO).

36

KẾT LUẬN CHƢƠNG I

Tại chương I, tác giả đã tiến hành phân tích, làm rõ khái niệm tính công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động xét xử và tính tất yếu của hoạt động đánh giá đối với tính công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng của Tòa án. Theo đó thí

Công khai là sự công bố, cung cấp và đưa thông tin tới công chúng, từ đó mà bất cứ

cơ quan, tổ chức, cá nhân nào cũng có thể thấy được, chứng kiến được và tiếp cận được. Đối với thuật ngữ Minh bạch thí nên được hiểu là sự tường minh, rõ ràng, rành mạch, qua đó các chủ thể khi tiếp cận có thể hiểu được. Tóm lại, Công khai là về hình thức, còn Minh bạch là về nội dung.

Đồng thời, tác giả cũng nhấn mạnh lại đối tượng của luận văn tiến hành nghiên cứu là hoạt động, cơ chế đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án trong tố tụng hình sự, tác giả không tiến hành đánh giá trên thực tiễn mà chỉ nghiên cứu về hoạt động, cách thức, quy trính để tổ chức, tiến hành hoạt động đánh giá mà thôi. Từ đó, đưa ra khái niệm của hoạt động, cơ chế đánh giá như sau: cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự là quy trính được thực hiện bởi các cơ quan, tổ chức, cá nhân dựa trên những tiêu chí cụ thể được so sánh với mục tiêu đề ra ban đầu nhằm đo lường chất lượng, mức độ công khai, minh bạch trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội của Tòa án.

Khung, tiêu chì đánh giá được hiểu là những dấu hiệu, tính chất thể hiện mức độ hiệu quả, hợp pháp và hợp lý của hoạt động xét xử, quyết định hành chính, hệ thống pháp luật nhằm soi chiếu thực tiễn để đưa ra kết quả đánh giá về tính công khai, minh bạch của Tòa án trong tố tụng hình sự.

Kết quả nghiên cứu lý luận về cơ chế đánh giá, tác giả kết luận những đặc điểm sau đây của cơ chế đánh giá:

Về đối tượng đánh giá dựa trên 03 phương diện sau: Hệ thống pháp luật tố

tụng hình sự; Thực tiễn xét xử; và Các hành vi hành chính, quyết định hành chính đối với việc quản lý, điều hành – chấp hành của hệ thống Tòa án và các cơ quan phối hợp liên ngành.

37

Về chủ thể đánh giá: Đánh giá trong và đánh giá ngoài Tòa án. Đối với việc

đánh giá trong Tòa án thí trước hết sẽ do từng Tòa án và Tòa án cấp trên tiến hành xác định mức độ công khai, minh bạch đối với các hoạt động của mình. Đối với đánh giá ngoài, Tòa án là một thiết chế nằm trong sự phối hợp với Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra nhằm giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người phạm tội, được đặt trong một mối liên hệ dưới phương pháp điều chỉnh chế ước.

Về nội dung đánh giá: Việc đánh giá tình công khai, minh bạch của Tòa án

trong tố tụng hình sự thực hiện qua hoạt động giải quyết vụ án hình sự và kết quả của việc giải quyết vụ án.

Về mục đích đánh giá: Cơ chế đánh giá có thể có nhiều mục đìch khác nhau

nhưng điều đầu tiên mà các chủ thể thực hiện đánh giá hướng tới là xác định rõ bức tranh toàn cảnh về tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử của Tòa án. Mức độ và phạm vi đối tượng được làm rõ phụ thuộc vào từng mục đìch tiến hành đánh giá, nhưng suy cho cùng thí các hoạt động này đều đưa ra kết quả về thực tiễn xét xử của Tòa án. Thông qua đó mà sử dụng các dữ liệu, kết luận đánh giá làm cơ sở phục vụ cho một mục đìch xa hơn nào đó.

38

CHƢƠNG II: PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ CƠ CHẾ ĐÁNH GIÁ TÍNH CÔNG KHAI, MINH BẠCH CỦA TÒA ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - NHỮNG KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Đánh giá tính công khai, minh bạch của tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)