7. Kết cấu của luận văn
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá tính công khai, minh bạch của
3.2.1. Cải thiện cơ sở của cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của
Toà án trong hoạt động tố tụng hình sự
3.2.1. Cải thiện cơ sở của cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án trong hoạt động tố tụng hình sự án trong hoạt động tố tụng hình sự
3.2.1.1. Xây dựng cơ sở pháp lý về cơ chế đánh giá
Việc đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án phải được ghi nhận trong pháp luật hiện hành ví đó là cơ sở pháp lý để trao quyền cho các chủ thể thực hiện cơ chế đánh giá, có mục đìch rõ ràng định hướng cho quá trính đánh giá và có cách thức tiến hành đánh giá hiệu quả.
Thứ nhất, về chủ thể tiến hành đánh giá. Hiện nay, chủ thể tiến hành đánh giá hoạt động của Tòa án được quy định rải rác tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, như Quốc hội, UBMTTQ, HĐND..v.v Tuy nhiên chưa đề cao vai trò đánh giá của công luận đối với tính công khai, minh bạch trong hoạt động tố tụng của Tòa án. Mục tiêu cuối cùng của tố tụng hình sự là bảo đảm quyền con người, do đó nhất
79
thiết cần có các quy phạm điều chỉnh về cơ chế đánh giá của công luận như một hành lang pháp lý vững chắc ghi nhận quyền và cách thức thực hiện quyền của những nhóm đối tượng này.
Thứ hai, về đối tượng tiến hành đánh giá. Hoạt động tố tụng của Tòa án cần
tuân thủ nhiều nguyên tắc và yêu cầu quốc tế, quốc gia khác nhau để bảo vệ công lý, bảo đảm quyền con người. Tuy nhiên đối tượng được đánh giá là tình công khai, minh bạch thí đang được quy định một cách chung chung và trừu tượng. Chưa có khái niệm rõ ràng thế nào là tính công khai, minh bạch và vai trò của nó đối với nền tư pháp Việt Nam. Chỉ khi xác định được bản chất, đặc điểm của các đối tượng này thì mới có cơ sở để xây dựng những tiêu chì đánh giá phù hợp nhằm xác định tính công khai, minh bạch đã được thực thi hay chưa, và thực thi đến mức độ nào.
Thứ ba, về cơ chế đánh giá. Cơ chế đánh giá của các chủ thể được pháp luật
quy định hiện nay chủ yếu dựa trên các báo cáo từ chính những đối tượng cần phải đánh giá và có quy trính, thủ tục chưa thực sự hiệu quả. Cơ chế đánh giá chưa nêu rõ vai trò của các chủ thể, cách thức, phương tiện đánh giá và các mục tiêu cần hướng tới. Một quy trình cụ thể cần được xây dựng khoa học và hiệu quả bao gồm các bước, tiến trình chi tiết.
Quy trính đánh giá có thể được áp dụng tham khảo theo Hướng dẫn tăng cường năng lực và liêm chình tư pháp của UNODC năm 2011:
Một là xác định các mục tiêu rõ ràng. Trước khi thực hiện cơ chế đánh giá cần
xác định rõ mục tiêu của việc đánh giá là gí để lựa chọn các chỉ số, nguồn dữ liệu và phương thức đánh giá cho phù hợp. Cơ chế đánh giá tính công khai, minh bạch của Tòa án nhằm đo lường mức độ công khai, minh bạch dưới khía cạnh pháp lý, quản lý và thực tiễn xét xử nhưng lại có các mục tiêu ngắn hạn hoặc dài hạn khác nhau. Có thể là nhằm tổng kết quả trình thực hiện chính sách pháp luật hình sự về cải cách tư pháp (vì dụ như Nghị quyết 49/NQ-TW) hoặc dựa trên các kết quả phân tìch để hoạch định chính sách phát triển, đề xuất mục tiêu trong tai lai phù hợp với thực tiễn khách quan của xã hội.
80
Hai là lựa chọn các chỉ số. Các chỉ số đánh giá là vô cùng quan trọng do nó là
thước đo nhằm đưa ra kết luận Tòa án có đủ công khai, minh bạch hay không. Các chỉ số này có thể là định tính hoặc định lượng, nhưng cần cụ thể để có thể so sánh được và dựa trên những nguồn dữ liệu có thể thu thập được trong thực tiễn. Đồng thời cũng cần xây dựng những biến số để đánh giá những thay đổi trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, khi xây dựng các chỉ số cũng cần chú ý đến chi phí thực hiện việc thu thập thông tin nhằm phân tích, so sánh các chỉ số này.
Ba là các nguồn dữ liệu và các phương pháp phân tích. Khi đánh giá tình
công khai, minh bạch của Tòa án thì các nguồn dữ liệu tùy thuộc vào loại đánh giá và mục tiêu đánh giá. Thông thường các nguồn dữ liệu đánh giá sẽ là kết quả giải quyết các vấn đề pháp lý của Tòa án được thống kê mỗi năm, hiệu suất làm việc, và cả các cuộc khảo sát ý kiến của công chúng. Tuy nhiên, để phục vụ cho các mục tiêu dài hạn thì cần xây dựng những nền tảng, cơ chế thu thập thông tin ngay từ đầu để phục vụ cho việc đánh giá sau này. Phương pháp phân tìch thông thường được sử dụng là phương pháp so sánh. Việc lựa chọn các phương pháp và biện pháp ký thuật phải hiệu quả, khách quan và phù hợp. Trong mọi trường hợp, dữ liệu thu thập được phải chuyển thành thông tin và kiến thức có thể góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng của Tòa án. Chất lượng dữ liệu phải luôn luôn được kiểm chứng dù đó là dữ liệu được thu thập từ sổ ghi án bằng giấy hay đối với các dữ thiệu thu thập được từ các hệ thống quản lý án điện tử.
Bốn là hệ quả của việc đánh giá. Việc đánh giá và cho ra kết quả về tính công
khai, minh bạch của Tòa án là hết sức tốn kém. Hệ quả này được sử dụng phục vụ cho mục tiêu đánh giá được xây dựng ngay từ khi bắt đầu cơ chế đánh giá. Nếu mục tiêu đánh giá không rõ ràng, dữ liệu đánh giá không đầy đủ và phương pháp đánh giá chưa phù hợp thì sẽ có kết quả đánh giá chỉ mang tính hình thức mà không có yếu tố thực tế, giá trị sử dụng. Rất nhiều Tòa án đã chi tiêu nguồn lực để thu thập dữ liệu thống kê. Tuy nhiên, việc sử dụng mang tính thực tiễn những dữ liệu này để hỗ trợ cho những chức năng chình của Tòa án như quản lý Tòa án, phân bổ ngân sách hay hoạch định chính sách vẫn không rõ ràng.
81
Năm là cơ chế giám sát đối với công việc của Tòa án. Những cơ chế giám sát
đối với công việc của Tòa án có thể là từ bên trong hoặc bên ngoài Tòa án. Cần thiết phải xây dựng những bộ phận giám sát trong Tòa án có chức năng được hoạch định từ sớm về việc thống kê, thu thập các thông tin, dữ liệu cần thiết phục vụ cho việc đánh giá. Đồng thời, các cơ chế giám sát ngoài Tòa án cũng phải được triển khai, xây dựng như một cơ quan độc lập khỏi Tòa án hoặc cơ chế giám sát của công chúng đối với công việc của Tòa án. Đây là những nguồn thông tin đảm bảo tính khách quan, trung thực và cho ra kết quả đánh giá có giá trị sử dụng cao.
Sáu là công bố kết quả, thông tin cho người dân, lập kế hoạch chiến lược,
phân bổ nguồn lực.
3.2.1.2. Mở rộng điều kiện thực thi đánh giá
Các điều kiện thực thi đánh giá tình công khai, minh bạch bao gồm nhiều yếu tố như Thể chế; Con người (thẩm phán và cán bộ Tòa án); Cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật.
Các vấn đề về thể chế cần được giải quyết bằng chính sách lâu dài và ghi nhận bởi pháp luật về đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án. Trong phạm vi đề tài này, tác giả đề cập đến vấn đề sửa đổi, bổ sung trong quy định của pháp luật đã nêu tại mục 3.2.1.1 và việc thành lập Cơ quan giám sát sẽ nêu tại mục 3.2.4.
Yếu tố con người vừa là nền tảng vừa là cơ sở bảo đảm, và vừa là yếu tố để đánh giá tình công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án. Bởi lẽ thẩm phán và cán bộ Tòa án chính là những người tiến hành các hoạt động hành chính, tố tụng phục vụ cho hoạt động tố tụng của Tòa án. Đối với các thẩm phán, tác giả tiến hàng xây dựng quy chế lựa chọn thẩm phán được nêu ra tại mục 3.2.2.1, và Bộ quy tắc ứng xử chung cho thẩm phán, cán bộ Tòa án tại mục 3.2.4.2 nhằm thúc đẩy tính công khai, minh bạch trong hoạt động của Tòa án.
Cơ sở vật chất và phương tiễn kỹ thuật hỗ trợ việc đánh giá tình công khai minh bạch là một chủ đề rộng, cần được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, với những gì mà Việt Nam đã làm được
82
trong việc cung cấp các thông tin về hoạt động tố tụng của Tòa án thì tác giả tập trung đề xuất các yêu cầu về công bố thông tin nói riêng và việc thành lập Tòa án